Chicuccntyhcm.gov.vn
Log in
Giới thiệu
Trao đổi
Quy trình ISO
Lịch làm việc
Hoạt động ngành
Hoạt động đoàn thể
Khoa học kỹ thuật
Kiến thức tiêu dùng
Lịch làm việc
Thông tin thị trường
Thư giãn
Thư viện
Tin tức hoạt động
Trả lời bạn đọc
WTO
Báo cáo tuần
Chương trình trọng điểm
Cơ sở an toàn dịch
Cơ sở an toàn thực phẩm
Cơ sở giết mổ
Cơ sở kinh doanh trứng gia cầm
Kho lạnh
Phúc đáp công văn - LTY
Thông tin dịch bệnh
Tình hình kiểm dịch
Tuyên truyền
Xử lý vi phạm
Chuyển đổi mô hình chăn nuôi sau dịch cúm gia cầm
1. January 2006 00:00
Lượt xem: 7514
Comments (0)
Dịch cúm gia cầm xuất hiện từ cuối năm 2003 đến nay đã làm điêu đứng hàng triệu người chăn nuôi cả nước. Ở TPHCM, sau khi có chủ trương ngưng nuôi thủy cầm vào cuối năm 2004 và chấm dứt nuôi gia cầm các loại từ tháng 11-2005 đã làm cho người chăn nuôi gia cầm gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, ban ngành, bà con nông dân đã chủ động chuyển đổi sang nhiều mô hình sản xuất khác khá thành công…
Khi các chủ trại gà chuyển nghề
Sau đợt dịch cúm gia cầm lần hai (cuối năm 2004), trại cút giống của anh “trùm” Hồ Minh Thiện ở ấp 3, xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn phải tiêu hủy hơn 30.000 con, thiệt hại hơn 800 triệu đồng. Bằng nguồn vốn hỗ trợ tiêu hủy của TP, anh Thiện làm lại từ đầu, nuôi ếch giống Thái Lan. Miệt mài nghiên cứu tài liệu và rong ruổi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để học hỏi kinh nghiệm.
Được sự giúp đỡ của Trung tâm Nghiên cứu KHKT-Khuyến nông TPHCM, anh sửa chuồng cút thành chuồng nuôi ếch và nhập ếch giống từ Thái Lan về. Với quyết tâm chuyển đổi nghề, anh Thiện đã thành công và đến nay, trại ếch giống của anh là một trong những nơi cung cấp ếch giống lớn nhất TPHCM, tháng cao điểm có thể xuất 7.000-10.000 ếch con. Theo anh Thiện, nếu làm đúng kỹ thuật thì thu nhập từ nuôi ếch không thua gì nuôi cút.
Anh Lê Phước Đây (ấp 3, xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, TPHCM) nhờ chăn nuôi gà thịt kết hợp với cá nước ngọt nên có đời sống khá. Giờ đây, tận dụng chuồng trại sẵn có, việc chuyển sang nuôi heo thịt kết hợp với nuôi cá cũng đem lại lợi nhuận khá cao. Năm nay, anh bán được 100 con heo hơi, gần 20 tấn cá thịt thu lãi trên 200 triệu đồng.
Còn chị Nguyễn Thị Lạc, ấp Nhị Tân 2, xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, một trong số ít người đầu tư 5 trại kín (mô hình hiện đại nhất hiện nay) nuôi trên 60.000 gà công nghiệp, cũng đã chuyển sang nuôi thỏ và trồng nấm bào ngư trên dãy chuồng trại cũ. Dân nuôi vịt chạy đồng kỳ cựu ở xã Tân Thạnh Tây (Củ Chi) như ông Hai Thành tâm sự: “Với số vốn Nhà nước hỗ trợ, một phần xây chuồng nuôi heo, phần còn lại vét ao nuôi vịt trước đây thả cá rô đồng. Bước đầu thu nhập không bằng nuôi vịt nhưng chúng tôi cũng sống được”.
Hầu hết các cơ sở giết mổ, kinh doanh gia cầm ở quận 12 đều đã chuyển sang ngành nghề khác. Nhờ ở cạnh làng cá sấu Hoa Cà nên anh Trịnh Văn Thành ở khu phố 1, phường Thạnh Lộc có nhiều thuận lợi trong việc hợp đồng nuôi gia công cá sấu. Hiện anh đang cải tạo lại hai dãy chuồng gà từng nuôi 10.000 con để tiếp nhận đợt cá sấu nuôi gia công đầu tiên.
Ngành nông nghiệp và hội nông dân vào cuộc
Sau 2 đợt dịch cúm trước, Hội Nông dân TPHCM bắt tay vào việc mở lớp dạy nông dân trồng hoa lan, cây kiểng. Đến nay đã tổ chức cho hơn 500 hộ nông dân các xã tâm điểm chăn nuôi gia cầm có được nghề trồng lan, cây kiểng. Từ khóa học này, anh Nguyễn Văn Thoại ở Trung An, huyện Củ Chi đầu tư vào vườn mai bon sai. Từ lỗ lã khi tiêu hủy 30.000 con vịt, anh Nguyễn Như Lân, ấp an Bình, xã Trung An, huyện Củ Chi chuyển sang nuôi cá ba sa, nuôi heo thịt, bò sữa và giờ đây anh có thể thu lại hơn 100 triệu đồng từ việc chuyển đổi này.
Ở ấp Tân Lập, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, nhiều hộ liên kết với Trung tâm Hỗ trợ nông nghiệp phía Nam chuyển sang nuôi trăn. Tháng 5-2005, anh Trần Văn Nguyên nhận mua thử 20 con trăn với giá 120.000 đồng/con. Được trung tâm hướng dẫn cách chăm sóc, đến nay đàn trăn của anh đã lớn, đạt 8-10kg/con và được trung tâm mua lại với giá 1,5-2 triệu đồng/con. Anh Nguyên phấn khởi nói: “Lúc đầu, tôi rất lo vì không biết nuôi có thành công không, nhưng thực tế trăn lại dễ nuôi, ít bệnh lại giá bán khá cao nên tôi dự định tiếp tục phát triển nghề này”.
Sở NN-PTNT TPHCM cũng tổ chức khóa học về nuôi thỏ để chuyển những hộ nuôi gia cầm sang nuôi thỏ ở Củ Chi. Lực lượng thú y các địa phương cho biết, có gần 30 hộ chăn nuôi gia cầm chuyển sang nuôi thỏ thịt. UBND quận 12 và Hóc Môn hỗ trợ nông dân chăn nuôi gia cầm cầm chuyển sang nuôi heo, thỏ, cá kiểng, cá rô đồng, điêu hồng, ếch, cá sấu... bước đầu giúp bà con nông dân gượng dậy sau đợt dịch. Nhiều nông dân xã Hưng Long, Tân Quý Tây, Quy Đức (Bình Chánh) chuyển sang trồng rau an toàn, hoa lan, cây cảnh, làm nấm rơm, nuôi cá, bò thịt... Nông dân cánh đồng mặt trời mọc (ấp 1, xã Phong Phú, Bình Chánh) chuyển qua nuôi cua thịt, cá nước ngọt, trồng cây bồn bồn thay vịt đẻ.
Sau gần 2 năm thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi sau dịch cúm gia cầm, nông dân Bình Chánh đã chuyển 100 ha từ nuôi gà kết hợp nuôi cá sang nuôi heo-cá có thu nhập từ 100-200 triệu đồng/hộ/năm. Nông dân các xã Bình Chánh, Tân Quý Tây, Hưng Long, Quy Đức... trồng rau an toàn, hoa lan, cây cảnh... thay cho đàn gia cầm cũng đem lợi nhuận khá cao. Mới đây, huyện Bình Chánh đầu tư gần 1 tỷ đồng hỗ trợ cho 60 nông dân chuyển sang nuôi trên 200 con bò thịt. Theo anh Phan Văn Huynh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Bình Chánh, sau dịch cúm gia cầm, với sự hỗ trợ về vốn, khoa học kỹ thuật của huyện, nhiều hộ nông dân đã tự chuyển đổi sản xuất, thu nhập ổn định. (nguồn www.sggp.org.vn)
58db0ba8-b9ca-4b91-89de-e956e35b708b|0|.0
Chuyên đề
Add comment
Name*
Required
Please choose another name
E-mail*
Required
Please enter a valid e-mail
Website
Please enter a valid URL
b
i
u
quote
Required
Comment
Preview
Comment
Notify me when new comments are added
The captcha text was not valid. Please try again.
Liên kết website
Chọn liên kết
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Your browser does not support the video tag.
Your browser does not support the video tag.
>
phuc tue