Chicuccntyhcm.gov.vn
Log in
Giới thiệu
Trao đổi
Quy trình ISO
Lịch làm việc
Hoạt động ngành
Hoạt động đoàn thể
Khoa học kỹ thuật
Kiến thức tiêu dùng
Lịch làm việc
Thông tin thị trường
Thư giãn
Thư viện
Tin tức hoạt động
Trả lời bạn đọc
WTO
Báo cáo tuần
Chương trình trọng điểm
Cơ sở an toàn dịch
Cơ sở an toàn thực phẩm
Cơ sở giết mổ
Cơ sở kinh doanh trứng gia cầm
Kho lạnh
Phúc đáp công văn - LTY
Thông tin dịch bệnh
Tình hình kiểm dịch
Tuyên truyền
Xử lý vi phạm
Phòng chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người <br> Quyết liệt, triệt để nhưng không thái quá
18. November 2005 00:00
Lượt xem: 4572
Comments (0)
(Báo SGGP 18/11/ 2005)
Tất cả những gì chúng ta làm hiện nay là một cách kéo dài thời gian bộc phát dịch cúm A H5N1 ở người- để chủ động hơn, hiểu hơn về virus này. Đó là phát biểu của Tiến sĩ Lê Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, tại buổi họp Ban Chỉ đạo Phòng chống cúm gia cầm và thủy cầm TPHCM.
Các tổ chức thế giới như WHO, FAO và chính phủ nhiều nước đều nhìn thấy nguy cơ của một đại dịch cúm ở người sẽ lập lại. Vì vậy, dịch cúm gia cầm bùng phát và lây lan từ người sang người trở thành một nguy cơ thật sự, vấn đề chỉ còn là thời gian. Trong đó, các chuyên gia y tế thế giới nhận định Việt Nam là một trong những nước có nguy cơ rất cao gây ra đợt bùng phát này, do mầm bệnh hiện diện khắp nơi.
Khi làm việc với lãnh đạo TPHCM, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Nếu cần, sẽ tính đến việc điều chỉnh tốc độ tăng trưởng để ngăn ngừa đại dịch. Điều này tỏ rõ thái độ của Chính phủ, nhưng không ít địa phương vẫn chưa tỏ ra sẵn sàng.
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ, vẫn còn một số địa phương chưa thật sự quyết liệt trước nguy cơ luôn chực chờ. Phó Chủ tịch Thường trực UNBD TPHCM Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: TPHCM không thiếu con người, tri thức hay vật lực để phòng chống, vấn đề là phải quyết tâm.
Sau khi xử lý toàn bộ đàn gia cầm, lực lượng thú y tiêu độc sát trùng chuồng trại tại một cơ sở nuôi gà công nghiệp ở huyện Hóc Môn.
Nhưng nếu chỉ có quyết tâm của các nhà lãnh đạo mà thiếu sự nhận thức và ý thức của mỗi người dân, thì những nỗ lực của Chính phủ hay TPHCM cũng sẽ không đạt hiệu quả. Ngăn ngừa nguy cơ, trước hết cần xác định phòng chống là chính, mà phòng chống là phải ngay tại địa phương, chủ động không để dịch cúm gia cầm có điều kiện bùng phát diện rộng.
Vì vậy, như phát biểu của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Tấn Dũng, công tác tuyên truyền có ý nghĩa quyết định cho việc phòng chống. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, cần loại trừ nguy cơ xảy ra dịch cúm tại mỗi gia đình, mỗi khu phố, mỗi xóm ấp.
Trong đó, người dân là lực lượng quan trọng nhất quyết định sự thành công ngăn chặn dịch cúm gia cầm. Muốn vậy phải đưa tất cả thông tin liên quan đến dịch cúm gia cầm và nguy cơ đại dịch cúm A H5N1 ở người, cũng như những chủ trương Nhà nước đến với từng người dân, từng nhà, thông qua hệ thống chính trị các cấp, các buổi họp tổ dân phố; trong đó, các loại hình truyền thông (báo hình, báo viết, báo nói, các tờ rơi, loa phóng thanh tại mỗi địa phương) có vai trò quan trọng.
Một khi người dân nhận thức được nguy cơ, ý thức được sự việc thì sẽ tự giác chấp hành và tham gia phòng chống cho bản thân, cho gia đình và cho cộng đồng. Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Trần Thị Trung Chiến, kinh nghiệm từ dịch SARS cho thấy nếu làm tổng lực và quyết liệt thì sẽ thành công.
Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh: Chúng ta quyết tâm phòng chống, nhưng không vì thế mà hoảng sợ. Hiện nay, bên cạnh một số địa phương chưa thể hiện hết quyết tâm, cũng có ngành vì quá lo sợ mà phòng chống một cách thái quá… khuyến cáo không sử dụng các sản phẩm gia cầm, dù đó là gia cầm đã qua kiểm dịch, có nguồn gốc rõ ràng.
Ông Sooksunt Jiumjaiswanglerg, Chủ tịch Tập đoàn CP Việt Nam cho biết: Dù Thái Lan cũng xảy ra dịch cúm như Việt Nam, nhưng sản phẩm gia cầm của Thái Lan vẫn được người tiêu dùng sử dụng một cách bình thường và còn xuất khẩu sang các nước, trong đó có EU. Tại sao?
Vì những loại gia cầm này được kiểm dịch và quản lý một cách chặt chẽ theo quy trình khép kín từ giống bố mẹ, con giống 1 ngày tuổi, quá trình nuôi cho đến khi xuất chuồng đều được kiểm tra định kỳ theo những quy định rất nghiêm ngặt.
Điều này cũng được một số công ty tại Việt Nam áp dụng, trong đó có CP Việt Nam. Tại hội thảo chuyên đề thứ 19 của Alltech khu vực châu Á Thái Bình Dương vừa được tổ chức tại TPHCM, Phó chủ tịch Tập đoàn Alltech khu vực châu Á – Thái Bình Dương Steve Bourne cho biết: Dù hàng ngày thông tin dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại một số nước châu Âu trên đủ các phương tiện thông tin, nhưng mức tiêu thụ sản phẩm gia cầm trong các siêu thị Anh Quốc vẫn không thay đổi. Vì người tiêu dùng hiểu và tin tưởng sản phẩm và thương hiệu mà họ đã chọn.
Trong khi đó, vì quá lo sợ nên hiện nay có người cho rằng cách phòng tốt nhất là không ăn gia cầm. Điều này không đúng với tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Chỉ không sử dụng gia cầm nhiễm bệnh, không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch. Phòng và chống một cách quyết liệt, triệt để, nhưng không vì thế mà hoang mang hay hoảng loạn.
CÔNG PHIÊN
b1efb8c7-a0ab-485b-a74a-f3dbcfc4841f|0|.0
Tin tức
Add comment
Name*
Required
Please choose another name
E-mail*
Required
Please enter a valid e-mail
Website
Please enter a valid URL
b
i
u
quote
Required
Comment
Preview
Comment
Notify me when new comments are added
The captcha text was not valid. Please try again.
Liên kết website
Chọn liên kết
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Your browser does not support the video tag.
Your browser does not support the video tag.
>
phuc tue