Chicuccntyhcm.gov.vn
Log in
Giới thiệu
Trao đổi
Quy trình ISO
Lịch làm việc
Hoạt động ngành
Hoạt động đoàn thể
Khoa học kỹ thuật
Kiến thức tiêu dùng
Lịch làm việc
Thông tin thị trường
Thư giãn
Thư viện
Tin tức hoạt động
Trả lời bạn đọc
WTO
Báo cáo tuần
Chương trình trọng điểm
Cơ sở an toàn dịch
Cơ sở an toàn thực phẩm
Cơ sở giết mổ
Cơ sở kinh doanh trứng gia cầm
Kho lạnh
Phúc đáp công văn - LTY
Thông tin dịch bệnh
Tình hình kiểm dịch
Tuyên truyền
Xử lý vi phạm
Hỏi đáp về bệnh cúm A, cúm B, cúm C và cúm gia cầm ?
20. November 2005 00:00
Lượt xem: 20322
Comments (0)
Tại sao có tên bệnh cúm A, cúm B, cúm C và cúm gia cầm?
Dựa trên cơ sở căn nguyên virus gây bệnh mà ta gọi tên bệnh là cúm A, cúm B, cúm C. Phổ biến nhất là type A và B; type C chỉ gây bệnh nhẹ, tản mát. Type A là thủ phạm chính hay gây bệnh dịch cho người (như H3N2, H1N1) cũng như gia cầm. Type B có thể gây ra các dịch bệnh nhẹ cho người.
Do sự thích nghi loài, một số phân type virus cúm A có thể bệnh cho gia cầm như H5N1, H7N7... Đặc biệt, virus cúm A H5N1 rất độc đối với loài gà. Trong một số điều kiện nhất định, các virus cúm A thường gây bệnh cho gia cầm cũng có thể gây bệnh cho người.
Những tác nhân gây bệnh cúm A cho người từ trước tới nay là gì?
Các phân type virus cúm A được ghi nhận đã gây dịch hoặc đại dịch ở người trong các thời kỳ lịch sử là: H2N8 (1889-1890), H3N8 (1900-1903), H1N1 (1918-1919 và 1946-1947; 1977-1978), H2N2 (1957-1958), H3N2 (1968-1969).
Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới thì hiện nay có 2 phân type virus cúm A chiếm ưu thế, lưu hành rộng rãi nhiều nơi trên thế giới, đó là H1N1 và A H3N2. Ngoài ra, từ năm 1997, đã có thông báo virus cúm gà H5N1 đã lây sang 18 người; và virus H7N7 cũng từ gà lây sang 2 người.
Tên của các phân type virus cúm A như H1N1, H3N2, H5N1 bao hàm ý nghĩa đặc thù cấu trúc kháng nguyên vỏ ngoài virus. Chữ H (hemaglutinin – chất ngưng kết hồng cầu) và N (Neuraminidase – enzim tan nhầy) là ký hiệu của 2 kháng nguyên gây nhiễm trên vỏ của hạt virus cúm A, giúp virus gắn vào thành tế bào và sau đó đột nhập vào tế bào hô hấp.
Chữ số 1, 2, 3, 5... là chỉ số thứ tự của kháng nguyên H và N đã biến đổi.
Tại sao chủng H5N1 có thể gây bệnh cúm gà nguy hiểm ở người?
H5N1 có ổ chứa thiên nhiên là các loài chim hoang dã và một số loài thủy cầm, nó chủ yếu gây bệnh cho một số loài gia cầm như gà. Đối với cơ thể của người, H5N1 hoàn toàn xa lạ, con người bình thường không có hàng rào miễn dịch để chống lại nó. Chính vì thế, khi có điều kiện xâm nhập vào cơ thể người (do người tiếp xúc rất gần gũi, ăn thịt hay trứng gia cầm có mang H5N1...), virus này có khả năng gây bệnh rất nặng cho người, nguy cơ tử vong rất cao.
Nghe nói lợn và một số gia súc cũng có thể mắc cúm gà và làm lây sang người, có đúng không?
Lợn có thể nhiễm nhiều loại virus cúm của cả người và gia cầm, có thể phát triển thành dịch bệnh. Trong đại dịch cúm H1N1 năm 1918 ở người, người ta phát hiện trước đó kháng nguyên của chủng này đã gây dịch ở lợn.
Ở châu Âu cũng có nghiên cứu phát hiện thấy ở ngựa có virus cúm, nhưng có ghi nhận nào về việc virus cúm ở ngựa hoặc súc vật khác (trâu bò, chó, mèo, dê) gây bệnh cho người.
Nghe nói gene của virus cúm gia cầm có thể tái tổ hợp với virus của lợn. Sự pha trộn này xảy ra như thế nào?
Hiện tượng pha trộn gene (thường gọi là tái tổ hợp) giữa virus cúm gia cầm và virus cúm của các loài có vú, trước hết là lợn, được coi là nguyên nhân của sự bùng phát đại dịch cúm ở người, nếu không được khống chế sớm và hiệu quả. Cơ chế tái tổ hợp còn nhiều bí ẩn.
Hiện có 2 giải thiết:
- Virus cúm gia cầm H5N1 và virus cúm của người H3N2 cùng lan truyền sang lợn và tái tổ hợp ở cơ thể lợn, tạo ra chủng cúm A mới có thể gây dịch lớn cho người.
- Virus cúm gia cầm và virus của người cùng song song tồn tại trên người và tái tổ hợp ở đây, tạo ra chủng mới gây đại dịch.
0e904721-b3ee-4f60-b94a-90e446bf8087|0|.0
Thông tin cúm GC
Add comment
Name*
Required
Please choose another name
E-mail*
Required
Please enter a valid e-mail
Website
Please enter a valid URL
b
i
u
quote
Required
Comment
Preview
Comment
Notify me when new comments are added
The captcha text was not valid. Please try again.
Liên kết website
Chọn liên kết
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Your browser does not support the video tag.
Your browser does not support the video tag.
>
phuc tue