Chicuccntyhcm.gov.vn
Log in
Giới thiệu
Trao đổi
Quy trình ISO
Lịch làm việc
Hoạt động ngành
Hoạt động đoàn thể
Khoa học kỹ thuật
Kiến thức tiêu dùng
Lịch làm việc
Thông tin thị trường
Thư giãn
Thư viện
Tin tức hoạt động
Trả lời bạn đọc
WTO
Báo cáo tuần
Chương trình trọng điểm
Cơ sở an toàn dịch
Cơ sở an toàn thực phẩm
Cơ sở giết mổ
Cơ sở kinh doanh trứng gia cầm
Kho lạnh
Phúc đáp công văn - LTY
Thông tin dịch bệnh
Tình hình kiểm dịch
Tuyên truyền
Xử lý vi phạm
Cách xử lý sót nhau, viêm tử cung có mủ trên bò sữa.
19. February 2011 00:00
Lượt xem: 6829
Comments (0)
Hỏi: Bò sữa của chúng tôi bị sót nhau, đã điều trị thuốc sau 9 ngày, đến nay thấy có mủ chảy ra, cho biết vì sao? Có biện pháp nào giải quyết, có ảnh hưởng các lứa đẻ sau không?
Trả lời: Đặc điểm cấu tạo nhau của bò là nhau núm (có dạng như cái nấm), sự bám giữa núm nhau con và niêm mạc tử cung mẹ rất chặt nên bò thường có tỉ lệ sót nhau cao hơn các loài khác (như heo hay chó). Thực tế có những trường hợp sau khi đẻ khoảng 10 ngày bò mới ra hết nhau. Câu hỏi của các bạn có thể chia ra hết mấy ý sau:
Chậm ra nhau, sót nhau: Để nhau được tháo ra nhanh có thể thực hiện một số cách sau theo mức độ khó dần:
- Cho bò uống nước cám có pha muối (10 lít nước + 1kg cám + 1 nắm muối), tốt hơn là cho uống lại nước ối của bò (lúc vỡ ối) được hứng lại.
- Cột chùm dây nhau vào một vật nặng như gạch, để tự trọng lượng ghì nhau ra, giúp nhau không bị thụt trở lại tử cung (sẽ dễ gây viêm do đưa vi khuẩn chuồng vào bên trong tử cung).
- Tiêm thuốc: Cloprostenol 10 ml/bò. Sau khi tiêm chờ 12-20 giờ tiêm phối hợp Oxytocin (8-10ml) kích thích tử cung co bóp để tống nhau ra. Nếu sau 72 giờ nhau chưa ra được thì thực hiện thêm 1 lượt nữa: Cloprostenol 10 ml/bò, 12-20 giờ tiêm Oxytocin (8-10ml).
- Nếu vẫn chưa ra nhau hết thì phải bóc nhau bằng tay.
Viêm tử cung: Khi bò bị viêm tử cung cũng có nhiều mức độ giải quyết:
- Để phòng ngừa viêm hoặc viêm nhẹ:
+ Ceptifi suspension: 1ml/ 20 kg thể trọng, tiêm dưới da cổ. Khi dùng kháng sinh nên dùng đúng liều, dùng không đủ liều bệnh không khỏi còn có thể gây lờn thuốc.
+ Ketovet 5 %: 1ml/16 kg thể trọng (nếu bò có sốt).
+ Vime Canlamin: 40-100 ml tùy thể trạng bò to, nhỏ, có bị tiền sử bệnh sốt sữa hay không. Có thể tiêm dưới da, tiêm bắp hoặc truyền mạch .
- Trường hợp viêm nặng có mủ hoặc chích thuốc lâu ngày chưa khỏi, cần thực hiện điều trị triệt để như sau:
+ Cloprostenol: 10ml/bò.
+ 12-20 giờ sau dùng Oxytocin: 8-10ml/bò.
+ Sau đó bơm rửa tử cung thật triệt để nhằm kích thích tống xuất nhau sót, mủ trong những xếp nếp niêm mạc tử cung ra ngoài.
Pha nước rửa (20-30 lít) với Vime Iodine (0,5-1%) hoặc muối-phèn, hoặc thuốc tím (1‰). Dùng ống thông cho chảy vào tử cung thật đầy. Lấy tay bịn chặt âm hộ không cho nước chảy ra, trong khi nước mỗi lúc một căng trong tử cung, bò sẽ rặn mạnh. Đến khi áp lực thật lớn, tay chịu không nổi nữa, chờ cơn rặn của bò, đột ngột buông tay cho nước trào ra từ tử cung. Dòng nước mạnh sẽ giúp tháo rửa tốt hơn các mảng mủ bám trên các xếp nếp niêm mạc tử cung. Tiếp tục rửa lại vài lượt cho đến khi nào nước chảy ra trong, không còn bợn mủ. Nếu rửa tốt chỉ cần làm 1-2 cữ là được.
+ Sau khi nước chảy ra hết nên dùng Penstrep suspension: 20ml/ bò, hoặc pha 2 lọ peni 4 triệu với 20 ml nước sinh lý mặn, bơm vào tử cung bò. Cũng có thể dùng viên đặt tử cung. Kháng sinh có tác dụng tại chỗ giúp bò nhanh hết viêm.
+ Kháng sinh toàn thân: Tiêm Ceptifi suspension: 1ml/20 kg thể trọng, ngày/lần, liên tục 5 ngày.
+ Ketovet 5 %: 1ml/16 kg thể trọng (nếu bò có sốt).
+ Nếu bò suy kiệt có thể tiêm hỗ trợ:
. VimeKat: 30-40 ml/bò
. Hoặc Vime Canlamin: 40-100ml/bò
. Hoặc Vimelyte IV: 500ml/bò: truyền mạch
Ảnh hưởng về sau: Viêm mủ tử cung nặng mà không bơm rửa thì mủ trong các xếp nếp niêm mạc không tháo ra được, mủ bao bọc cản trở thuốc đến các vị trí viêm, sẽ chậm hết hoặc không hết bệnh. Điều trị không kỹ sau khi cổ tử cung đóng lại, mủ ứ lại trong tử cung sẽ làm bò mẹ bị viêm âm ỉ, có thể sốt, sốt nhẹ hoặc không sốt. Bò yếu ăn dần, có thể gây nhiễm khuẩn huyết hoặc nhiễm khuẩn toàn thân, viêm vú, giảm hoặc mất sữa... làm hư luôn bò mẹ.
Đôi khi bò mẹ vượt qua được lứa này nhưng có thể gây khó đậu thai cho các lứa sau, hoặc đậu thai được cũng sẽ tiếp tục viêm nhiễm ở các lứa sau, hiệu quả chăn nuôi cũng không đạt.
Nguồn: Báo Nông nghiệp Việt Nam
b794b250-fcc5-4b5a-856c-c0c3a8eafe67|0|.0
Khoa học kỹ thuật
Add comment
Name*
Required
Please choose another name
E-mail*
Required
Please enter a valid e-mail
Website
Please enter a valid URL
b
i
u
quote
Required
Comment
Preview
Comment
Notify me when new comments are added
The captcha text was not valid. Please try again.
Liên kết website
Chọn liên kết
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Your browser does not support the video tag.
Your browser does not support the video tag.
>
phuc tue