Chicuccntyhcm.gov.vn
Log in
Giới thiệu
Trao đổi
Quy trình ISO
Lịch làm việc
Hoạt động ngành
Hoạt động đoàn thể
Khoa học kỹ thuật
Kiến thức tiêu dùng
Lịch làm việc
Thông tin thị trường
Thư giãn
Thư viện
Tin tức hoạt động
Trả lời bạn đọc
WTO
Báo cáo tuần
Chương trình trọng điểm
Cơ sở an toàn dịch
Cơ sở an toàn thực phẩm
Cơ sở giết mổ
Cơ sở kinh doanh trứng gia cầm
Kho lạnh
Phúc đáp công văn - LTY
Thông tin dịch bệnh
Tình hình kiểm dịch
Tuyên truyền
Xử lý vi phạm
Khai thác thảo dược trong sản xuất phụ gia thức ăn chăn nuôi
17. July 2010 00:00
Lượt xem: 8075
Comments (0)
Mùi và vị của gừng là do một hỗn hợp dễ bay hơi có tên là zingerone, shogaols và gingerols. Vị cay cảu gừng là do các dẫn chất phenylpropanoid không bay hơi của gingerols khi gừng được làm khô hay nấu chín. Gingerols trên động vật thí nghiệm thấy có tác dụng kích thích nhu đọng ruột, tăng tiết nước bọt, giảm đau, an thần, giải niệt và kháng khuẩn. Dầu gừng có khả năng ngăn ngừa ung thư da ở chuột và diệt được tế bào ung thư buồng trứng.
Gấc: quả gấc có hai sản phẩm là tinh dầu gấc và khô bã gấc, cả hai sản phẩm này đều rất giàu các chất chống ôxy hóa, đó là β- carotene, lycopene và tocopherol. Lycopene ttrong quả gấc giàu hơn lycopene của cà chua70 lần, β- carotene giàu hơn của carrot 10 lần. Hoạt itnhs chống ôxy hóa của lycopene cao hơn của – tocopherol 10 lần, cao hơn của β- carotene 2 lần. Các nhà khoa học chứng minh rằng lycopene có hoạt tính chống oxy hóa cao nhất trong các nhóm chất thuocj nhóm carotenoid. Các chất chống oxy hóa trong gấc còn có độ lợi dụng sinh học của rau quả khác vì gấc có một lượng dầu khá cao (màng đỏ bao quanh hạt gấc sấy khô có gần 28% chất béo), chất béo nâng cao độ lợi dụng sinh học của carotenoid, ưu điểm này không có trong các loại rau quả khác.
Cây cam thảo: Cây cam thảo có tên khoa học là Glychyrrhizaglaba chứa hoạt chất glycyrrhizin. Glycyrrhizin là một saponintriterpenoid có vị ngọt gấp 50 lần so với đường sucrose, không giống như aspartame, vị ngọt của nó vẫn duy trì sau khi xử lý nhiệt. Khi vào dường tiêu hóa glycyrrhizin ít hấp thu, vi khuẩn đường ruột phân giải nó thành một hợp chất có tên là acid glycyrrhetic rất dễ hấp thu và có tác dộng dược học.
Glycyrrhizin có tác dụng bảo vệ gan chống lại hóa chất độc hại carbon tetrachloride, tác dụng kháng viêm, kháng virus, ngăn ngừa cúm A, B, viêm gan B và C. cam thảo đã được dùng làm phụ gia TĂCN với mục đích tăng tính ham ăn, giải độc gan, tăng chức năng miễn dịch và chống lai stress do chuyển mùa, thay đổi TĂ, tiêm phòng vaccine...
Cây bạch tật lê: Bạch tật lê có tên khoa học là Tribulus terestris L. thuộc loài cây than thảo, mọc quanh năm hoặc lưỡng niên, phân bố rải rác ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở nước ta, cây này mọc hoang ở những vùng đất khô, đất cát dọc ven biển miền Trung. Các saponin steroid là thành phần hóa học chính của cây Bạch nhật lê, các saponin này là những dẫn xuất đa dạng của các sapogenin như:tigogenin, neotigogenin, gitogenin, neogitogenin, hecogenin,neohecogenin, diosgenin... các saponin này có tác dụng làm tăng sinh tổng hợp testosterone trong cơ thể nam giới (hàm lượng testosterone trong máu được nâng cao lên 30 – 40%), giúp tăng cường thể lực, kích thích tình dục, ngoài ra cũng có tác dụng kháng khuẩn.
Ngoài các loại thực vật kể trên nước ta còn rất nhiều lạo thảo mộc và dược liệu khác có thể chế tạo phụ gia TĂCN với các vai trò kháng khuẩn, chống oxy hóa, kích thích chức năng miễn dịch, tăng cương hoạt động tiêu hóa và chuyển hóa.. các thảo dược được phối hợp với nhau có lựa chọn thì có tính hiệp đồng đối với một hay nhiều chức năng dược học. Ví dụ phối hợp toi với hồi, quế.. thì tăng cường được chức năng kháng khuẩn, nghệ phối hợp với gấc thì tăng cường được vai trò chống oxy hóa, actiso phối hợp với cam thảo thì tăng cương được chức năng bảo vệ gan (động vật nuôi bằng TĂ công nghiệp, gan chịu gánh nặng lớn trong việc giải độc, rất cần được hỗ trợ và bảo vệ)...
Kết luận
Trong khi nước ta có một nguồn thảo dược vô cùng dồi dào và đa dạng thì việc nghiên cứu và sản xuất phụ gia TĂCN từ nguồn thảo dược này lại chưa được chú ý. Phải nói rằng gần như trăm phần trăm phụ gia dùng trong TĂC của nước ta đã phải nhập từ nước ngoài. Cũng đã có một số phụ gia TĂCN do kết quả nghiên cứu của các cơ quan khoa học trong nước đang được đưa vào sản xuất như các chế phẩm enzyme, probiotic, prebiotic, kháng thể..., tuy nhiên khả năng cạnh tranh của những phụ gia này so với của nước ngoài còn rất thấp.
Sử dụng nguồn dược thảo nước nhà trong việc nghiên cứu và sản xuất phụ gia TĂCN không những tiếp cận được với xu thế hiện đại của thế giới về phụ gia TĂCN mà còn khai thác đươc thế mạnh của Việt Nam.
V.D.G
Nguồn: www.vcn.vnn.vn
e629a38f-6382-4dae-ac7a-fec6d5772276|0|.0
Khoa học kỹ thuật
Add comment
Name*
Required
Please choose another name
E-mail*
Required
Please enter a valid e-mail
Website
Please enter a valid URL
b
i
u
quote
Required
Comment
Preview
Comment
Notify me when new comments are added
The captcha text was not valid. Please try again.
Liên kết website
Chọn liên kết
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Your browser does not support the video tag.
Your browser does not support the video tag.
>
phuc tue