Chicuccntyhcm.gov.vn
Log in
Giới thiệu
Trao đổi
Quy trình ISO
Lịch làm việc
Hoạt động ngành
Hoạt động đoàn thể
Khoa học kỹ thuật
Kiến thức tiêu dùng
Lịch làm việc
Thông tin thị trường
Thư giãn
Thư viện
Tin tức hoạt động
Trả lời bạn đọc
WTO
Báo cáo tuần
Chương trình trọng điểm
Cơ sở an toàn dịch
Cơ sở an toàn thực phẩm
Cơ sở giết mổ
Cơ sở kinh doanh trứng gia cầm
Kho lạnh
Phúc đáp công văn - LTY
Thông tin dịch bệnh
Tình hình kiểm dịch
Tuyên truyền
Xử lý vi phạm
Hỏi đáp về cúm gia cầm H5N1 (Bài 3)
20. November 2005 00:00
Lượt xem: 12435
Comments (0)
Tại sao Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lại cảnh báo rằng virus cúm A có thể biến đổi và trở nên hung hãn hơn?
Virus cúm A thường xuyên thay đổi cấu trúc kháng nguyên nên dễ gây dịch nguy hiểm. Thay đổi nhỏ về kháng nguyên bề mặt (trôi dạt) sẽ gây dịch nhỏ và vừa; thay đổi lớn đột ngột (di chuyển) có thể gây ra dịch lớn. Sự thay đổi lớn này thường là kết quả của hiện tượng lai tạo gene (tái tổ hợp) giữa các phân type của virus cúm A. WHO lo ngại về sự tái tổ hợp giữa H5N1 với virus H3N2, H1N1 (gây bệnh cúm thông thường ở người), hay với virus cúm ở lợn để tạo ta type mới mãnh độc và lan truyền mạnh hơn trên người hay động vật có vú.
Nếu H5N1 trực tiếp lây từ người sang người thì sẽ có đại dịch cúm rất nghiêm trọng?
Đúng vậy. Điều đó chứng tỏ H5N1 đã có cấu trúc phân tử và cơ chế thích ứng để lây được từ người sang người trong khi chúng ta hoàn toàn chưa có khả năng miễn dịch chống lại sự lan tràn của nó.
Nguy cơ mắc bệnh cúm gà có như nhau với mọi người không?
Về lý thuyết, nguy cơ là gần như nhau vì đây là tác nhân gây bệnh mới mà mọi người chưa có khả năng miễn dịch. Tuy nhiên trên thực tế, khả năng cảm nhiễm virus H5N1 của mỗi người có thể khác nhau do cơ địa không giống nhau. Trong các vụ dịch vừa qua, tuy cùng tiếp xúc như nhau với gia cầm ốm nhưng có người mắc bệnh, có người không. Tuy nhiên, do chưa hiểu rõ quy luật và mức độ cảm nhiễm nên mọi người đều phải cảnh giác.
Bệnh cúm H5N1 lây truyền từ gia cầm sang người như thế nào?
Hiện nay, kết quả phân tích mã gene của virus H5N1 gây bệnh ở người và ở gia cầm là hoàn toàn giống nhau (98,5-99,7%). Vì vậy, có thể khẳng định virus H5N1 trong dịch cúm ở người hiện nay là lây từ gia cầm. Tuy nhiên, vẫn chưa có câu trả lời xác đáng về cơ chế lây truyền. Những khả năng có thể xảy ra là:
- Lây qua đường hô hấp bởi các giọt nhỏ dớt dãi, dịch tiết đường hô hấp và tiêu hóa của gà ốm (khi trực rtiếp chăm sóc, giết mổ, tiêu hủy) hoặc do người hít phải không khí có bụi từ phân gà, phân chim, dịch tiết khô mang virus còn sống.
- Lây qua đường tiếp xúc, virus cúm trong bàn tay bẩn, thức ăn nước uống ô nhiễm... đi vào miệng và qua đó thâm nhập đường hô hấp.
Tại sao bệnh cúm A lại nặng và tỷ lệ tử vong cao?
Bệnh cúm A thường có diễn biến nặng, nhất là ở người già, trẻ em những người bị bệnh mạn tính như tim mạch, phổi, thận, rối loạn chuyển hóa, thiểu năng miễn dịch. Nguyên nhân là virus cúm A có độc lực cao, lại có khả năng nhân lên rất mạnh trong các tế bào biểu mô của toàn bộ đường hô hấp. Nó còn có thể gây viêm phổi tiên phát hoặc biến chứng viêm phổi do bội nhiễm. Virus H5N1 xa lạ với cơ thể người nên gây tổn thương rất nhanh, phá hủy nhu mô phổi và nhiều phủ tạng, tỷ lệ tử vong cao hơn hẳn các type virus cúm A khác.
Làm thế nào để phân biệt một ca nghi ngờ và một ca được xác định mắc cúm gà trên người?
Một người được coi là nghi ngờ nhiễm cúm A khi: Sốt cao liên tục, kèm ho, đau ngực, khó thở thở nông; từng tiếp xúc với gia cầm ốm hoặc bệnh nhân cúm A trước khi phát bệnh trong vòng 7 ngày; hoặc đang có mặt trong vùng dịch cúm gia cầm. Các trường hợp tử vong không rõ nguyên nhân, có tiền sử tiếp xúc dịch tễ với nguồn lây cúm gà cũng được coi là nghi nhiễm.
Một ca bệnh được xác định mắc cúm gà ngoài các triệu chứng nêu trên còn cần thêm các xét nghiệm khẳng định sự có mặt của H5N1 trên bệnh nhân: thử nghiệm RT-PCR xác định type H5 và N1 dương tính; nuôi cấy virus trên tế bào dương tính, thử nghiệm Elisa phát hiện kháng thể kháng H5N1 dương tính...
Người nghi ngờ mắc cúm A phải làm gì?
Những việc cần làm là đeo khẩu trang, giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực, đầu và chân; giữ vệ sinh răng miệng, mũi họng, mắt và bàn tay. Nên ăn uống nóng, đủ chất, giàu vitamin, nhất là vitamin C. Đi khám bệnh ngay, nên đến phòng khám chuyên khoa truyền nhiễm hoặc nhi (nếu là trẻ em).
9eb813c5-89ea-4656-b63c-faf958938d36|0|.0
Thông tin cúm GC
Add comment
Name*
Required
Please choose another name
E-mail*
Required
Please enter a valid e-mail
Website
Please enter a valid URL
b
i
u
quote
Required
Comment
Preview
Comment
Notify me when new comments are added
The captcha text was not valid. Please try again.
Liên kết website
Chọn liên kết
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Your browser does not support the video tag.
Your browser does not support the video tag.
>
phuc tue