Chicuccntyhcm.gov.vn
Log in
Giới thiệu
Trao đổi
Quy trình ISO
Lịch làm việc
Hoạt động ngành
Hoạt động đoàn thể
Khoa học kỹ thuật
Kiến thức tiêu dùng
Lịch làm việc
Thông tin thị trường
Thư giãn
Thư viện
Tin tức hoạt động
Trả lời bạn đọc
WTO
Báo cáo tuần
Chương trình trọng điểm
Cơ sở an toàn dịch
Cơ sở an toàn thực phẩm
Cơ sở giết mổ
Cơ sở kinh doanh trứng gia cầm
Kho lạnh
Phúc đáp công văn - LTY
Thông tin dịch bệnh
Tình hình kiểm dịch
Tuyên truyền
Xử lý vi phạm
Vi rút cúm A/H1N1 gây dịch trên người
29. April 2009 00:00
Lượt xem: 17813
Comments (0)
Ngày 25/4/2009, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố ổ dịch do vi rút cúm A/H1N1 tại Bắc Mỹ là “tình trạng khẩn cấp về y tế có nguy cơ trên phạm vi quốc tế”. Theo quy định, trong tình huống này các nước trên thế giới phải thiết lập hệ thống báo cáo và giám sát căn bệnh này vì hiện nay dịch đã làm chết hàng chục người ở Mê-hi-cô và ít nhất làm 20 người ở Mỹ mắc bệnh. WHO lo ngại rằng ổ dịch này có thể lây lan sang các nước khác và kêu gọi cồng đồng quốc tế cùng phối hợp ứng phó dập dịch.
Tổng giám đốc WHO, bà Margaret Chan đưa ra quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp vào cuối ngày thứ 7 sau cuộc họp khẩn cấp nhằm tham vấn các chuyên gia cúm. Ban đầu bà cho các phóng viên biết rằng ổ dịch đó “tiềm ẩn nguy cơ đại dịch” nhưng tổ chức này quyết định chưa nâng mức cảnh báo vì cho rằng cần phải thu thập thêm thông tin.
Theo Trung tâm phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), tính đến ngày 26/4/2009, tại Hoa Kỳ đã xét nghiệm xác định 20 ca bệnh người nhiễm vi rút cúm A/H1N1 (8 ở New York, 7 ở California, 2 ở Texas, 2 ở Kansas, và 1 ở Ohio). Cả 20 trường hợp bệnh đều có triệu chứng cúm nhẹ và chỉ có 1 người phải nằm viện, các trường hợp khác được điều trị ngoại trú. Không bệnh nhân nào bị chết. Cả 20 trường hợp này đều nhiễm chủng vi rút giống nhau là vi rút cúm A/H1N1 mà trước đây chưa từng được phát hiện thấy trên lợn hay trên người. Việc tất cả các trường hợp bệnh đều không có tiền sử tiếp xúc với lợn và có 2 chùm ca bệnh khiến người ta nghi ngờ đã có sự lây truyền từ người sang người.
Tại Mê-hi-cô đã ghi nhận cơ hơn 1400 ca bệnh nghi nhiễm cúm trên địa bàn 19 bang trong tổng số 32 bang của nước này, trong đó 86 người đã chết; trong số này phòng thí nghiệm đã xác định 20 ca nhiễm vi rút cúm A (H1N1). Hiện nay các ca bệnh này đang được điều tra nhằm xác định tính nguy kịch và quy mô lây lan của ổ dịch ở Mê-hi-cô. Canada cũng đã xác nhận có 6 ca (4 ca ở Nova Scotia và 2 ca ở British Columbia), cả 6 ca bệnh này đều có triệu chứng nhẹ và đều là những người gần đây trở về từ Mê-hi-cô. Trong một nỗ lực nhằm kiểm soát dịch bệnh lây lan, Mê-hi-cô đã áp dụng các biện pháp giống như trước đây Hồng Kông đã từng áp dụng để với ứng phó dịch SARS, bao gồm đóng cửa trường học, bảo tàng, không tụ tập đông người, phát miễn phí khẩu trang…
Bên cạnh các ca bệnh đã được xác chẩn ở Bắc Mỹ, các ca bệnh nghi ngờ cũng được phát hiện tại các nước khác như Niu-di-lân, Tây Ban Nha, Israel - tất cả các trường hợp này đều là những người gần đây mới trở về từ Mê-hi-cô.
Các trường hợp bệnh thường có biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh cúm mùa vụ như sốt, đau nhức mình mẩy ho, chảy nước mũi, đau họng; một số trường hợp nặng thì có biểu hiện nôn mửa và tiêu chảy.
Cúm lợn (Swine influenza hay Swine flu) là một bệnh đường hô hấp thường gặp ở lợn do các chủng vi rút cúm A gây nên. Thông thường con người không mắc bệnh cúm lợn nhưng có thể nhiễm vi rút. Đã từng ghi nhận có trường hợp vi rút cúm lợn lây từ người sang người nhưng trước đây sự lây nhiễm này rất hạn chế và không lây lan đến quá 3 người. Trên lợn, vi rút cúm lợn gây ra tỷ lệ nhiễm cao nhưng tỷ lệ chết thấp. Vi rút cúm lợn có thể lưu hành trên lợn suốt cả năm nhưng thường gây dịch trong các tháng cuối mùa Thu và mùa Đông, tương tự như mùa dịch cúm trên người. Vi rút cúm lợn thể cổ điển (là một loại vi rút cúm A/H1N1) lần đầu tiên được phát hiện trên lợn vào năm 1930. Các týp phụ vi rút cúm lợn đã từng được phân lập trên lợn bao gồm: H1N1, H1N2, H3N1, H3N2, và H2N3, trong đó các týp phụ H1N1, H3N2 và H1N2 là thường gặp nhất. Ở Mỹ vi rút týp phụ H1N1 đã được phát hiện lưu hành trên các đàn lợn trước năm 1998 nhưng kể từ tháng 8/1998 thì đã phân lập được cả týp phụ H3N2 trên lợn. Tại Việt Nam chưa phát hiện vi rút cúm lợn, cả thể cổ điển và thể vi rút mới hiện nay.
Mặc dù vi rút gây bệnh trên người hiện nay ở Mỹ và Mê-hi-cô cũng được gọi bằng tên vi rút cúm lợn (cũng thuộc týp phụ vi rút cúm A/H1N1) nhưng theo CDC đây là thể vi rút mới, rất khác biệt so với vi rút cúm lợn thể cổ điển. Vi rút mới này là một chủng vi rút cúm A (H1N1) có chứa nguyên liệu di truyền từ 4 nguồn: vi rút cúm lợn Bắc Mỹ, vi rút cúm loài cầm Bắc Mỹ, vi rút cúm người và vi rút cúm lợn chủng châu Á và châu Âu. Đây là kiểu kết hợp chưa từng xảy ra trước đây. Trong tuyên bố ngày 26/4/2009, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ Vilsack khẳng định không phát hiện thấy trường hợp lợn nào nhiễm vi rút mới này.
Hiện nay, trong số các loại thuốc kháng vi rút hiện có thì Tamiflu (oseltamivir) và zanamivir là những loại thuốc tỏ ra có hiệu quả trong điều trị và phòng vi rút cúm A (H1N1) nhưng cũng giống như các loại thuốc kháng vi rút khác, thuốc này chỉ có tác dụng nếu được sử dụng sớm. Việc phát triển vắc xin cũng đã được đề cập và theo Tiến sỹ Richard Besser, Quyền giám đốc của CDC, CDC đã tạo ra “vi rút giống” có cấu trúc gen giống với chủng vi rút cúm A mới có thể dùng để sản xuất vắc xin khi Chính phủ thấy cần phải sản xuất vắc xin.
WHO và Mạng lưới cảnh báo và ứng phó toàn cầu (GOARN) đã cử chuyên gia đến Mê-hi-cô làm việc cùng các cơ quan y tế địa phương để điều tra thu thập thông tin dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm và giám sát các trường hợp bệnh lâm sàng. Các chuyên gia dịch tễ đang tiếp tục nghiên cứu nhằm xác định nguồn lây bệnh. Những thông tin hiện có cho thấy phần lớn các trường hợp bệnh hiện nay đều không có tiếp xúc trực tiếp với lợn nên chưa thể kết luận vi rút mới này lây từ lợn sang người, do đó, WHO không khuyến cáo các nước áp dụng bất kỳ biện pháp hạn chế đi lại hay buôn bán. Tuy nhiên, nhiều nước ở châu Mỹ La-tin, châu Âu và châu Á đã bắt đầu tăng cường hoạt động giám sát hoặc kiểm tra sàng lọc ở các sân bay và cửa khẩu. Nhóm công tác ứng phó khủng hoảng của Pháp cũng đã được khởi động vào hôm thứ 7 (25/4). CDC đã khởi động Trung tâm ứng phó khẩn cấp của mình để điều phối các hoạt động ứng phó. Nhật Bản cũng đã thiết lập hệ thống giám sát ở các sân bay quốc tế lớn của mình. Chính phủ các nước Trung Quốc, Nga có kế hoạch giám sát chặt chẽ các trường hợp có triệu chứng cúm. Trong khi đó, các nước khác tăng cường kiểm soát lợn và thịt lợn nhập khẩu từ châu Mỹ hoặc cấm nhập mặc dù các quan chức y tế bảm bảo rằng ăn thịt lợn nấu chín thì vẫn an toàn. Một số nước đã đưa ra cảnh báo cho du khách đến Mê-hi-cô và Mỹ.
Ủy ban các vấn đề khẩn cấp của WHO có thể sẽ nhóm họp vào ngày mai (28/4/2009) để xem xét tình hình lây lan vi rút và quyết định xem có tăng mức cảnh báo đại dịch hay không.
Tại Việt Nam, Cục Thú y đang xém xét tăng cường mức độ kiểm soát lợn và sản phẩm lợn nhập khẩu từ các nước châu Mỹ, phối hợp cùng CDC Mỹ và AAHL của Úc để chuẩn bị tiến hành lấy mẫu giám sát trên đàn lợn nội địa tại Việt Nam./.
Nguồn: www.cucthuy.gov.vn
fbd3bc1a-9232-4f80-ae48-ec205bb481da|0|.0
Thông tin dịch bệnh
Add comment
Name*
Required
Please choose another name
E-mail*
Required
Please enter a valid e-mail
Website
Please enter a valid URL
b
i
u
quote
Required
Comment
Preview
Comment
Notify me when new comments are added
The captcha text was not valid. Please try again.
Liên kết website
Chọn liên kết
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Your browser does not support the video tag.
Your browser does not support the video tag.
>
phuc tue