Chicuccntyhcm.gov.vn
Log in
Giới thiệu
Trao đổi
Quy trình ISO
Lịch làm việc
Hoạt động ngành
Hoạt động đoàn thể
Khoa học kỹ thuật
Kiến thức tiêu dùng
Lịch làm việc
Thông tin thị trường
Thư giãn
Thư viện
Tin tức hoạt động
Trả lời bạn đọc
WTO
Báo cáo tuần
Chương trình trọng điểm
Cơ sở an toàn dịch
Cơ sở an toàn thực phẩm
Cơ sở giết mổ
Cơ sở kinh doanh trứng gia cầm
Kho lạnh
Phúc đáp công văn - LTY
Thông tin dịch bệnh
Tình hình kiểm dịch
Tuyên truyền
Xử lý vi phạm
Chủ động giám sát hiệu quả vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm tại địa phương
13. June 2007 00:00
Lượt xem: 7484
Comments (0)
Ngày 13 tháng 6 năm 2007, Cục trưởng Cục Thú y đã ký ban hành văn bản số 850/TY-DT về việc chủ động giám sát hiệu quả sử dụng vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm tại các địa phương. Nội dung cụ thể văn bản hướng dẫn như sau:
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác giám sát cúm gia cầm sau tiêm phòng, ngày 04/5/2007 Cục Thú y đã ban hành văn bản số 623/TY-DT về việc hướng dẫn giám sát sau tiêm phòng cúm gia cầm năm 2007 theo Dự án sử dụng vắc xin nhằm khống chế và thanh toán bệnh cúm gia cầm giai đoạn II (2007 - 2008). Tuy nhiên, theo khuôn khổ của Dự án này mới chỉ thực hiện được việc giám sát tại 41 tỉnh, thành trong cả nước với quy mô và số lượng mẫu giám sát còn hạn chế so với tổng đàn gia cầm tại các địa phương.
Để giám sát, đánh giá tổng thể hiệu quả của chiến dịch tiêm vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm tại tất cả các địa phương trong cả nước, Cục Thú y đề nghị các Chi cục Thú y báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và trình UBND tỉnh, thành phố kế hoạch giám sát cúm gia cầm sau tiêm phòng tại địa phương mình. Khi triển khai giám sát, Chi cục Thú y thực hiện những nội dung sau:
1. Mục đích:
Giám sát, đánh giá hiệu quả của chiến dịch tiêm phòng vắc xin tại các địa phương dựa trên:
+ Mức độ đáp ứng miễn dịch (tỷ lệ đạt mức bảo hộ) của gia cầm được tiêm phòng;
+ Tỷ lệ gia cầm được tiêm phòng vắc xin của các địa phương.
+ Xác định nguyên nhân gây ra kết quả đáp ứng miễn dịch thấp và có kế hoạch khắc phục, tiêm phòng bổ sung ngay cho đàn gia cầm được kiểm tra giám sát.
2. Đối tượng giám sát:
Gia cầm, đặc biệt là vịt, ngan đã được tiêm phòng đầy đủ theo quy định (gà sau khi tiêm phòng một mũi, vịt và ngan sau khi tiêm phòng đủ hai mũi).
Chương trình giám sát nên áp dụng đối với những đàn gia cầm có quy mô 50 con trở lên.
3. Địa điểm lấy mẫu:
Các cơ sở chăn nuôi tập trung, các hộ chăn nuôi gia cầm, các chợ mua bán gia cầm tại tất cả 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, kể cả 41 tỉnh, thành phố đã và đang triển khai giám sau tiêm phòng theo văn bản hướng dẫn số 623/TY-DT ngày 04/5/2007 của Cục Thú y.
4. Loại mẫu cần lấy:
Huyết thanh của gia cầm đã được tiêm phòng
5. Cách thức lấy mẫu:
+ Đánh số tất cả các đàn gà, vịt có quy mô từ 50 con trở lên đã được tiêm trong toàn tỉnh theo thứ tự 1, 2, 3,…. sau đó chọn ngẫu nhiên ít nhất là 60 đàn/tỉnh, gồm 35 đàn gà, 20 đàn vịt, 05 đàn ngan. Đối với các địa phương có số đàn vịt nhiều hơn đàn gà thì lấy 35 đàn vịt, 20 đàn gà và 05 đàn ngan.
Lưu ý: Trường hợp địa phương không tiêm phòng cho ngan thì số (05) đàn ngan sẽ được thay bằng số (05) đàn vịt đã được tiêm phòng.
+ Mỗi đàn lấy 30 mẫu huyết thanh.
6. Số lượng mẫu:
Mỗi tỉnh cần lấy ngẫu nhiên, tối thiểu là 60 đàn gia cầm (bao gồm cả đàn gà, đàn vịt và đàn ngan) đã được tiêm phòng, với số mẫu là 30 mẫu/đàn. Tổng số mẫu tối thiểu cần lấy là 60 x 30 = 1.800 mẫu/tỉnh.
7. Thời điểm lấy mẫu:
Đối với gà: khoảng 21 ngày sau khi tiêm phòng đủ số mũi theo quy định.Đối với vịt, ngan: khoảng 14 ngày sau khi tiêm phòng đủ số mũi theo quy định.
8. Tổ chức thực hiện:
8.1. Tổ chức lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển và xét nghiệm mẫu
8.1.1. Tổ chức lấy mẫu:
- Chi cục Thú y chịu trách nhiệm tổ chức triển khai và nên trực tiếp đi lấy mẫu. Trường hợp Chi cục Thú y giao cho Trạm Thú y lấy mẫu thì phải đào tạo, tập huấn cho các cán bộ Trạm Thú y về cách lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu theo đúng quy trình.
- Việc lấy mẫu được thực hiện theo Tiêu chuẩn Ngành “Quy trình Chẩn đoán bệnh cúm gia cầm” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, cụ thể: mỗi gia cầm lấy 3-5 ml máu vào ống nghiệm, để nghiêng, chờ máu đông chắt lấy huyết thanh.
- Cán bộ được giao trách nhiệm lấy mẫu phải thu thập thông tin theo Biên bản lấy mẫu đính kèm (Phụ lục 1).
8.1.2. Bảo quản và vận chuyển mẫu:
Mẫu trong quá trình lấy và vận chuyển đến phòng thí nghiệm phải được bảo quản ở nhiệt độ lạnh (4○C) và cần được chuyển tới phòng xét nghiệm càng sớm càng tốt.
Trường hợp mẫu được lấy nhưng không có điều kiện gửi ngay đến các phòng thí nghiệm thì mẫu cần được bảo quản ở nhiệt độ lạnh (4○C), tối đa trong vòng một tuần.
8.1.3. Giao nhận mẫu:
- Được áp dụng cho các trường hợp Trạm Thú y trực tiếp đi lấy mẫu.
- Khi giao nhận mẫu, Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố và phòng thí nghiệm phải lập Biên bản bản giao mẫu theo mẫu đính kèm (Phụ lục 2).
8.2. Xét nghiệm mẫu giám sát:
- Đối với các địa phương đã có phòng thí nghiệm được Cục Thú y cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chẩn đoán, xét nghiệm huyết thanh học cúm gia cầm thì tiến hành xét nghiệm, phân tích đánh giá kết quả giám sát.
- Đối với các địa phương chưa có phòng thí nghiệm đủ điều kiện xét nghiệm huyết thanh học thì Chi cục Thú y làm hợp đồng với các phòng thí nghiệm chẩn đoán cúm gia cầm thuộc Cục Thú y, Viện Thú y hoặc các Chi cục Thú y đã có phòng thí nghiệm được công nhận đủ điều kiện để xét nghiệm, phân tích và đánh giá kết quả giám sát.
- Các đơn vị được giao trách nhiệm giám sát sau tiêm phòng phải thực hiện việc xét nghiệm, phân tích và đánh giá kết quả xét nghiệm.
- Trong vòng 01 tuần kể từ khi lấy mẫu hoặc nhận được mẫu xét nghiệm, cơ quan được giao trách nhiệm thực hiện phải trả lời kết quả cho cơ sở được lấy mẫu theo mẫu “Phiếu trả lời kết quả xét nghiệm” được đính kèm (Phụ lục 3).
8.3. Phương pháp xét nghiệm và tiêu chí đánh giá:
+ Sử dụng phương pháp ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) để xác định hiệu giá kháng thể kháng vi rút cúm ở gia cầm.
+ Tiêu chí đánh giá: Hiệu giá HI ≥1/16 (4log2) là hiệu giá bảo hộ của cá thể gia cầm; đàn gia cầm được bảo hộ là đàn có ≥ 70% số cá thể có hiệu giá HI ≥1/16 (4log2).
8.4. Kinh phí giám sát:
- Chi cục Thú y xây dựng kế hoạch và báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh, thành phố phê duyệt kinh phí giám sát được lấy từ nguồn kinh phí phòng chống cúm gia cầm của địa phương.
- Đối với các cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung có nhu cầu giám sát cúm gia cầm thì ký hợp đồng với Chi cục Thú y. Kinh phí giám sát thu theo Quyết định số 08/2005/QĐ-BTC ngày 20/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y.
8.5. Phân công trách nhiệm thực hiện:
- Chi cục Thú y xây dựng và báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh, thành phố cấp phê duyệt, và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch giám sát cúm gia cầm tại địa phương.
- Các phòng thí nghiệm: Trung tâm Chẩn đoán Thú y trung ương, các Cơ quan Thú y vùng và Phân viện Thú y miền Trung hướng dẫn hoặc phối hợp với các Chi cục Thú y tổ chức các lớp tập huấn cho các cán bộ trạm thú y, thú y cơ sở, những người trực tiếp đi lấy mẫu giám sát để đảm bảo yêu cầu về chất lượng, cách bảo quản, vận chuyển mẫu đến các phòng thí nghiệm.
- Hàng tháng hoặc sau mỗi chương trình giám sát, Chi cục Thú y báo cáo kết quả giám sát bằng văn bản về các cấp chính quyền địa phương và về Cục Thú y.
9. Biện pháp can thiệp trong quá trình thực hiện giám sát
Trong trường hợp kết quả xét nghiệm đàn gia cầm có hiệu giá kháng thể bảo hộ thấp, Chi cục Thú y phải tiến hành:
- Kiểm tra, xác minh tìm nguyên nhân làm cho đàn gia cầm có đáp ứng miễn dịch thấp và triển khai các giải pháp khắc phục;
- Lấy thêm mẫu ở 3-5 đàn gia cầm xung quanh đàn đã được lấy mẫu giám sát, mỗi đàn lấy 30 mẫu để xét nghiệm, nếu vẫn cho kết quả tỷ lệ bảo hộ thấp thì cần tiêm bổ sung, nhắc lại ngay cho tất cả các đàn gia cầm tại địa phương đó.
1880d687-c7f5-48cf-b30d-0f609624a6e2|0|.0
Tin tức
Add comment
Name*
Required
Please choose another name
E-mail*
Required
Please enter a valid e-mail
Website
Please enter a valid URL
b
i
u
quote
Required
Comment
Preview
Comment
Notify me when new comments are added
The captcha text was not valid. Please try again.
Liên kết website
Chọn liên kết
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Your browser does not support the video tag.
Your browser does not support the video tag.
>
phuc tue