Chicuccntyhcm.gov.vn
Log in
Giới thiệu
Trao đổi
Quy trình ISO
Lịch làm việc
Hoạt động ngành
Hoạt động đoàn thể
Khoa học kỹ thuật
Kiến thức tiêu dùng
Lịch làm việc
Thông tin thị trường
Thư giãn
Thư viện
Tin tức hoạt động
Trả lời bạn đọc
WTO
Báo cáo tuần
Chương trình trọng điểm
Cơ sở an toàn dịch
Cơ sở an toàn thực phẩm
Cơ sở giết mổ
Cơ sở kinh doanh trứng gia cầm
Kho lạnh
Phúc đáp công văn - LTY
Thông tin dịch bệnh
Tình hình kiểm dịch
Tuyên truyền
Xử lý vi phạm
Ý Thức về Nguy Cơ từ Cúm Gia Cầm trong Công nhân Chăn Nuôi Gia Cầm Nigeria
24. March 2009 00:00
Lượt xem: 5896
Comments (0)
Avian Influenza Risk Perception among Poultry Workers, Nigeria
Fasina FO, Bisschop SPR, Ibironke AA, Meseko CA., 2009. Avian influenza risk perception among poultry workers, Nigeria. Emerg Infect Dis., Volume 15, Number 4. Available from http://www.cdc.gov/EID/content/15/4/616.htm
Tại Nigeria và một số quốc gia Châu Phi khác, nhiều ổ dịch cúm gia cầm đã xảy ra. Nguyên nhân dịch được xác định do giống virus cúm gia cầm H5N1 độc lực cao (HPAI) xuất phát từ Châu Á. Những quốc gia Châu Phi không có đủ khả năng để quản lý bệnh hiệu quả, không thể loại trừ bệnh cũng như không có khả năng kiểm soát bệnh. Thêm vào đó, tại các quốc gia Châu Phi, con người thường tiếp xúc rất gần gũi với gia cầm.
Trước năm 2006 (năm bắt đầu xuất hiện cúm gia cầm tại Châu Phi), tại các quốc gia khác, tuyên truyền về nguy cơ của bệnh thông qua các phương tiện thông tin đại chúng đã giúp ngăn ngừa hiệu quả bệnh. Tuy nhiên tại Châu Phi, (nơi diễn ra đói nghèo, thiếu thốn điều kiện chăm sóc y tế, và thái độ dững dưng trước nguy cơ bệnh động vật của cộng đồng) những vấn đề như đánh giá nguy cơ, ý thức về bệnh, và tuyên truyền rộng rãi về bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng không được thực hiện. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả trình bày về mức độ ý thức của công nhân nuôi gà tại Nigeria với cúm gia cầm.
Từ tháng 11/2006 đến tháng 1/2007, 200 công nhân chăn nuôi gà tại 8 bang ảnh hưởng cúm gia cầm H5N1 độc lực cao: Kaduna và Kano (Bắc); Plateau, Bauchi, Nasarawa, và Abuja (Miền Trung); và Ogun và Lagos (Nam).
Phỏng vấn qua điện thoại được thực hiện để xác nhận số liệu thu được từ khoảng 15% người tham gia, số liệu điều tra được đánh giá qua phân tích thống kê mô tả. Tất cả thông tin điều tra được đánh giá theo hướng dẫn của OIE, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm Soát Dịch Bệnh Hoa Kỳ, WHO, FAO (Hệ Thống Cúm Gia Cầm). Tố Chức Quản Lý Dược và Thực Phẩm (UN) (websites).
Có tất cả 135 (68%) công nhân nuôi gà từ 36 trại nhiễm cúm, 39 trại không nhiễm cúm gia cầm tham gia quá trình điều tra. Các trại gà nuôi từ vài trăm gà (200 – 300) đến trên 70.000 gà. Có 82% công nhân tham gia đã thể hiện quan tâm đến các nguy cơ do cúm gia cầm mang lại; 57% cho biết kiến thức về ảnh hưởng của cúm gia cầm đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, có 18% cho biết sẵn sàng ăn thịt gia cầm chết hay bệnh; 28% có thể ăn thịt gà và trứng xuất phát từ các trại nhiễm. Những công nhân trả lời có thể ăn thịt gia cầm bệnh hay chết giải thích rằng, thông qua nấu chính, chiên chín, làm sạch và thông qua những phương pháp nấu truyền thống khác là đủ hiệu quả để diệt HPAI virus. 23% công nhân không quan tâm đến nguy cơ xảy ra khi chế biến gia cầm nhiễm HPAI virus.
Mặc dù có 61% công nhân cho biết có kiến thức về nguy cơ với cúm gà, ví dụ như tiếp xúc gần với gà nhiễm bệnh, không bảo hộ lao động, ăn và chế biến quày thịt nhiễm bệnh, chỉ có 56% công nhân mô tả được vài cái gọi là yếu tố nguy cơ. 60% công nhân cho biết có biết về dịch cúm gia cầm trước khi dịch xuất hiện tại Nigeria; 55% có biết về những triệu chứng của gà nhiễm bệnh. Trong số 67% công nhân có ít nhiều kiến thức về cúm gà, chỉ 56% quen thuộc với các chẩn đoán khác nhau. 90% công nhân tin rằng cúm gà chỉ liên quan và gây chết gà, mặc dù 58% tin rằng cúm gà có thể ảnh hưởng con người.
Sau làn sóng dịch cúm đầu tiên tại Nigeria (2006), 98% cho biết họ có một số hiểu biết về cúm gà, chủ yếu thông qua truyền hình, radio, báo chí, chính phủ, thông tin từ tổ chức sức khoẻ cộng đồng, thú y, internet, tạp chí và hội thảo. Tuy nhiên, công nhân nuôi gà vẫn gặp khó khăn để nhận biết hay kết hợp kết quả đánh giá bệnh lâm sàng và kết quả từ phòng phân tích từ kết quả kiểm tra đàn gà của họ. 70% công nhân cho biết họ sẳn sàng tham gia kiểm tra tình trạng nhiễm cúm gia cầm, nhưng chỉ có 67,9% công nhân đồng ý cho kiểm tra đàn gà của họ.
Những người tham gia nghiên cứu này quan tâm nhiều đến ý nghiã kinh tế của dịch cúm gia cầm hơn là quan tâm đến nguy cơ cho sức khoẻ cộng đồng. Kiến thức về an toàn sinh học và yếu tố khác biệt rõ rệt giữa thành thị / cận thành thị (51 trả lời đúng) và nông thôn (chỉ 25 trả lời đúng). 40% câu trả lời sẽ không ăn thịt gà nhiễm cúm gia cầm là do qui định tôn giáo không cho phép thịt động vật chết. Có 7 trả lời không tin có tồn tại của bệnh cúm gia cầm, quan điểm của họ về dịch cúm gia cầm 2006 là chiến lược thu hút chú ý của dư luận trước kỳ bầu cử tổng thống 2007!.
Kết quả tìm được từ nghiên cứu này tương đương với các nghiên cứu trong công nhân chăn nuôi gà báo cáo trước đó. Kết quả này cho thấy kiến thức về cúm gia cầm trong công nhân chăn nuôi gà là rất nghèo nàn. Đến 90% trả lời rằng cúm gia cầm chỉ gây chết trên gia cầm. Nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của hệ thống thông tin truyền thông đối với công nhân chăn nuôi gà. Hầu hết trả lời khẳng định chăn nuôi gà có ý nghiã kinh tế quan trọng và không người nào từ bỏ chăn nuôi gà dù trong bối cảnh dịch cúm gia cầm đe doạ (xem bảng so sánh). Chênh lệch khả năng hiểu biết về cúm gia cầm giữa thành thị và nông thôn cho thấy công tác tuyên truyền và thông tin về sức khoẻ cộng đồng cần nhắm đến đối tượng sống nông thôn.
Công nhân chăn nuôi cũng nhấn mạnh đến sự thiếu thốn trang thiết bị chăm sóc y tế do các yếu tố kinh tế xã hội. Công nhân nuôi gà cho biết họ sẵn sàng tham gia kiểm tra sự nhiễm cúm giá cầm, kể cả đàn gà của họ, nếu chính quyền chi trả chi phí kiểm tra, chi phí này công nhân chăn nuôi không có khả năng chi trả.
Kể từ khi nghiên cứu này được công bố, kiến thức về cúm gia cầm tại Nigeria tăng lên đáng kể. Các cơ quan chức năng thiết lập văn phòng chuyên điều phối những hoạt động điều tra dịch bệnh động vật để thực hiện giám sát cúm gia cầm H5N1 thường xuyên. Công nhân và nông dân nuôi gà được cải thiện rõ rệt hiểu biết của họ về cúm gia cầm.
Cảm ơn:
Cục Nghiên Cứu Chăn Nuôi, Khoa Thú Y Đại Học Pretoria và Viện Thú Y ARC-Onderstepoort đã cung cấp tài chính cho nghiên cứu này.
Download tài liệu
cf941ab3-1560-4820-a851-1ec8b8614d31|0|.0
Khoa học kỹ thuật
Add comment
Name*
Required
Please choose another name
E-mail*
Required
Please enter a valid e-mail
Website
Please enter a valid URL
b
i
u
quote
Required
Comment
Preview
Comment
Notify me when new comments are added
The captcha text was not valid. Please try again.
Liên kết website
Chọn liên kết
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Your browser does not support the video tag.
Your browser does not support the video tag.
>
phuc tue