Theo Cục Thú y, trong năm 2008, dịch cúm gia cầm ở nước ta đã xuất hiện tại 80 xã thuộc 54 huyện, quận, thị xã của 27 tỉnh, thành phố. Tổng số gia cầm chết và buộc phải tiêu hủy là 106.508 con. Trong khi đó, công tác phòng chống dịch bệnh đã nhận được sự chỉ đạo kịp thời của cả Trung ương và địa phương, cụ thể là chính sách hỗ trợ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm đã được ban hành; công tác kiểm tra giám sát được chú trọng. Ngay từ đầu năm 2009, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm đang có xu hướng bùng phát rộng. Mục tiêu chung trong công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trong năm 2009 của Bộ NN và PTNT là tập trung khống chế được các loại dịch bệnh nguy hiểm ở động vật như cúm gia cầm, LMLM, PRRS, dịch tả lợn và bệnh thuỷ sản không để lây lan ra diện rộng... Dịch cúm gia cầm chung cư green town Năm 2008, dịch cúm gia cầm phát ra tại 22 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm Ixraen, Ảrập Xêút, Thuỵ Sỹ, Ucraina, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Trung Quốc, Pakisxtan, Nigiêria, Bănglađét, Tô gô, Hồng Kông, Aicập, Đức, Inđônêxia, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Tại Việt Nam, dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại 80 xã thuộc 54 huyện, quận, thị xã của 27 tỉnh, thành phố. Tổng số gia cầm chết và buộc phải tiêu huỷ là 106.508 con (gồm gà, ngan và vịt). Dịch chỉ xuất hiện ở các điểm dịch ở những đàn gia cầm quy mô từ 100-2000 con, không được tiêm phòng vắc xin (44,59%), hoặc đàn thuỷ cầm mới tiêm phòng 1 mũi (16,21%), ổ dịch trên thuỷ cầm chiếm 52,7%. Các ổ dịch xuất hiện thường được địa phương bao vây, xử lý ngay nên hầu như không có hiện tượng lây lan. dự án green town Ngay từ tháng 1 năm 2009, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ thông báo có phát sinh dịch cúm gia cầm như Canada, Đức, Ba Lan, Nêpan, Ấn Độ, Ai Cập, Bănglađét, Inđônêxia, Trung Quốc. Riêng tại Trung Quốc đã có 7 ca nhiễm virus cúm ở người. căn hộ green town Còn tại Việt Nam, từ đầu năm đến giữa tháng 2/2009, dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại 31 xã thuộc 16 huyện của 9 tỉnh bao gồm Thanh Hoá, Thái Nguyên, Cà Mau, Sóc Trăng, Nghệ An, Hậu Giang, Quảng Ninh, Bắc Ninh và Quảng Trị. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và buộc phải tiêu huỷ là 32.815 con. Diễn biến dịch ở các tỉnh ĐBSCL trong những tháng đầu năm 2009 diễn biến hết sức phức tạp và có chiều hướng bùng phát ra diện rộng do đàn vịt không được quản lý và tiêm phòng vắc xin theo quy định. Về dịch cúm trên người: Trong năm 2008, Việt nam có 6 ca nhiễm cúm trong đó 5 ca đã tử vong, năm 2009 có 2 ca nhiễm cúm tại Thanh Hoá và Quảng Ninh. Tính đến nay, Việt Nam đã có 109 người bị nhiễm vi rút cúm, trong đó 52 người tử vong. Trên thế giới có 405 người nhiễm bệnh tại 15 quốc gia bao gồm Azécbaizan (8), Bănglađét (1), Cămpuchia (8), Trung Quốc (38), Djibouti (1), Ai Cập (53), Inđônêxia (141), Irắc (3), Lào (2), Myanma (1), Nigiêria (1), Pakistan (3), Thái Lan (25), Thổ Nhĩ Kỳ (12) và Việt Nam (109) nhiễm cúm, trong đó 254 người đã tử vong. Dịch lở mồm long móng Ở nước ta, năm 2008, dịch lở mồm long móng trên trâu bò xảy ra ở 128 xã của 47 huyện thuộc 14 tỉnh (Cao Bằng, Hà Nam, Hà Tĩnh, Long An, Nghệ An, Ninh Bình, Quảng Bình, Quảng Ninh, Quảng Trị, Thái Bình, Thanh Hoá, Thừa Thiên - Huế, Tuyên Quang, Yên Bái) làm 2.408 con trâu bò và 67 con lợn mắc bệnh. Tổng số trâu bò buộc phải giết huỷ là 218 con trâu bò và 39 con lợn. So với năm 2007, dịch lở mồm long móng đã giảm rất nhiều cả về diện dịch và số thiệt hại, dịch chỉ tập trung ở các tỉnh Bắc Trung bộ và một số tỉnh miền núi phía bắc do các tỉnh này chưa triển khai tốt công tác tiêm phòng vác xin LMLM ở những vùng dịch cũ, chưa thực hiện chặt chẽ công tác kiểm dịch vận chuyển, đã để phát sinh các ổ dịch và lây lan sang các địa phương khác. Trong 2 tháng cuối năm 2008, có nhiều trâu bò nhập lậu qua biên giới vào các tỉnh Bắc Trung bộ (Quảng Trị, Hà Tĩnh, Nghệ An), nguồn gốc số gia súc này được xác định là từ Thái Lan. Do không kiểm soát được việc vận chuyển, buôn bán trâu bò ở các địa phương và không thực hiện nghiêm kế hoạch tiêm phòng, tiêm vắcxin đạt tỷ lệ thấp nên dịch LMLM đã xảy ra tại các huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên của tỉnh Hà Tĩnh, huyện Nghi Lộc, Quỳ Hợp, Quỳnh Lưu, Quế Phong và TP.Vinh của tỉnh Nghệ An, làm hàng trăm trâu bò phát bệnh, đặc biệt là huyện Nghi Lộc, Quỳ Hợp và TP Vinh (Nghệ An), huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh đã phát hiện virus LMLM týp A (là týp vi rút đang lưu hành tại Thái Lan, Lào, Campuchia, từ lâu tại miền Bắc không có týp này) gây khó khăn thêm cho công tác phòng chống dịch. Tuy nhiên, ngay sau khi phát hiện có dịch LMLM xảy ra, tỉnh Hà Nam, Ninh Bình và Thái Bình đã xử lý ngay số gia súc mắc bệnh, nên dịch chỉ xảy ra trong phạm vi hẹp, thời gian ngắn đã được dập tắt. Năm 2009, dịch LMLM trên trâu bò xảy ra ở 38 xã, 11 huyện của 5 tỉnh là Long An, Kon Tum, Hoà Bình, Sơn La và Quảng Bình làm 1.027 con trâu bò mắc bệnh. Số trâu bò đã tiêu huỷ là 188 con. Dịch lợn tai xanh Trong năm 2008, dịch tai xanh đã xảy ra thành hai đợt chính tại 956 xã, phường thuộc 103 huyện của 26 tỉnh, thành phố, làm tổng số lợn 309.586 con mắc bệnh, số lợn buộc phải tiêu huỷ là 300.906 con. Tại các ổ dịch, ngoài virut PRRS đã được xác định là nguyên nhân chính, hàng loạt các mầm bệnh khác như : Dịch tả lợn, PCV2, tụ huyết trùng, phó thương hàn, liên cầu khuẩn (do Streptocuccus spp.), suyễn lợn. . . cũng có mặt và đây chính là nguyên nhân dẫn đến chết nhiều lợn mắc bệnh. Việc xuất hiện chủng virus PRRS độc lực cao đã làm dịch lây lan nhanh, gây ra tỷ lệ chết cao hơn chủng cổ điển. Hiện nay, cả nước đã kiểm soát được dịch tai xanh và từ tháng 9/2008 đến nay, không xảy ra dịch ở diện rộng, vẫn còn một vài ổ dịch nhỏ lẻ xuất hiện nhưng đã được xử lý kịp thời. Tuy nhiên, vi rút lưu hành rộng rãi trên đàn lợn mắc bệnh đã khỏi về triệu chứng lâm sàng và tiếp tục được bài thải, phát tán ở nhiều địa phương. Do chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, không áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, không tiêm phòng đầy đủ các loại vac xin phòng các bệnh khác theo quy định, bên cạnh đó chưa quản lý tốt việc vận chuyển buôn bán lợn nên nguy cơ dịch tái phát ở bất cứ địa phương nào, ở bất cứ thời điểm nào là rất lớn, đặc biệt trong giai đoạn tháng 3 và 4 tới, khi thời tiết này thay đổi tạo thuận lợi cho virus gây bệnh tai xanh và các mầm bệnh khác phát triển gây bệnh. Ngoài ra, năm 2008, ở nước ta còn xảy ra các loại dịch bệnh khác trên gia súc, gia cầm khác như bệnh dịch tả lợn, tụ huyết trùng, đóng dấu lợn, phó thương hàn, Newcastle, Gumboro, dại, nhiệt thán, giun bao, giun xoắn... là những bệnh nổi cộm và có nhiều địa phương có dịch. Theo kinh nghiệm phòng chống bệnh những năm qua cho thấy, nếu không tiêm phòng tốt cho gia súc, gia cầm, khi có bệnh dịch xảy ra, sẽ làm cho bệnh trầm trọng hơn, nguy cơ lan rộng và lây lan sang các địa phương khác là rất cao. Các giải pháp chính trong công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trong năm 2009 - Tiếp tục củng cố, tăng cường và duy trì hoạt động của hệ thống Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật các cấp; rà soát lại các kế hoạch, chương trình và chính sách về phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm của địa phương; chuẩn bị sẵn sàng các phương án về nhân lực, tài chính, phương tiện, dụng cụ, vật tư, hoá chất để chủ động ứng phó khi có dịch; - Tổ chức tuyên truyền về phòng chống các bệnh động vật nguy hiểm trên các phương tiện thông tin đại chúng từ Trung ương đến địa phương; hướng dẫn các biện pháp chăn nuôi an toàn, hạn chế các hành vi có nguy cơ làm phát sinh dịch, đồng thời tuân thủ các quy định của pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước trong phòng chống dịch bệnh cho động vật, - Tăng cường năng lực của hệ thống thú y, đặc biệt là thú y xã, phường theo văn bản số 1569/TTg- NN ngày 19/10/2007 của Thủ tường Chính phủ về việc hỗ trợ đối với nhân viên thú y cấp xã: Thông tư số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15 tháng 5 năm 2008; Thông tư số 04/2009/TT-BNN ngày 21/01/2009 của Bộ NN và PTNT hướng dẫn nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên chuyên môn, kỹ thuật ngành NN và PTNT công tác trên địa bàn cấp xã; tập trung hoàn thiện việc xây dựng và tổ chức triển khai đề án tăng cường năng lực quản lý của cả cơ quan Thú y Trung ương và các cơ quan thú y địa phương; - Phân công tổ chức lực lượng, giao trách nhiệm cụ thể cho các cấp chính quyền xây dựng và củng cố hệ thống giám sát dịch bệnh, đảm bảo giám sát đến tận thôn, ấp nhằm phát hiện sớm ổ dịch và xử lý kịp thời; - Giải quyết các vướng mắc của các địa phương trong quá trình thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh; tổ chức thực hiện tiêm phòng vắc xin phòng bệnh theo Quyết định số 63/2005/QĐ- BNN ngày 13/10/2005 về việc ban hành Quy định về tiêm phòng bắt buộc vắc xin cho gia súc, gia cầm và Chỉ thị số 2349/CT-BNN-TY ngày 06/8/2008 của Bộ NN và PTNT, đặc biệt chú trọng nâng cao tỷ lệ tiêm phòng bệnh dịch nói chung bằng cách huy động sự tham gia tích cực của chính quyền địa phương và chấn chỉnh kỹ thuật tiêm phòng; - Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định trách nhiệm để đảm bảo hiệu quả của các chương trình quốc gia phòng chống dịch bệnh hiện đang triển khai, cụ thể là Chương trình LMLM. Dự án tiêm phòng vắcxin cúm 2009 - 2010, Chương trình phòng chống bệnh dại, Dự án có hỗ trợ của quốc tế như OSRO/RAS/604-3, GETS; - Hướng dẫn, giám sát việc tổ chức thực hiện các dự án về xoá đói giảm nghèo, phát triển chăn nuôi đúng các quy định của pháp luật về chương trình con giống, kiểm dịch động vật; đề nghị bổ sung hợp phần thú y đối với các dự án phát triển chăn nuôi, cung cấp con giống. Xử lý nghiêm các vi phạm để chấm dứt tình trạng làm phát tán lây lan dịch bệnh như thời gian qua; - Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định, các chương trình, kế hoạch về phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và thuỷ sản; - Tổ chức thực hiện và phát động năm 2009 là năm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật tại các địa phương theo Quyết định số 66/2008/QĐ-BNN ngày 04/6/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
#duangreentown #chungcugreentown #canhogreentown Nguồn: Cục Thú y - (trích từ: Thông tin KHCN - Kinh tế NN và PTNT số 3-2009)
Thông tin dịch bệnh
Add comment