Chicuccntyhcm.gov.vn
Log in
Giới thiệu
Trao đổi
Quy trình ISO
Lịch làm việc
Hoạt động ngành
Hoạt động đoàn thể
Khoa học kỹ thuật
Kiến thức tiêu dùng
Lịch làm việc
Thông tin thị trường
Thư giãn
Thư viện
Tin tức hoạt động
Trả lời bạn đọc
WTO
Báo cáo tuần
Chương trình trọng điểm
Cơ sở an toàn dịch
Cơ sở an toàn thực phẩm
Cơ sở giết mổ
Cơ sở kinh doanh trứng gia cầm
Kho lạnh
Phúc đáp công văn - LTY
Thông tin dịch bệnh
Tình hình kiểm dịch
Tuyên truyền
Xử lý vi phạm
Quy trình tiêu độc sát trùng
13. May 2005 00:00
Lượt xem: 56973
Comments (1)
I- MỤC TIÊU VÀ ĐỐI TƯỢNG:
Tiêu độc sát trùng (TĐST) là biện pháp chủ động nhằm cắt đứt yếu tố lây truyền của mầm bệnh, góp phần quan trọng đảm bảo vệ sinh thú y trong quá trình tổ chức sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm động vật đảm bảo an toàn dịch tễ, phát triển chăn nuôi động vật, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường sinh thái cho nhân dân.
Đối tượng TĐST là các trại chăn nuôi, cơ sở, điểm giết mổ gia súc gia cầm, cơ sở chế biến, nơi buôn bán động vật, sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển và dụng cụ.
II- CÁC HÌNH THỨC TIÊU ĐỘC SÁT TRÙNG :
1- Tiêu độc định kỳ:
Được thực hiện theo từng thời gian nhất định nhằm ngăn ngừa dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, vấy nhiễm bẩn sản phẩm động vật bao gồm các loại tiêu độc như sau:
- Tiêu độc ban đầu: 7 ngày trước khi trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ, chế biến, nơi buôn bán bắt đầu đi vào hoạt động phải thực hiện ít nhất 3 lần.
- Tiêu độc trước khi hoạt động trở lại: đối với các cơ sở đã ngừng sản xuất 15 ngày trở lên, khi hoạt động trở lại phải tiêu độc trước 3 ngày.
- Tiêu độc thường xuyên: đối với các cơ sở giết mổ, chế biến, chợ tiến hành trước và sau mỗi ca sản xuất và định kỳ 2 tuần/ lần. Đối với trại chăn nuôi định kỳ mỗi tháng 1 lần.
2- Tiêu độc sát trùng bất thường (tiêu độc khẩn cấp):
Tiến hành khi có dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra.
III - QUY TRÌNH KỸ THUẬT:
1- Trại chăn nuôi và nơi mua bán động vật:
Công tác TĐST rất quan trọng, nhằm ngăn ngừa sự lây lan dịch bệnh do mầm bệnh được vận chuyển từ xa đến hay từ cơ sở lan tỏa đi. Để cắt đứt quá trình này cần chú ý:
- Lối ra vào khu chăn nuôi: Phải áp dụng TĐST cho người và phương tiện vận chuyển đi qua. Trước cổng ra vào phải có hố sát trùng có mái che, có độ dài tối thiểu bằng chu vi bánh xe ô tô vận tải cỡ lớn nhất, thuốc sát trùng phải được thay mới hằng ngày.
- Phòng thay quần áo BHLĐ: cho công nhân và khách tham quan phải được quét dọn hằng ngày.
- Ở lối đi và khoảng cách của từng dãy chuồng: phát hoang bụi rậm, cách xa chuồng tối thiểu 1m.
- Hố sát trùng ở đầu mỗi dãy chuồng: có thể dùng vôi bột, dung dịch NaOH 2 % hay Cresyl 2 %, Formol 2 % tùy điều kiện của cơ sở.
- Ở các ô chuồng trống:
+ Sau mỗi đợt nuôi để trống chuồng ít nhất 2-4 tuần để làm vệ sinh TĐST chuồng trại, gia cố sửa chữa chuồng, nền trước khi nuôi mới.
+ Làm sạch sàn, tường chuồng, các lối đi xung quanh, rèm che, trần và các thiết bị bên trong bằng nước sạch. Sau đó, dùng dung dịch NaOH 2 % hay nước vôi 10-20 % hoặc các loại hóa chất khác để xử lý chuồng trại, lối đi, quét tường, sát trùng cống rãnh.
- Nơi mổ khám thú bệnh: phun xịt hàng ngày bằng Formol 2 %.
- Hố tự tiêu dùng bỏ xác động vật và chất phế thải (đối với gia cầm): được bố trí ở cuối trại, cuối hướng gió. Kích thước của hố: 1m x 1m x 1m. Hố phải có nắp đậy để ngăn ruồi đẻ trứng. Dưới đáy hố phủ một lớp vôi bột. Ngoài ra cũng rắc vôi bột hàng ngày để khử trùng và diệt dòi.
- Nơi mua bán thú phải làm vệ sinh sau mỗi lần xuất bán.
*Số lần tiêu độc sát trùng:
Thực hiện TĐST định kỳ mỗi tuần/ lần đối với từng khu chuồng. Ngoài ra 1 tháng/ lần thực hiện tổng vệ sinh TĐST toàn trại
Khi có dịch bệnh xảy ra phải báo ngay cho cơ quan thú y địa phương biết để có biện pháp khống chế và phải thực hiện TĐST mỗi ngày theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
*Một số thuốc sát trùng thông dụng:
- Chuồng trống, hố sát trùng đầu cổng và đầu dãy chuồng, hành lang, lối đi, hố phân, trấu có thể sử dụng một hoặc nhiều loại hóa chất sau:
+ Chloramine B 1,5 gr/ 1 lít nước.
+ Halamid (Chloramin T) 3 gr/ 1 lít nước.
+ Vôi bột.
+ Nước vôi 10 – 20 %.
+ Formol 2 – 5 %.
+ Soude 2 – 5 %.
+ TH4 0,5 – 2 %.
+ Lenka 1 -3 %.
+ BKA pha loãng 1 % (10ml/ 1 lít nước / 3-5 m2 nền chuồng).
+ Virkon S 1 %.
+Remanol Plus 1/200.
+ DSC 1 %o.
+ Pacoma 1/500 - 1/2000.
+ Bột lưu huỳnh 0,04 kg/m2.
+ Neporex 80 g/100 lít nước/80 m2
+ Lindores 15 ml /5lít nước.
+ Hantox-200 (diệt ruồi, muỗi, gián, kiến,...) 50 ml/20-40 lít nước phun đều trên bề mặt.
- Chuồng có gia súc:
+ Pacoma 1/700 – 1 %o.
+ Chloramine B 2 %o, 1 %.
+ TH4 1/200, 1/400.
+Virkon S 1/200.
+ Hantox-200 (diệt KST ngoài da như ghẻ heo...) 50 ml/10-15 lít nước.
+ Butox (phun diệt ve trên bò) 10 ml/ 5 lít nước.
- Xông kho thức ăn hay máy ấp trứng:
15g KMnO4 + 30ml Formol/ m3.
• Ghi chú:
* Các loại hóa chất trên nên sử dụng riêng lẻ, không pha trộn với nhau. Bình quân 3-6 tháng/lần luân phiên thay đổi hóa chất sử dụng để tránh hiện tượng kháng thuốc.
* Có 02 cách tiêu độc sát trùng: phun và xông.
- Phun: hóa chất pha trong nước nóng 50 – 60 oC có tác dụng diệt khuẩn tốt nhất
+ Đối với mặt bằng lát xi măng, lát gạch, gỗ, tường, phun liều 200 ml dung dịch/ m2
+ Đối với mặt đất chuồng trại cống rãnh phun liều 400 ml dung dịch/ m2
- Xông: thường dùng TĐST máy ấp trứng, kho thức ăn, kho chứa sản phẩm, dụng cụ dễ ăn mòn...
2 - Phương tiện vận chuyển động vật và sản phẩm động vật :
- Các phương tiện vận chuyển là một trong những yếu tố làm lan truyền dịch bệnh một cách gián tiếp, vì vậy phải được vệ sinh TĐST trước và sau mỗi lần vận chuyển. Trước khi tiến hành TĐST, phương tiện phải để trống, làm sạch mặt trong, ngoài thùng xe, mặt ngoài đầu xe và cả bánh xe bằng nước sạch từ vòi cao áp.
- Đối với xe chở thú trong vùng dịch bệnh, phương tiện được phun lần nữa bằng dung dịch Chloramin B hoặc Lindores để ngăn ngừa sự lây nhiễm qua đường không khí, bụi bặm ... Sau đó, xe phải được rửa sạch và TĐST tùy theo trường hợp:
a/ Trong trường hợp các bệnh lây cho người mà vi khuẩn không có bào tử (Salmonella, Brucellosis ...), dùng một trong các chất sát trùng sau :
* Dung dịch Sodium Hydroxide 3 % ở 70-80 0C.
* Dung dịch Formol 2 %.
* Dung dịch Calcium Hypochlorite với 2 % Chlor hoạt tính.
Chất sát trùng có hiệu lực sau 1 giờ.
b/ Trong trường hợp vi khuẩn có bào tử (như Nhiệt thán ), một trong những chất sát trùng sau có thể được dùng:
* Dung dịch Formol 4 %.
* Dung dịch Calcium Hypochlorite với 5 % Chlor hoạt tính.
Chất sát trùng được phun lặp lại 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 giờ.
c/ Trong trường hợp bị nhiễm virus (như dại ...), một trong những chất sát trùng sau có thể được dùng:
* Dung dịch Formol 4%
* Dung dịch Calcium Hypochlorite với 5 % Chlor hoạt tính
Chất sát trùng được phun lặp lại 2 lần, mỗi lần cách nhau 1 giờ.
3 - Lò mổ, cơ sở chế biến thực phẩm:
* Tiêu độc thường xuyên: cơ sở tự làm trước và sau mỗi ca sản xuất.
* Tiêu độc định kỳ: trước khi tiến hành tiêu độc, cần cọ rửa và làm sạch với nước từ vòi cao áp, tốt nhất là dùng nước ấm 40 0C pha thêm 1 % Na2CO3 hay NaHCO3 rồi rửa lại bằng nước sạch. Sau đó có thể TĐST bằng các cách sau đây:
- Dung dịch Formol 2 % phun sương tiếp lên bề mặt sàn tường và các vật dụng.
- Dung dịch NaOH 3-5.% đun nóng 70.0C với liều lượng 1 lít/m2.
- Dùng nước nóng có nhiệt độ tối thiểu 80 0C phun trực tiếp lên sàn, tường nhà kho và các thiết bị có bên trong, thời gian tiếp xúc là 1,5 - 2 phút.
- Dung dịch Cloramine B có chứa 2-5 % Chlor hoạt tính; tuy nhiên, do tính ăn mòn và tẩy màu nhẹ của hợp chất Chlor nên sau khi tiêu độc thì phải rửa sạch bề mặt của kim loại và các vật liệu sơn màu bằng nước sạch.
- Dung dịch Lindores có chứa 2.78 % iod hoạt chất, pha tỷ lệ 1/500
Sau khi TĐST với thời gian tiếp xúc thích hợp (khoảng 2 - 3 giờ) các đối tượng được TĐST phải rửa lại bằng nước sạch trước khi hoạt động trở lại.
* Trường hợp có dịch bệnh: dung dịch Formol 4 % pha thêm 3 % NaOH, liều lượng 1lít/ m2.
Trường hợp kho bảo quản sản phẩm động vật tươi sống hoặc chế biến làm thức ăn cho người, nghi nhiễm các loại vi khuẩn đường ruột, dấu son heo, nhiệt thán, lao, dùng dung dịch Glutaraldehyt 1-2 % phun đều bề mặt, sàn kho, tường, dụng cụ liều lượng 1 lít/m2 hay phun áp suất cao, tạo hạt nhỏ, dùng dung dịch 3-4 % với liều 200 ml/m2 phun xong đóng cửa trong vòng 90 phút.
4 - Cơ sở chế biến da:
-Tiêu độc thường xuyên: cơ sở tự thực hiện sau mỗi ca sản xuất.
-Tiêu độc định kỳ: trước khi tiến hành TĐST, cơ sở phải tự làm sạch bề mặt sàn, tường và các thiết bị có bên trong bằng các tác động cơ học như quét dọn, lau chùi, hút rửa với các dung dịch tẩy rửa như: xà phòng, sođa (khoảng 1 %) và sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Sau đó dùng dung dịch Formol 2-4 % hay Crêsyl 5-10 % phun trực tiếp lên bề mặt của sàn, tường.
Đối với cơ sở chế biến da, tiêu độc định kỳ 1 tháng/lần.
5 - Nơi buôn bán thủy hải sản, sản phẩm gia súc và gia cầm:
- Tiêu độc thường xuyên: các quầy sạp và dụng cụ có liên quan sau khi bán xong mỗi ngày, chủ sạp phải vệ sinh bằng nước sạch và xà phòng.
- Tiêu độc định kỳ: trước khi tiến hành TĐST, sàn quầy sạp và tường xung quanh khu vực phải được làm sạch bằng nước sạch với vòi cao áp, tốt nhất là dùng nước ấm 40 0C pha thêm 1 % Na2CO3 hay NaHCO3, rửa lại bằng nước sạch, sau đó có thể dùng một trong các chất sau để tiêu độc:
- Dung dịch Chloramine B với 2-5 % Chlor hoạt tính.
- Dung dịch Lindores có chứa 2.78 % iod hoạt chất, pha tỷ lệ 1/500.
Chất sát trùng có hiệu lực sau 2 - 3 giờ.
Trước khi sử dụng trở lại, những nơi được phun xịt phải được rửa bằng nước sạch.
TĐST định kỳ 1- 2 lần/tháng tùy thuộc vào mức độ nhiễm bẩn.
V - KHUYẾN CÁO KHI TIÊU ĐỘC SÁT TRÙNG:
1 - Trước khi tiêu độc sát trùng :
- Các đối tượng TĐST phải dọn sạch chất hữu cơ, chất bẩn, phân ... bằng cách cọ rửa và làm sạch với nước sạch từ vòi cao áp, tốt nhất là dùng nước ấm 40oC pha thêm chất tẩy rửa như Na2CO3 hay NaHCO3 ( khoảng 1% ); nếu không thuốc sẽ bị các chất này làm mất hoạt tính.
- Các đồ vật, dụng cụ trong phạm vi TĐST phải được sắp xếp gọn gàng.
- Tuyệt đối không có các sản phẩm động vật như: thịt, cá ... trong lúc TĐST ở các cơ sở chế biến, lò mổ.
2 - Sau khi tiêu độc sát trùng :
Sau khi TĐST với thời gian tiếp xúc thích hợp (khoảng 2 - 3 giờ ) nên rửa lại các đối tượng được TĐST bằng nước sạch và cơ sở có thể hoạt động trở lại bình thường.
3. Khuyến cáo chung:
3.1. Số lần TĐST tùy thuộc vào mức độ nhiễm bẩn, nên định kỳ 5-7 ngày/ l lần TĐST toàn bộ chuồng trại và cơ sở.
3.2. Pha loãng thuốc đúng nồng độ theo hướng dẫn của nhà sản xuất, không nên pha thuốc đậm đặc hơn khuyến cáo.
3.3. Khi thực hiện công tác TĐST, nhân viên phải mặc quần áo BHLĐ, có găng tay, ủng, khẩu trang che mặt và kính bảo hộ, đi ngược chiều gió.
4. Tránh để thuốc tiếp xúc với da và mắt, không được uống, để xa trẻ con; trường hợp lỡ tiếp xúc phải rửa ngay với nhiều nước sạch.
5. Hạn chế sử dụng Formaldehyde và Glutaraldehyde có thể gây tử vong nếu nuốt, hít phải hay hấp thu qua da, cả hai loại đều có khả năng gây ung thư.
6. Khi xảy ra ngộ độc thuốc TĐST: Đưa người bị ngộ độc hoặc nghi ngờ bị ngộ độc đến ngay cơ quan Y tế để được cứu chữa kịp thời.
TRẠM PHÒNG CHỐNG DỊCH-KDĐV
(Ngày 12/5/2005)
03104e9d-6d77-4eff-9e2d-77a9d3c0b59a|1|3.0
Khoa học kỹ thuật
Comments (1)
-
binh
10/19/2012 3:58:02 PM
#
Toi lam o trai chan nuoi khi vao trai ai cung phai coi bo quan ao xit virkons cua hang bayer truc tiep vao nguoi sau do tam lai co anh huong toi suc khoe k?
Add comment
Name*
Required
Please choose another name
E-mail*
Required
Please enter a valid e-mail
Website
Please enter a valid URL
b
i
u
quote
Required
Comment
Preview
Comment
Notify me when new comments are added
The captcha text was not valid. Please try again.
Liên kết website
Chọn liên kết
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Your browser does not support the video tag.
Your browser does not support the video tag.
>
phuc tue