Chicuccntyhcm.gov.vn
Log in
Giới thiệu
Trao đổi
Quy trình ISO
Lịch làm việc
Hoạt động ngành
Hoạt động đoàn thể
Khoa học kỹ thuật
Kiến thức tiêu dùng
Lịch làm việc
Thông tin thị trường
Thư giãn
Thư viện
Tin tức hoạt động
Trả lời bạn đọc
WTO
Báo cáo tuần
Chương trình trọng điểm
Cơ sở an toàn dịch
Cơ sở an toàn thực phẩm
Cơ sở giết mổ
Cơ sở kinh doanh trứng gia cầm
Kho lạnh
Phúc đáp công văn - LTY
Thông tin dịch bệnh
Tình hình kiểm dịch
Tuyên truyền
Xử lý vi phạm
Thông báo ý kiến kết luận của Bộ trưởng tại Hội nghị ngày 26/8/2008
5. September 2008 00:00
Lượt xem: 3446
Comments (0)
Ngày 04 tháng 9 năm 2008, Văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành công văn số 5272/TB-BNN-VP thông báo ý kiến kết luận của Bộ trưởng Cao Đức Phát tại Hội nghị sơ kết công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thuỷ sản ngày 26 tháng 8 năm 2008, nội dung cụ thể như sau:
Ngày 26/8/2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị sơ kết công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thuỷ sản dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Cao Đức Phát và Thứ trưởng Bùi Bá Bổng. Tham dự cuộc họp có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chi cục Thú y 63 tỉnh, thành phố, đại diện Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ, Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành thành viên Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm, một số trường đại học, các đơn vị liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và một số công ty sản xuất, kinh doanh con giống, thuốc thú y. Sau khi đại diện 18 đơn vị báo cáo công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thuỷ sản, chia sẻ những kinh nghiệm và đề xuất một số biện pháp phòng chống dịch trong thời gian tới, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã kết luận như sau:
Trong 6 tháng đầu năm ngành chăn nuôi tăng trưởng chậm. Một trong những nguyên nhân chính là do dịch bệnh. Ngành thuỷ sản cũng gặp nhiều khó khăn do dịch hàng chục héc ta tôm bị chết. Vì vậy, những tháng còn lại của năm 2008, nhiệm vụ của các cấp ngành là phải khống chế dịch bệnh để tạo điều kiện thuận lợi cho ngành chăn nuôi phát triển với tốc độ cao hơn.
Từ đầu năm 2008 đến nay, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm và thuỷ sản đã giảm đáng kể, công tác phòng chống dịch đã có nhiều tiến bộ và đã chủ động hơn. Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập tồn tại như: i) Ngành thú y một số địa phương vẫn còn thiếu chủ động trong công tác phòng chống dịch chạy theo dịch; ii) Trong chỉ đạo chống dịch còn thiếu kiên quyết, thiếu quyết liệt, không kịp thời và tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra; iii) Hệ thống thú y còn nhiều bất cập: thiếu nhân lực, năng lực chuyên môn còn yếu, nhiều người chưa được đào tạo, trang thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu phòng chống dịch; iv) Hệ thống chăn nuôi có cải thiện, nhưng vẫn còn nhiều yếu kém, phổ biến chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ, thiếu an toàn. Hơn nữa, chúng ta chuẩn bị bước vào mùa đông, mùa của dịch bệnh nên nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh là rất lớn.
Để tiếp tục phòng chống dịch bệnh có hiệu quả, tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi phát triển đạt chỉ tiêu tăng trưởng như kế hoạch đã đề ra, góp phần bình ổn giá lương thực, thực phẩm, giảm lạm phát, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương và Bộ, ngành thực hiện một số biện pháp sau:
1. Quan điểm chỉ đạo: Nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và thuỷ sản là của toàn xã hội và hệ thống chính trị, nhưng trước hết là của ngành nông nghiệp các địa phương. Phân cấp rõ trách nhiệm của các đơn vị trong phòng chống dịch, trong đó chỉ rõ và giao trách nhiệm cụ thể tới Bí thư Đảng uỷ xã, Chủ tịch xã, Bí thư chi bộ và Trưởng thôn từng thôn, nhất là trong tổ chức giám sát dịch bệnh và phòng chống dịch ở cơ sở. Phương châm chung trong phòng chống dịch bệnh là phòng là chính, dân là chính và cơ sở là chính.
2. Công tác thông tin tuyên truyền phải được thực hiện liên tục, bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi tập quán, hành vi của người chăn nuôi, buôn bán, giết mổ và tiêu dùng động vật và các sản phẩm động vật; nâng cao ý thức của người dân, cộng đồng.
3. Các địa phương cần quan tâm tăng cường năng lực hệ thống thú y, trong đó chú ý về thú y thuỷ sản. Thực tế nhiều bệnh thuỷ sản xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng nhưng chưa được quan tâm đúng mức trước hết do hệ thống thú y thuỷ sản còn rất bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ. Lãnh đạo Sở phải báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành kế hoạch tăng cường cho hệ thống thú y (bao gồm thú y thuỷ sản). Đồng thời về lâu dài, phải thành lập bộ phận thú y thuỷ sản đủ mạnh. Cần phải mạnh mẽ hơn trong chỉ đạo thay đổi phương thức chăn nuôi.
4. Các địa phương phải chú trọng việc quản lý chặt chẽ và sử dụng vật tư, hoá chất hỗ trợ từ các nguồn Dự án, Quỹ dự trữ quốc gia theo đúng quy định của pháp luật. Việc sử dụng phải đúng mục đích, công khai và minh bạch.
5. Các biện pháp phòng chống cụ thể đối với một số loại dịch bệnh nguy hiểm:
a) Cúm gia cầm: Hoàn thành tiêm phòng bổ sung vắc xin cúm gia cầm Đợt I/2008, tiếp tục thắt chặt quản lý chăn nuôi thuỷ cầm, nhất là vịt chạy đồng. Tổ chức tốt tiêm phòng vắc xin cúm Đợt II/2008. Cục Thú y phải khẩn trương tổ chức đấu thầu, kiểm tra chất lượng vắc xin phục vụ tiêm phòng. Các địa phương phải triển khai kế hoạch tiêm phòng và tiêm xong trước 30/11/2008. Cục Thú y xây dựng chiến lược tiêm phòng phòng chống dịch cúm năm 2009. Cần phải nhanh chóng nghiên cứu thêm về vắc xin cho gà con 01 ngày tuổi; nghiên cứu biến đổi của vi rút; quy luật phát sinh dịch tại các địa phương.
b) Tai xanh ở lợn: Các địa phương cần nghiên cứu kỹ và chỉ đạo theo quy định phòng chống dịch ban hành theo Quyết định số 80/2008/QĐ-BNN ngày 15/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó phải chú trọng khâu phát hiện sớm, tiêu huỷ ngay đàn mắc bệnh đầu tiên; hạn chế người dân tiếp xúc và đến xem tiêu huỷ lợn bệnh; thú y viên và những người có liên quan khi tiếp xúc với lợn bệnh phải tuyệt đối tuân thủ các biện pháp vệ sinh, an toàn dịch bệnh không để phát tán mầm bệnh đi nơi khác. Cần phải nghiên cứu thêm về vắc xin phòng bệnh.
c) Lở mồm long móng: Công tác tiêm phòng tại một số địa phương chưa đảm bảo, nhiều nơi tiêm chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Các địa phương cần chủ động kế hoạch tiêm phòng và xử lý ổ dịch theo quy định.
Văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin thông báo tới các đơn vị liên quan biết để cùng phối hợp triển khai thực hiện./.
TL. BỘ TRƯỞNG
PHÓ VĂN PHÒNG
PHỤ TRÁCH VĂN PHÒNG
(Đã ký)
Nguyễn Minh Nhạn
(Nguồn Cục Thú y)
4024ebd4-3161-4a46-9df2-5111fc7f0807|0|.0
Tin tức
Add comment
Name*
Required
Please choose another name
E-mail*
Required
Please enter a valid e-mail
Website
Please enter a valid URL
b
i
u
quote
Required
Comment
Preview
Comment
Notify me when new comments are added
The captcha text was not valid. Please try again.
Liên kết website
Chọn liên kết
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Your browser does not support the video tag.
Your browser does not support the video tag.
>
phuc tue