Một phương pháp dựa trên PCR để phát hiện Hội chứng tử vong sớm (EMS) của tôm, được phát triển bởi một nhóm nghiên cứu ở Đài Nam, Đài Loan do tiến sĩ Chu-Fang Lo, trưởng Khoa Khoa học đời sống tại Đại học Quốc gia Cheng Kung (NCKU) dẫn đầu, phối hợp với tiến sĩ Tim Flegel từ Thái Lan, đã được trường đại học này công bố.
Tiến sĩ Lo cũng tuyên bố rằng, phương pháp trên đã được đưa vào thử nghiệm công khai, chắc chắn sẽ là tin tức sốt dẻo cho các nhà nghiên cứu tôm trên thế giới, vì nó sẽ giúp kiểm soát sự bùng phát của căn bệnh này
Nhóm của Tiến sĩ Lo đã phối hợp với Tiến sĩ Flegel từ Đại học Mahidol trong vài tháng qua và phát triển một phương pháp Phản ứng chuỗi trùng hợp (PCR) để phát hiện EMS, còn gọi là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), một căn bệnh của tôm nuôi.
"Chúng tôi quyết định phát hành, miễn phí cho công chúng tiếp cận, thông tin chi tiết về trình tự và các giao thức từ nghiên cứu của chúng tôi cho một phương pháp phát hiện dựa trên PCR đối với vi khuẩn gây AHPND, do sự bùng phát nghiêm trọng và lan rộng hiện của căn bệnh này", tiến sĩ Lo cho biết
Bà cũng lưu ý rằng, vi khuẩn gây AHPND thuộc chủng Vibrio parahaemolyticus (VP), nhưng chúng có plasmid độc đáo không hiện diện trong VP không gây bệnh.
Nhóm của Tiến sĩ Lo đã sử dụng một chiến lược trình tự toàn bộ hệ gen để xác định các plasmid như là mục tiêu để phát hiện và họ đã thiết kế hai cặp mồi (AP1 và AP2) cho phương pháp PCR, một xét nghiệm nhanh để phát hiện VP có hại.
"Nếu tôm có VP độc hại, mồi AP1 và AP2 sẽ xác định VP và đưa ra một phản ứng tích cực", tiến sĩ Lo giải thích.
Tiến sĩ Lo cho biết, AHPND đang gây ra tỷ lệ tử vong cao trong tôm nuôi ở Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan và Malaysia. Ông lưu ý rằng bệnh lần đầu tiên được báo cáo trong năm 2009, và giờ đây đã gây thiệt hại trên 1 tỷ USD mỗi năm.
Loại dịch bệnh này được mô tả như là AHPND, trong trường hợp không có bất kỳ dấu hiệu của một tác nhân gây bệnh đi kèm, trong thời gian mới bắt đầu thả nuôi khoảng 35 ngày.
Phương pháp PCR nhanh để xác định liệu tôm có bị nhiễm vi khuẩn gây AHPND hay không sẽ rất có lợi cho ngành công nghiệp sản xuất tôm. Ngoài ra, phát hiện nhanh AHPND có thể rất có giá trị đối với thị trường thủy sản nuôi, Tiến sĩ Lo cho biết.
Bà lưu ý rằng, việc phát hành thông tin quan trọng này sẽ giúp các bên liên quan quan tâm đến việc phát triển các biện pháp giảm nguy cơ bùng phát AHPND
PTT - theo TheFishSite
Nguồn: Bộ NN& PTNT
Khoa học kỹ thuật
Add comment