Chicuccntyhcm.gov.vn
Log in
Giới thiệu
Trao đổi
Quy trình ISO
Lịch làm việc
Hoạt động ngành
Hoạt động đoàn thể
Khoa học kỹ thuật
Kiến thức tiêu dùng
Lịch làm việc
Thông tin thị trường
Thư giãn
Thư viện
Tin tức hoạt động
Trả lời bạn đọc
WTO
Báo cáo tuần
Chương trình trọng điểm
Cơ sở an toàn dịch
Cơ sở an toàn thực phẩm
Cơ sở giết mổ
Cơ sở kinh doanh trứng gia cầm
Kho lạnh
Phúc đáp công văn - LTY
Thông tin dịch bệnh
Tình hình kiểm dịch
Tuyên truyền
Xử lý vi phạm
Bệnh dịch tả loài nhai lại nhỏ (PPR) lan đến Trung Quốc
3. August 2007 00:00
Lượt xem: 7267
Comments (0)
Ngày 27/07/2007, Cục trưởng Cục Thú y Trung Quốc đã chính thức thông báo cho Tổ chức Thú y thế giới (OIE) về ổ dịch bệnh dịch tả loài nhai lại nhỏ (Peste des petis ruminants, PPR) lần đầu tiên xảy ra tại Tây Tạng với tổng số 317 con dê mắc bệnh, trong đó 262 con đã chết. 260 con dê còn lại trong đàn cũng đã bị tiêu hủy. Phòng thí nghiệm quốc gia về các bệnh động vật ngoại lai thuộc Trung tâm Thú y và Dịch tễ Quốc gia đã xác định dương tính với vi rút bệnh dịch tả loài nhai lại nhỏ bằng phương pháp PCR. Các biện pháp phòng chống dịch cơ bản đã được áp dụng, bao gồm: bao vây, khoang vùng dịch; cấm vận chuyển; khử trùng tiêu độc chuồng trại nơi có dịch; giết hủy và tiêm phòng.
Dịch tả loài nhai lại nhỏ (PPR), còn gọi là bệnh Kata (tên bệnh địa phương của Tây Phi), Giả dịch tả trâu bò hay Hội chứng viêm dạ dày – trực tràng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của loài nhai lại nhỏ. Dê và cừu là những loài mẫn cảm chính, bệnh thường gây ra tỷ lệ chết cao ở dê. Bệnh do một loại paramyxovirus, giống_Morbillivirus_ gây nên. Về mặt đặc tính kháng nguyên, vi rút này rất giống với vi rút dịch tả trâu bò. Triệu chứng lâm sàng cũng tương tự như của bệnh dịch tả trâu bò ở trên bò và hai tác nhân gây bệnh này có quan hệ rất gần gũi với nhau. Triệu chứng lâm sàng có thể bao gồm: sốt, viêm ruột hoại tử, viêm dạ dày - ruột và viêm cuống phổi.
Bò và lợn cũng có thể nhiễm vi rút này nhưng thường không biểu hiện triệu chứng lâm sàng và không lây truyền vi rút sang cho động vật khác. Cũng đã có báo cáo về một số trường hợp bệnh dịch tả loài nhai lại nhỏ ở động vật móng guốc và hươu đuôi trắng châu Mỹ cũng mẫn cảm với bệnh qua gây nhiễm thí nghiệm. Dịch tả loài nhai lại nhỏ không gây bệnh ở người.
Bệnh có mặt tại châu Phi, Trung Đông và Tiểu Ấn. Các ổ dịch thường được ghi nhận phát ra tại Ấn Độ, Pakistan và Afghanistan. Qua giải trình tự gen các chủng vi rút bệnh dịch tả loài nhai lại nhỏ, Phòng thí nghiệm tham chiếu của OIE tại Pháp đã xác định được 4 dòng vi rút chính, trong đó có 3 dòng là của châu Phi. Cả dòng III (phát hiện được ở Đông Phi) và dòng IV (dòng châu Á) đều cùng có mặt ở Trung Đông, có lẽ là do buôn bán động vật. Tỷ lệ chết của bệnh thường rất khác nhau (từ 0 đến 90%, thường là nhiễm bệnh không có triệu chứng lâm sàng). Ở một số ổ dịch ở châu Phi, tỷ lệ chết thường không vượt quá 20%. Đặc tính về loài, giống và thời tiết có thể là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng mức độ khốc liệt của các ổ dịch bệnh dịch tả loài nhai lại nhỏ.
Việc bệnh xảy ra ở Tây Tạng, sát biên giới với Ấn Độ không phải là điều gì đáng ngạc nhiên (Xem bản đồ). Việc Trung Quốc sử dụng vắc xin chứng tỏ họ cho rằng không thể thanh toán bệnh bằng biện pháp giết hủy đàn nhiễm bệnh, như thế có lẽ bệnh đã bắt dễ ở Tây Tạng, thậm chí cả ở những vùng khác ở Trung Quốc. Điều đáng lưu ý là theo báo cáo, ổ dịch tại Tây Tạng hiện nay có tỷ lệ chết rất cao (hơn 70%), có lẽ là do dịch mới xâm nhập nên quần thể động vật có tính mẫn cảo rất cao với bệnh hoặc là do điều kiện chăn nuôi vệ sinh kém, gia súc dễ mắc thêm các bệnh kế phát khác.
Thông tin trên cho thấy diễn biến phức tạp và sự lây lan không biên giới của một số dịch bệnh động vật trên phạm vi thế giới. Để chủ động ngăn chặn dịch bệnh trên cũng như một số dịch bệnh khác có thể xâm nhập vào Việt Nam, cần phải xiết chặt hơn nữa công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật qua biên giới, mặt khác cần phải tăng cường năng lực chẩn đoán, giám sát dịch bệnh của ngành thú y để có thể kịp thời phát hiện và ứng phó hiệu quả với sự xâm nhập của bệnh.
58a79a65-dccf-4bd4-aec8-fe3ad82893c0|0|.0
Thông tin dịch bệnh
Add comment
Name*
Required
Please choose another name
E-mail*
Required
Please enter a valid e-mail
Website
Please enter a valid URL
b
i
u
quote
Required
Comment
Preview
Comment
Notify me when new comments are added
The captcha text was not valid. Please try again.
Liên kết website
Chọn liên kết
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Your browser does not support the video tag.
Your browser does not support the video tag.
>
phuc tue