Bệnh Dại (Rabies) là bệnh lây truyền giữa động vật và người. Động vật sau khi nhiễm vi rút dại có thời gian ủ bệnh khác nhau tùy thuộc loài, độc lực của vi rút và vị trí vết cắn. Vi rút xâm nhập vào cơ thể được nhân lên và hướng tới hệ thần kinh, phá hủy mô thần kinh, gây nên những kích động điên dại và kết thúc bằng cái chết.
Từ năm 2008, Trạm Chăn nuôi và Thú y đã tham mưu, triển khai xây dựng phường xã an toàn bệnh Dại, và được Cục Thú y công nhận 02 phường an toàn bệnh Dại là Phường 4 và Phường 6, quận Tân Bình, đây là những phường an toàn bệnh Dại đầu tiên của Thành phố. Đến nay, đã được công nhận là vùng an toàn bệnh Dại.
Trong công tác phòng, chống bệnh Dại thì tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh Dại cho chó, mèo là giải pháp hiệu quả nhất, chính vì vậy công tác tiêm phòng bệnh Dại luôn được Ủy ban nhân dân Quận cũng như Trạm Chăn nuôi và Thú y đặc biệt quan tâm. Để thực hiện tốt công tác này, đơn vị đã thực hiện các việc như sau :
1. Hằng năm, tham mưu Ủy ban nhân dân Quận ban hành Kế hoạch tiêm phòng cho chó, mèo trên địa bàn.
2. Cập nhật thường xuyên tình hình biến động đàn chó mèo qua và rà soát, thống kê hai đợt / năm (tháng 1/4 và tháng 1/10 hàng năm). Các dữ liệu thống kê biến động đàn, được cập nhật vào phần mềm quản lý Thống kê – tiêm phòng hằng tháng, làm cơ sở cho việc triển khai công tác tiêm phòng đạt hiệu quả.
3. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các phường triển khai tiêm phòng cho chó, mèo trên địa bàn. Tập trung tiêm phòng vắc xin đại trà vào khoảng tháng 3 - 5 hằng năm và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi. Từ đó, tỷ lệ tiêm phòng luôn đạt tỷ lệ trên 90% tổng đàn kiểm tra và trên 90% số hộ nuôi. Thực hiện lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng, tỷ lệ bảo hộ đối với bênh Dại trên địa bàn Thành phố luôn đạt trên 80%. Để công tác tiêm phòng đạt hiệu quả cao nhất, chúng ta cần lưu ý một số điểm sau:
- Bảo quản vắc xin trong tủ lạnh: Điều chỉnh nhiệt độ tủ vắc xin đảm bảo luôn ở mức 2 - 80C, không để đông đá. Luôn luôn có nhiệt kế đặt ở chỗ dễ nhìn thấy mức nhiệt độ. Sắp xếp vắc xin theo từng chủng loại riêng biệt; tránh nhầm lẫn các loại vắc xin với nhau. Không xếp vắc xin sát với thành tủ lạnh. Lọ vắc xin phải để trong hộp hoặc bao nhựa màu tối. Không bảo quản vắc xin chung với hàng hóa khác. Chỉ mở tủ vắc xin khi thật cần thiết.
- Bảo quản vắc xin trong thùng lạnh: Cho đầy đủ nước đá lạnh/đá khô vào thùng vắc xin, đảm bảo nhiệt độ 2 - 80C. Chỉ mở nắp đậy thùng vắc xin khi cần thiết. Khi nước đá lạnh tan hết hoặc thanh đá khô không còn lạnh thì phải bổ sung kịp thời và đầy đủ. Không đặt thùng vắc xin ở chỗ có ánh nắng trực tiếp hoặc ở gần nguồn nhiệt. Không để kim tiêm ghim sẵn vào nắp lọ vắcxin (nhằm ngăn ngừa nước đá chảy vào trong lọ vắc xin). Không để hoá chất/chất dơ bẩn lọt vào thùng vắc xin.
- Kiểm tra chó, mèo trước khi tiêm phòng: Kiểm tra tổng đàn hiện tại để xác định số chó mèo cần tiêm phòng. Kiểm tra kỹ lâm sàng từng con, lưu ý đo thân nhiệt những con nghi ngờ để tránh bỏ sót những biểu hiện bất thường của chó mèo.
- Thực hiện tiêm phòng: Chỉ tiêm phòng cho chó mèo thật sự khỏe mạnh. Đảo đều nhẹ nhàng lọ vắc xin trước khi sử dụng, tránh tạo bọt khí. Rút đúng lượng vắc xin vào ống tiêm. Kiểm tra kỹ ống tiêm trước khi tiêm cho chó mèo, tránh tình trạng vắc xin trào ngược do piston ống tiêm lỏng lẻo (vắc xin không đi vào chó mèo). Sau khi tiêm phòng tiến hành cấp Giấy chứng nhận tiêm phòng cho chủ gia súc, xuất biên lai thu tiền và cập nhật vào Danh sách tiêm phòng. Tiến hành nhập liệu vào phần mềm Thống kê tiêm phòng theo quy định để quản lý tình hình chăn nuôi, tiêm phòng chó mèo trên địa bàn đạt hiệu quả.
Nhờ thực hiện tốt công tác tiêm phòng bệnh Dại trên chó mèo nên nhiều năm liền trên địa bàn Quận không xảy ra bệnh Dại trên động vật cũng như trên người, ngoài ra còn góp phần quan trọng trong việc duy trì vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh Dại trên địa bàn.
Tình hình kiểm dịch
Add comment