Chicuccntyhcm.gov.vn
Log in
Giới thiệu
Trao đổi
Quy trình ISO
Lịch làm việc
Hoạt động ngành
Hoạt động đoàn thể
Khoa học kỹ thuật
Kiến thức tiêu dùng
Lịch làm việc
Thông tin thị trường
Thư giãn
Thư viện
Tin tức hoạt động
Trả lời bạn đọc
WTO
Báo cáo tuần
Chương trình trọng điểm
Cơ sở an toàn dịch
Cơ sở an toàn thực phẩm
Cơ sở giết mổ
Cơ sở kinh doanh trứng gia cầm
Kho lạnh
Phúc đáp công văn - LTY
Thông tin dịch bệnh
Tình hình kiểm dịch
Tuyên truyền
Xử lý vi phạm
Mối liên hệ giữa yếu tố rủi ro cấp bầy đàn và lượng kháng sinh sử dụng.
3. December 2010 00:00
Lượt xem: 4159
Comments (0)
Một nhóm nghiên cứu người Đan Mạch tại Ban Khoa học các loài động vật lớn tại Đại học Copenhagen đã nghiên cứu các yếu tố rủi ro mắc phải các căn bệnh về đường tiêu hoá (thuộc dạ dày-ruột) cấp bầy đàn cần sử dụng thuốc chống vi trùng ở đàn lợn giai đoạn xuất chuồng ở Đan Mạch.
Các căn bệnh về đường tiêu hóa đặc hữu (GI) có tác động đáng kể, tác động tiêu cực tới năng suất của lợn, bởi vì khi bệnh xuất hiện, chúng làm sức khoẻ của vật nuôi giảm sút, giảm năng suất và làm phát sinh nhu cầu cao về sử dụng kháng sinh (AM). Trong luật pháp ở Đan Mạch, AM chỉ được kê cho các mục đích điều trị bệnh.
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá mối liên hệ giữa các yếu tố rủi ro mắc bệnh cấp bầy đàn với lượng AM sử dụng (AMU) trong mối liên hệ với các bệnh về đường tiêu hoá (GI) ở đàn lợn giai đoạn xuất chuồng. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành một nghiên cứu cắt ngang (nghiên cứu theo thời gian, nghiên cứu thu thập dữ liệu tại một thời điểm) có sử dụng lặp lại các số liệu từ năm 2004-2007. Dữ liệu được trích ra từ cơ sở dữ liệu trong Đăng ký Thú y Đan Mạch, Cơ quan đăng ký chăn nuôi trung ương, Bộ Nông nghiệp và Uỷ ban thực phẩm Đan Mạch.
Về tổng số, có 3192 đàn lợn với 26.973 hồ sơ (1/4 toa thuốc). Kết quả này được nêu ra với lượng AM trung bình sử dụng (liều dùng hàng ngày được đo lại) cho các căn bệnh đường tiêu hoá (GI) cho mỗi con lợn thời kỳ xuất chuồng/quý/đàn. Ba yếu tố rủi ro cấp bầy đàn đã được đánh giá: quy mô đàn (số lượng lợn được đưa đến cơ sở giết mổ); tình trạng sức khỏe của đàn; và loại đàn (đàn bao gồm đàn lợn chỉ gồm những con ở giai đoạn xuất chuồng, đàn lợn có sự nhập đàn). Dữ liệu được phân tích sử dụng mô hình tuyến tính hỗn hợp thông thường với các phép đo lặp lại. Đàn nhỏ hơn đã có một AMU của từng con lợn giai đoạn xuất chuồng lớn hơn so với các đàn lớn. Đàn lợn có sự nhập đàn có AMU thấp hơn so với đàn chỉ có các con lợn ở giai đoạn xuất chuồng.
Đàn gia súc trong hệ thống SPF giảm AMU với đàn có quy mô ngày càng lớn, giảm nhiều hơn so với với đàn lợn thông thường. Đã phát hiện ra những khác biệt đáng kể về AMU. Ngoài ra, kết quả cho thấy các yếu tố bầy đàn khác và bác sĩ thú y có nhiều ảnh hưởng hơn so với các yếu tố rủi ro cấp bầy đàn đã được phát hiện. Điều này minh hoạ cho những khó khăn trong việc mô tả các căn bệnh đường tiêu hoá (GI) cần sử dụng AM ở đàn lợn chỉ thông qua sử dụng dữ liệu đăng ký.
T.P. (Theo Preventive Veterinary Medicine, 2010 Nov 9, Elsevier Science)
Nguồn: www.agroviet.gov.vn
c6545f2a-31e8-40c9-84bc-ab4a7699a344|0|.0
Khoa học kỹ thuật
Add comment
Name*
Required
Please choose another name
E-mail*
Required
Please enter a valid e-mail
Website
Please enter a valid URL
b
i
u
quote
Required
Comment
Preview
Comment
Notify me when new comments are added
The captcha text was not valid. Please try again.
Liên kết website
Chọn liên kết
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Your browser does not support the video tag.
Your browser does not support the video tag.
>
phuc tue