(Thông báo số 868/BNN-HTQT ngày 01 tháng 02 năm 2007 của Bộ NN & PTNT) 1. Cam kết thực hiện ngay khi là thành viên của WTO các điều khoản của Hiệp Định về các biện pháp về vệ sinh, kiểm dịch động, thực vật (SPS), bao gồm:
a. Về nguyên tắc chung: Đảm bảo các quyền và nghĩa vụ cơ bản của thành viên WTO là bất kỳ biện pháp vệ sinh kiểm dịch động thực vật nào cũng chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khỏe con người động thực vật và dựa trên các nguyên tác khoa học (khi đưa ra các tiêu chuẩn, quy chuẩn và biện pháp SPS phải có chứng cứ khoa học). Trường hợp, chưa đủ chứng cứ khoa học, có thể tạm thời áp dụng các biện pháp trên cơ sở thông tin có sẵn, thông tin từ các tổ chức quốc tế như OIE, IPPC, CODEX,… hoặc biện pháp do cac Thành viên khác áp dụng. Không phân biệt đối xử một các tùy tiện hoặc vô căn cứ giữa các thành viên và không tạo sự hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế.
Các biện pháp SPS bao gồm: tất cả các luật, Nghị Định, quy định, yêu cầu thủ tục, tiêu chí sản phẩm; quy trình và phương pháp sản xuất; thử nghiệm, thanh tra, chứng nhận và thủ tục chấp nhận, xử lý kiểm dịch, quá trình vận chuyển động thực vật, phương pháp thống kê có liên quan, thủ tục lấy mẫu và phương pháp phân tích nguy cơ dịch bệnh và các yêu cầu đóng gói và dán nhãn mác liên quan đến an toàn thực phẩm…
b. Hài hòa hóa: Hài hòa và tuân thủ các biện pháp SPS trên cơ sở quốc tế, lấy các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị của các tổ chức quốc tế chuyên ngành như: OIE, IPPC, CODEX,… được coi là phù hợp với nghị định SPS:
- Đối với an toàn thực phẩm: Các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị do Ủy ban An toàn thực phẩm (CODEX) quy định liên quan đến chất phụ gia thực phẩm, thuốc thú y và dư lượng thuốc sâu, tạp chất, phương pháp lấy mẫu; các mã số và hướng dẫn về thực hành vệ sinh.
- Đối với sức khỏe động vật: tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị được xây dựng do tổ chức thú y quốc tế (OIE).
- Đối với thực vật: tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị được xây dựng của Ban thư ký Công Ước Bảo vệ thực vật Quốc tế (IPPC), hợp tác với các tổ chức khu trong khuôn khổ công ước.
- Đối với các vấn đề không thuộc phạm vi các tổ chức trên, các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị phù hợp được công bố bởi các tổ chức quốc tế khác mà nước đó gia nhập do Ủy ban SPS xác định.
c. Đảm bảo tính tương đương: Chấp nhận các biện pháp SPS tương đương của các thành viên khác cùng một sản phẩm, trường hợp thành viên xuất khẩu chứng minh một cách khách quan, khoa học các biện pháp đó đảm bảo bảo mức bảo vệ động, thực vật phù hợp của các nước nhập khẩu.
d. Đánh giá nguy cơ (rủi ro) và xác định mức bảo vệ động, thực vật phù hợp: Đảm bảo các biện pháp SPS dựa trên các đánh giá nguy cơ dịch bệnh đối với động, thực vật; có tính đến kỹ thuật đánh giá nguy cơ do các tổ chức quốc tế xây dựng. Khi đánh giá nguy cơ phải tính đến chứng cứ khoa học đã có, trừ trường hợp chưa có đủ chứng lý khoa học như đã nêu ở mục (a) nguyên tắc chung; các quá trình và phương pháp sản xuất; phương pháp thanh tra, lấy mẫu và thử nghiệm; tính phổ biến của dịch bệnh, sâu bệnh nhất định, các khu vực không có sâu hoặc không có dịch bệnh. Khi xác định mức bảo vệ động thực vật phù hợp cần tránh sự phân biệt tùy tiện hoặc vô căn cứ về mức bảo hộ được coi là tương đương hoặc hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế.
e. Đảm bảo các điều kiện khu vực, kể cả khu vực không sâu bệnh, dịch bệnh hoặc ít sâu bệnh, dịch bệnh: Các thành viên thừa nhận các khái niệm khu vực không có sâu, dịch bệnh hoặc ít sâu, dịch bệnh. Khi xác định các khu vực này, phải dựa trên các yếu tố địa lý, hệ sinh thái, giám sát kiểm dịch và tính đến hiệu quả kiểm tra vệ sinh động vật. Công bố các khu vực trong lãnh thổ của mình là khu vực không có sâu, dịch bệnh hoặc ít sâu, dịch bệnh; khi có yêu cầu, thành viên nhập khẩu sẽ được tiếp cận hợp lý để thanh tra, thử nghiệm và tiến hành các thủ tục có liên quan.
f. Minh bạch chính sách: các thành viên phải thông báo những thay đổi về chính sách, biện pháp SPS và cung cấp thông tin liên quan thông qua văn phòng Thông báo và Hỏi đáp Quốc gia theo quy trình, thủ tục và thời gian quy định của phụ lục B của hiệp định.
g. Kiểm tra, thanh tra, và thủ tục chấp thuận: Các biện pháp, thủ tục kiểm tra thanh tra và chấp thuận phải nhanh chón, kịp thời; công bố thời gian tiến trình thủ tục về hồ sơ và không phân biệt đối xử sản phẩm cùng loại trong nước và xuất khẩu.
h. Trợ giúp kỹ thuật: Dành trợ giúp kỹ thuật cho các nước đang phát triển thông qua hợp tá song, đa phương trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng cung cấp kỹ thuật, trang thiết bị và đào tạo nguồn nhân lực.
2. Thỏa thuận song phương và cam kết trong báo cáo của Ban công tác WTO về SPS
a. Đối với Hoa kỳ:
Căn cứ vào thỏa thuận giữa đại diện Thương mại Hoa Kỳ và bộ Thương mại Việt Nam: - Cho phép nhập khẩu thịt bò và sản phẩm từ bò của Hoa Kỳ vào Việt Nam; chấp nhận Giấy chứng nhận Xuất khẩu về An toàn thực phẩm 9060-5 của cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm Hoa Kỳ (FSIS). - Công nhận hệ thống kiểm tra an toàn thực phẩm đối với gia cầm và các sản phẩm gia cầm, thịt và các sản phẩm thịt của Hoa Kỳ là tương đương với hệ thống kiểm tra an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm trên của Việt Nam. - Trong quá trình thực hiện quy định kỹ thuật đối với thời hạn sử dụng nguyên liệu thực phẩm và chất phụ gia thực phẩm, Việt Nam sẽ tiến hành tham vấn và xem xét thích đáng ý kiến của Hoa Kỳ trước khi thực thi các quy định kỹ thuật. Đối với các thực phẩm khác, Việt Nam chấp nhận thời hạn sử dụng do nhà sản xuất xác định. - Duy trì hệ thống quản lý hiện hành của Việt Nam đối với các sản phẩm sinh học Nông nghiệp, dựa trên cơ sỡ khoa học, minh bạch, dễ đoán và căn cứ vào các nguyên tắc, hướng dẫn đánh giá nguy cơ của hiệp định SPS, TBT của WTO và các tổ chức quốc tế OIE và IPPC. Tham vấn với Hoa Kỳ khi có sự thay đổi hệ thống quản lý này. - Trong các thỏa thuận, Hoa Kỳ chấp nhận tham vấn hợp tác giữa cơ quan thú y của hai bên và hỗ trợ kỹ thuật trong lĩnh vực SPS cho Việt Nam. b. Cam kết trong báo cáo của Ban công tác về SPS: - Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến SPS phải dựa trên các nguyên tắc, tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị của OIE, IPPC, và CODEX. - Xây dựng Quy trình phân tích, đánh giá nguy cơ dịch bệnh trên cơ sở khoa học, minh bạch và công khai hóa đối với các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi. Nghiên cứu áp dụng phân tích nguy cơ của các thành viên có mức bảo vệ phù hợp với điều kiện Việt Nam ngay khi gia nhập WTO. - Cam kết các biện pháp SPS áp dụng đối với hàng hóa quản lý chuyên ngành nông nghiệp phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc, quy định của hiệp định SPS. - Cam kết áp dụng các thủ tục chứng nhận các sản phẩm nông sản thực phẩm trên cơ sở tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế và cấp giấy chứng nhận quản lý chất lượng trên cơ sở ISO 9000, thực tiễn sản xuất tốt (GAP/GMP) và điểm phân tích và kiểm soát nguy cơ (HACCP) đối với thực phẩm. - Cam kết khi áp dụng các biện pháp SPS phải tính đến các điều kiện và các yếu tố khu vực sản xuất như điều 6 của hiệp định SPS. - Thông báo những nôi dung thay đổi về chính sách, tiêu chuẩn và biện pháp liên quan đến SPS thông qua Văn phòng Thông báo và Hỏi đáp quốc gia về SPS đặt tại Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; đảm bảo thời gian tham vấn ít nhất là 60 ngày để lấy ý kiến đóng góp đối với dự thảo các tiêu chuẩn, biện pháp SPS và đăng tải trên mạng điện tử thích hợp; đồng thời thông tin trên các tạp chí chuyên ngành để công bố công khai các chính sách tiêu chuẩn, biện pháp về SPS. - Tiếp tục hợp tác với các nước thành viên tân dụng các hỗ trợ kỹ thuật theo thỏa thuận chương trình hợp tác song phương và đa phương về SPS để thực hiện cam kết của Việt Nam trong thời gian tới. 3. Cam kết về dịch vụ: a. Dịch vụ nông nghiệp, săn bắn, và lâm nghiệp - Mốt 3 (hiện diện thể nhân): Cam kết không hạn chế chung và mở của thị trường dịch vụ chăn nuôi và phát triển nguồn giống nhưng chỉ cho phép thành lập liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh. Phần vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 51% vốn pháp định của liên doanh. Không cam kết mở cửa thị trường dịch vụ đối với lĩnh vực điều tra, đánh giá và khai thác rừng tự nhiên gồm: khai thác gỗ và săn bắn đánh bẫy động vật hoang dã quý hiếm, dịch vụ chụp ảnh hàng không, gieo hạt và phun thuốc hóa chất bằng máy bay, quản lý quỹ gen cây trồng, vật nuôi và vi sinh vật sử dụng trong nông nghiệp. Hạn chế tiếp cận một số khu vực địa lý nhất định vì lí do an ninh quốc gia và trật tự công cộng theo Điều XIV và XIV bis của Hiệp định GATs. b. Dịch vụ thú y: Mốt 3 (hiện diện thể nhân): cam kết chỉ dành quyền tiếp cận thị trường cho thể nhân cung cấp dịch vụ chuyên môn với tư cách cá nhân, sau khi đã được phép của cơ quan quản lý về thú y. 4. Cam kết về sở hữu trí tuệ: Cam kết thực hiện Hiệp định về sở hữu trí tuệ của WTO (TRIPs) về bản quyền tác giả về giống ngay khi là thành viên WTO và các quy định của Công ước Bảo hộ giống cây trồng mới UPOV năm 1991 mà Việt Nam đã là thành viên. 5. Cam kết về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại: Cam kết thực hiện Hiệp định về biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs) ngay khi gia nhập WTO: bãi bỏ những quy định về điều kiện gắn phát triển nguồn nguyên liệu đối với các dự án đầu tư sản xuất chế biến mía đường, dầu thực vật và chế biến gỗ. Tất cả các cam kết và thỏa thuận trên đã có hiệu lực ở Việt Nam kể từ ngày 11/01/2007. Vì vậy, Bộ yêu cầu các đơn vị triển khai thực hiện những việc cần làm ngay trước mắt và lâu dài nhằm giữ cho nông nghiệp Việt Nam tiếp tục phát triển bền vững.
WTO
Add comment