Chicuccntyhcm.gov.vn
Log in
Giới thiệu
Trao đổi
Quy trình ISO
Lịch làm việc
Hoạt động ngành
Hoạt động đoàn thể
Khoa học kỹ thuật
Kiến thức tiêu dùng
Lịch làm việc
Thông tin thị trường
Thư giãn
Thư viện
Tin tức hoạt động
Trả lời bạn đọc
WTO
Báo cáo tuần
Chương trình trọng điểm
Cơ sở an toàn dịch
Cơ sở an toàn thực phẩm
Cơ sở giết mổ
Cơ sở kinh doanh trứng gia cầm
Kho lạnh
Phúc đáp công văn - LTY
Thông tin dịch bệnh
Tình hình kiểm dịch
Tuyên truyền
Xử lý vi phạm
Chăn nuôi gia cầm bền vững trong chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020
17. November 2008 00:00
Lượt xem: 10232
Comments (0)
Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 Thủ tướng phê duyệt theo Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/1/2008 trong đó chăn nuôi gia cầm chiếm vị trí quan trọng tăng nguồn thực phẩm thịt, trứng cho đời sống, tăng thu nhập cho nông hộ, trang trại, đổi mới và phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng trang trại, công nghiệp và chăn nuôi chăn thả có kiểm soát. Để thực hiện chiến lược cần thấy rõ tình hình chăn nuôi gia cầm trong thời gian qua và một số tồn tại, có định hướng và giải pháp quản lý, kỹ thuật để phát triển đàn gia cầm.
I. Tình hình phát triển đàn gia cầm trong những năm qua
- Tốc độ phát triển: tổng đàn gia cầm năm 2001 là 218 triệu con, năm 2003 là 254 triệu con, có tốc độ tăng đàn 2001-2003 là 9%/năm.
- Dịch cúm gia cầm xảy ra cuối năm 2003 đã làm giảm tổng đàn xuống 219 triệu con vào cuối năm 2004, tỷ lệ giảm 13,8%.
- Sản lượng thịt trứng: Năm 2003 có tổng đàn gia cầm lớn nhất trong những năm qua, sản lượng thịt cao nhất đạt 272,7 ngàn tấn và 4,85 tỷ quả trứng. Trước khi dịch cúm gia cầm xảy ra sản lượng thịt gia cầm chiếm 16-17% tổng sản lượng thịt các loại.
- Phương thức chăn nuôi gia cầm chủ yếu là chăn nuôi nhỏ ở nông hộ, nuôi vịt thả rông chiếm đến xấp xỉ 70% ở gà và 92-93% ở vịt. Chăn nuôi gia cầm bán công nghiệp và công nghiệp đã hình thành nhiều trang trại, xí nghiệp chuyên doanh gà, vịt ở các vùng và có xu hướng phát triển trong quy hoạch chuyển đổi chăn nuôi cả nước đã có 2.837 trang trại gia cầm.
- Năng suất chăn nuôi: chất lượng giống, kỹ thuật chăn nuôi đã được cải thiện một bước, nhiều chỉ tiêu năng suất đạt mức bình quân của thế giới như gà thịt nuôi 45 ngày tuổi đạt 2,2-2,3kg/con, thức ăn tiêu tốn 2,1-2,2kg/con tăng khối lượng; gà trứng nhiều đàn đạt 280-300 quả/mái/năm; tiêu tốn thức ăn hỗ hợp 1,7-1,8kg/10 quả trứng. Kết quả đạt được là các công nghệ chăn nuôi gia cầm tiên tiến được ứng dụng như nuôi chuồng kín, chuồng lồng, thức ăn chất lượng tốt, nước uống sạch cung cấp tự động đầy đủ, khống chế được dịch bệnh.
- Một số tồn tại:
Chăn nuôi gia cầm ở các vùng cơ bản vẫn còn là chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ, phân tán và chưa được đầu tư về khoa học công nghệ, năng suất thấp và luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Chăn nuôi trang trại có xu thế phát triển, nhưng chưa có quy hoạch, còn là tự phát, số lượng trang trại còn ít, quy mô nhỏ cho nên chưa có thể thực hiện chuỗi dây chuyền sản phẩm từ trang trại chăn nuôi đến bàn ăn.
Giống gia cầm năng suất cao phải nhập giống trong nước chưa được chọn lọc, cải tạo nhiều năng suất còn thấp, giá thành sản phẩm cao, chất lượng thịt trứng và vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đạt yêu cầu của hội nhập và cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Dịch bệnh chưa được khống chế và kiểm soát, đặc biệt là dịch cúm gia cầm có nguy cơ tái phát rất cao, làm giảm hiệu quả và tính bền vững trong chăn nuôi.
- Giết mổ, chế biến gia cầm mới khởi đầu đang còn nhiều khó khăn trong thói quen tiêu thụ, buôn bán gia cầm sống, giết mổ thủ công, phân tán đây là nguyên nhân gây lây lan bệnh dịch.
- Những khó khăn trong giai đoạn hiện nay là ảnh hưởng của lạm phát, làm cho chi tiêu của người tiêu dùng không tăng mà lại giảm cho nên người chăn nuôi bị thiệt thòi do giá thực phẩm giảm. Giá thức ăn liên tục tăng, các loại nguyên liệu thức ăn tăng cao, về vốn thì ngân hàng thắt chặt tín dụng, khó khăn vay vốn. Nhiều trang trại phải bỏ trống chuồng do thiếu vốn, lãi suất cao, chưn nuôi không hiệu quả. Từ khi gia nhập WTO, sản phẩm chăn nuôi như thịt gà phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm nhập khẩu của nước ngoài ngày càng nhiều có giá thấp (thịt đùi gà giá 1,1-1,3 USD/kg.
II. Hướng phát triển chăn nuôi gia cầm trong thời gian tới
1. Định hướng phát triển chăn nuôi gia cầm trong chiến lược phát triển chăn nuôi
Đổi mới và phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng trang trại, công nghiệp và chăn thả có kiểm soát, hạn chế hình thức nuôi vịt chạy đồng không có giải pháp kiểm soát dịch bệnh.
Xây dựng một số vùng trọng điểm chăn nuôi gia cầm ở những nơi có điều kiện sinh thái, đất đai, nguồn nước tốt như trung du, đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long… phải tổ chức chăn nuôi trang trại, công nghiệp đảm bảo an toàn sinh học.
Phân đấu đưa đàn gà 152 triệu con năm 2006 lên 306 triệu con năm 2020, sản lượng thịt gà 538,9 ngàn tấn năm 2006 lên 948,8 ngàn tấn năm 2020 và 2,4 tỷ quả trứng lên 12 tỷ quả trứng tương ứng năm 2006. Riêng đàn vịt giảm dần từ 62,6 triệu con còn 52,3 triệu con năm 2020. Trong đó đàn thuỷ cầm nuôi công nghiệp tăng từ 4,5 triệu con chiếm 7,1% năm 2006 lên 13,1 triệu con chiếm 25% năm 2020.
2. Thực hiện định hướng trên có cơ hội và thách thức
- Chăn nuôi thế giới sẽ phát triển mạnh ở châu Á, Thái Bình Dương, FAO (Tổ chức Nông lương thế giới) đánh giá chăn nuôi hướng tới 2020 như một cuộc cách mạng về thực phẩm. Chăn nuôi đang có xu hướng chuyển dịch từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, từ phương Tây sang châu Á, Thái Bình Dương. Xu thế trên trùng hợp với hướng phát triển ở Việt Nam.
- Ở Việt Nam thị trường sản phẩm thịt, trứng còn nhiều tiềm năng, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến tăng mạnh cả thời kỳ 2007-2020 khoảng trên 8%/năm.
- Việt Nam có điều kiện sinh thái cho phát triển chăn nuôi, lao động dồi dào, nguồn nguyên liệu khá nhiều có khả năng tự túc được phần lớn cho công nghiệp chăn nuôi.
- Tuy nhiên ngành chăn nuôi còn là chăn nuôi nhỏ, phân tán, tận dụng đang chiếm tỷ lệ cao; quản lý khoa học công nghệ, trang thiết bị cho chăn nuôi, thú y, chế biến thực phẩm chưa tiên tiến, năng suất thịt, trứng còn thấp, giá thành cao. Dịch bệnh lây lan truyền nhiễm chưa kiểm soát được, vệ sinh an toàn thực phẩm đang là nỗi lo của người tiêu dùng.
III. Giải pháp tổ chức thực hiện
1. Quy hoạch
Quy hoạch chăn nuôi gia cầm phù hợp với đặc điểm sinh thái và lợi thế từng vùng cho an toàn sinh học, bền vững, bảo vệ môi trường lâu dài. Vùng chăn nuôi gia cầm gắn với vùng sản xuất nguyên liệu thực ăn, cơ sở giết mổ, chế biến an toàn dịch bệnh, gắn với thị trường tiêu thụ.
- Từng địa phương có các bước trong quy hoạch, dành quỹ đất cho vùng chăn nuôi gia cầm tập trung phù hợp với vệ sinh môi trường có định hướng lâu dài chăn nuôi tập trung quy mô lớn, nhất là các vùng gần thị trường tiêu thụ, vùng chăn nuôi phải dễ dàng kiểm soát dịch bệnh.
- Khuyến khích chuyển dịch chăn nuôi trang trại công nghiệp lên trung du còn nhiều quỹ đất, những nơi còn nhiều đất trống, đất hoang… cho thuê đất dài hạn.
- Chăn nuôi gia cầm nông hộ riêng rẽ cần tổ chức lại nuôi nhốt, nuôi trong khu có tường bao, hàng rào bao quanh để đàn gia cầm được kiểm soát dịch bệnh, không thả rông. Mở cuộc vận động trong thôn làng "hai không, ba có" là không thả rông, không dùng chất cấm; có chuồng trại, có tiêm phòng, có giải pháp an toàn sinh học.
2. Khoa học công nghệ
Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, các tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh, nhất là chăn nuôi trang trại công nghiệp để tăng năng suất thịt trứng của đàn gia cầm, giá thành sản phẩm hạ, đáp ứng thị hiếu tiêu dùng trong nước và tiến đến xuất khẩu. Xây dựng và chuyển giao các mô hình chăn nuôi gia cầm trứng, thịt phù hợp với các vùng sinh thái.
3. Tổ chức quản lý sản xuất
- Tổ chức quản lý chăn nuôi ngành hàng theo chuỗi liên kết dọc giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, trong đó các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ giữ vai trò chủ đạo trong khâu đặt hàng, tiêu chuẩn nguyên liệu… hình thành mối liên kết ngay trong tổ chức sản xuất của từng yếu tố, từng khâu đầu vào mà giữ vai trò trọng tâm là các Hiệp hội, hợp tác xã, hộ trang trại.
- Trong chiến lược phát triển chăn nuôi của nhà nước nêu rõ vai trò của các Hội, Hiệp hội chuyên ngành đối với phương thức hoạt động phù hợp với kinh tế thị trường phải thực sự đại diện cho quyền lợi và lợi ích hợp pháp của hội viên, làm đầu mối tạo diễn đàn chung khâu nối các nhà quản lý, khoa học, doanh nghiệp và hộ chăn nuôi để tìm những giải pháp hữu hiệu thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Đào tạo, tập huấn kiến thức và tay nghề cho cán bộ chăn nuôi thú y cơ sở, cho người chăn nuôi nông hộ, trang trại nhằm đáp ứng yêu càu cấp bách nâng cao trình độ áp dụng kỹ thuật vào các công đoạn chăn nuôi gia cầm để tăng năng suất, an toàn dịch bệnh, chăn nuôi có hiệu quả.
- Trong an toàn dịch bệnh chú trọng chủ trương tập huấn truyền thông "thay đổi hành vi phòng chống cúm gia cầm" do tổ chức USAID tài trợ, Viện Phát triển giáo dục Hoa Kỳ chỉ đạo kỹ thuật, Hiệp hội chăn nuôi gia cầm là một đơn vị phối hợp thực hiện ở một số tỉnh đạt hiệu quả tốt và tiếp tục trong thời gian tới, trong đó có phần thí điểm xây dựng câu lạc bộ "gia cầm" ở thôn, xã bước đầu đáp ứng yêu cầu của hội viên về phòng chống cúm gia cầm trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, học hỏi kinh nghiệm, hỗ trợ nhau trong chăn nuoi gia cầm, gia súc.
- Đưa vào quy trình thực hành chăn nuôi gia cầm an toàn tại Việt Nam (VIETGAHP) để quản lý và theo dõi, đánh giá việc thực hiện các quy trình công nghệ phù hợp với từng vùng để khuyến khích và bổ sung biện pháp cho phát triển.
4. Một số giải pháp về kỹ thuật
* Về giống:
- Giống nội: ở các địa phương khuyến khích các trung tâm, công ty, trang trại nông hộ đầu tư mở rộng trại nuôi các giống nội, chọn lọc nâng cao năng suất giống bản địa, cung cấp giống cho chăn nuôi, tránh đồng huyết, cận huyết. Các cơ sở giống trung ương đầu tư nghiên cứu, phát triển các giống bản địa để cung ứng gà, vịt bố mẹ cho các trang trại nhân giống.
Giống ngoại: Nhập nội giống ông bà, bố mẹ các giống gia cầm có năng suất cao và còn thiếu để cung cấp giống thương phẩm cho nhu cầu chăn nuôi.
- Sử dụng các tổ hợp lai phù hợp giống ngoại với giống nội… ở từng vùng đạt năng suất cao.
* Về công nghệ chuồng trại:
- Chuồng trại chăn nuôi được quy hoạch, thiết kế phù hợp với điều kiện vùng sinh thái đảm bảo gia cầm sinh trưởng, sinh sản tốt, thuận lợi cho quản lý và thực hiện các giải pháp an toàn sinh học. Nhất thiết phải có hệ thống xử lý môi trường và vệ sinh phòng bệnh thú y.
- Áp dụng kiểu chuồng thích hợp thông thoáng tự nhiên, chuồng kín thông thoáng nhân tạo, phù hợp với phương thức chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp, có sân vườn rào dậu được kiểm soát. Với thuỷ cầm có thể có chuồng trại cho nuôi công nghiệp, nuôi chuồng trại với ao hồ… có giải pháp quản lý, kiểm soát đàn.
* Về thức ăn:
- Chủ động nguồn nguyên liệu bố trí lại cơ cấu cây trồng, chuyển đổi tăng diện tích trồng ngô, đậu tương.
- Giám sát, kiểm tra cơ sở sản xuất thức ăn đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn.
* Về thú y và thanh toán dịch cúm gia cầm:
- Tăng cường tiêm phòng các bệnh. Về cúm thực hiện 2 đợt tiêm phòng nghiêm túc trong năm và thường xuyên kiểm tra kháng thể cúm để tiêm bổ sung đạt tỷ lệ đàn gia cầm được tiêm cao.
- Kiểm tra, giám sát điều kiện chăn nuôi, vệ sinh của các hộ, các trại an toàn sinh học, kiểm soát lưu thông tiêu thụ sản phẩm gia cầm.
Lê Hồng Mận - Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam, số 5-2008
e79a3ba1-be9f-491e-9f5c-f80597c9e8bf|0|.0
Tin tức
Add comment
Name*
Required
Please choose another name
E-mail*
Required
Please enter a valid e-mail
Website
Please enter a valid URL
b
i
u
quote
Required
Comment
Preview
Comment
Notify me when new comments are added
The captcha text was not valid. Please try again.
Liên kết website
Chọn liên kết
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Your browser does not support the video tag.
Your browser does not support the video tag.
>
phuc tue