(theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4834-89) THỊT TƯƠI Bề mặt có dấu hiệu bắt đầu khô Thịt heo: Hồng nhạt đến đỏ, mỡ trắng đến hồng. Thịt trâu bò: Đỏ nhạt đến đỏ sẫm, mỡ màu kem đến vàng nhạt. Chắc, đàn hồi khi ấn ngón tay sau một phút vết ngón tay biến mất. Đầy khắp ống xương, đàn hồi, màu vàng, chổ gẫy ra màu sáng, dính chặt vào đầu xương. Nước luộc thịt trong, mùi và vị thơm đặc trưng, có váng mỡ. THỊT BỊ NGHI NGỜ Bề mặt khô, hơi nhớt dính hoặc hơi có mốc Màu thẫm hơn so với thịt tươi. chuyển màu nâu xám. Mềm, đàn hồi kém, vết ngón tay mất chậm hoặc không mất hoàn toàn. Tách rời hai đầu xương (long tuỷ), chổ gãy ra màu trắng đục hay màu xám không bóng. Nước luộc thịt đục, hơi có mùi lạ, mỡ thành những giọt nhỏ trên mặt. THỊT HỎNG Bề mặt rất khô hay rất ẩm hay có mốc, bị nhiễm ký sinh trùng. Màu xám hay xám xanh. Mềm, nhão, vết ấn không mất đi. Tuỷ không đầy ống xương, mềm, dính nhầy màu xám. Nước luộc thịt đục có bọt, mùi lạ rõ rệt, không rõ những giọt mỡ trên mặt. ĐỘC TÍNH HÀN THE Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng 90% giò chả, bánh cuốn, rau củ quả ngâm giấm đều có hàn the. Liều 15-20g đối với trẻ em, 3-6 g đối với người lớn có thể gây tử vong. Triệu chứng ngộ độc cấp tính: Tổn thương da, rối loạn tiêu hoá, nôm mửa, tiêu chảy cấp tính, triệu chứng thần kinh, shock, có thể tử vong. Mãn tính: Tổn thương gan, dẫn đến ung thư. Từ tháng 8/2001 Bộ Y Tế đã cấm sử dụng. PHỤ GIA THAY THẾ HÀN THE Muối polyphosphate theo nghiên cứu của nhóm TS Nguyễn Thu Nga (Sở Thương Mại Hà Nội) Phụ gia chitosan-PDP Viện Hoá học (Bộ Khoa học công nghệ) sản xuất từ vỏ tôm cua, có tính kháng nấm, kháng khuẩn. Giá thành 4-5 g / 1 kg thực phẩm giá 400 đồng. Hai loại phụ gia trên được cấp phép lưu hành của Bộ Y tế. Hãy cảnh giác đối với sản phẩm động vật bày bán ở lòng lề đường không đảm bảo an toàn vệ sinh
Kiến thức tiêu dùng
Add comment