Chicuccntyhcm.gov.vn
Log in
Giới thiệu
Trao đổi
Quy trình ISO
Lịch làm việc
Hoạt động ngành
Hoạt động đoàn thể
Khoa học kỹ thuật
Kiến thức tiêu dùng
Lịch làm việc
Thông tin thị trường
Thư giãn
Thư viện
Tin tức hoạt động
Trả lời bạn đọc
WTO
Báo cáo tuần
Chương trình trọng điểm
Cơ sở an toàn dịch
Cơ sở an toàn thực phẩm
Cơ sở giết mổ
Cơ sở kinh doanh trứng gia cầm
Kho lạnh
Phúc đáp công văn - LTY
Thông tin dịch bệnh
Tình hình kiểm dịch
Tuyên truyền
Xử lý vi phạm
Vacxin cứu cá khỏi bệnh đốm trắng.
17. September 2010 00:00
Lượt xem: 16956
Comments (0)
Các nhà khoa học Mỹ đã cho thấy rằng cá có thể được chủng ngừa Ich hay còn gọi là bệnh “đốm trắng”, nhưng việc sử dụng văcxin chủng ngừa sự phát triển sinh vật ký sinh với khối lượng lớn còn chưa chắc chắn.
Cá có thể được chủng ngừa Ich, còn gọi là bệnh “đốm trắng” đáng sợ đối với các chuyên gia nuôi trồng thủy sản cũng như người nuôi cá thương mại, các nhà khoa học cho biết.
Mặc dù nhóm các nhà khoa học vẫn còn nhiều trở ngại phải vượt qua, nghiên cứu đã được trình bày tuần trước tại Hội nghị của Hội Hóa học Mỹ tại Boston lần đầu tiên cho biết rằng một loại vacxin bảo vệ cá sẽ ra đời.
Ichthyophthirius multifiliis, thường được biết đến như Ich, là ký sinh trùng đơn bào phổ biến nhất của cá. Nó được mô tả bởi sự xuất hiện của các đốm trắng, với kích thước bằng khoảng những hạt đường hoặc muối, trên da cá và đặc biệt phổ biến khi cá được nuôi ở mật độ cao. Các triệu chứng bao gồm mất sự thèm ăn, thở nhanh, ẩn náu hay núp dưới đáy bể hoặc ao, và chà xát hoặc cọ mình vào thành bể. Bệnh này sẽ gây thiệt hại từ 50-100% cá bị nhiễm bệnh.
Sự phát triển một loại văcxin chủng ngừa Ich, giống như văcxin chủng ngừa bệnh sốt rét, đã bị cản trở bởi vòng đời phức tạp của ký sinh trùng. Sinh vật ký sinh trong giai đoạn phát triển được gọi là ký sinh trùng thể trưởng thành (trophont), sống trong những mấu nhỏ trên da. Sau khi ký sinh trùng trưởng thành, các mẩu nhỏ này sẽ rụng đi và sinh vật đơn bào sẽ bước vào một giai đoạn phân chia kết nang, được gọi là tomont, dính chặt vào thực vật và sỏi. Tomont phân tách tới 10 lần bằng sự sinh sản phân đôi, sản xuất ra một số lượng lớn các bao nang (theront) dễ lây nhiễm tấn công cá và lại bắt đầu một vòng đời mới.
Nhà nghiên cứu sinh vật biển Dehai Xu của Viện Nghiên cứu Nông nghiệp (ARS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ ở Auburn, Alabama và các đồng nghiệp của ông đã sử dụng hai phương pháp để phát triển một loại văcxin. Xu cho biết, các theront “làm nhiễm trùng da, nhưng nếu bạn tiêm văcxin cho cá thì cá sẽ không bị nhiễm trùng”. Họ phát hiện rằng việc chủng ngừa cho cá da trơn với các theront sống sẽ dẫn đến tỉ lệ sống sót lên tới 90% trong số cá được chủng ngừa.
Mặ hạn chế chủ yếu của phương pháp này là sự cần thiết phải chủng ngừa cho từng con cá, trong đó có nhiều con khá nhỏ. Những người nuôi cá muốn một phương pháp đơn giản hơn như tắm văcxin cho cá.
Để giải quyết mặt hạn chế này, ông Xu và các đồng nghiệp đã sử dụng các sóng âm thanh tần số cao để tiêu diệt các trophont, sau đó tắm cá với ký sinh trùng chết để tạo ra sự miễn dịch. Ông Xu cho biết cá được chủng ngừa theo cách này có tỉ lệ sống sót đạt 60% so với chỉ khoảng 10% cá không được chủng ngừa.
“Vấn đề hiện nay là chúng tôi chưa tìm ra cách để chủng ngừa cho một số lượng lớn các ký sinh trùng. Điều đó là rất khó. Tôi hy vọng rằng một ngày nào đó, vấn đề này sẽ được giải quyết”, ông nói.
NVA- theo TheFishSite News Desk
Nguồn: www.agroviet.gov.vn
909aa9bc-3ec7-4629-bc65-9a7ac9ec0112|0|.0
Khoa học kỹ thuật
Add comment
Name*
Required
Please choose another name
E-mail*
Required
Please enter a valid e-mail
Website
Please enter a valid URL
b
i
u
quote
Required
Comment
Preview
Comment
Notify me when new comments are added
The captcha text was not valid. Please try again.
Liên kết website
Chọn liên kết
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Your browser does not support the video tag.
Your browser does not support the video tag.
>
phuc tue