Chicuccntyhcm.gov.vn
Log in
Giới thiệu
Trao đổi
Quy trình ISO
Lịch làm việc
Hoạt động ngành
Hoạt động đoàn thể
Khoa học kỹ thuật
Kiến thức tiêu dùng
Lịch làm việc
Thông tin thị trường
Thư giãn
Thư viện
Tin tức hoạt động
Trả lời bạn đọc
WTO
Báo cáo tuần
Chương trình trọng điểm
Cơ sở an toàn dịch
Cơ sở an toàn thực phẩm
Cơ sở giết mổ
Cơ sở kinh doanh trứng gia cầm
Kho lạnh
Phúc đáp công văn - LTY
Thông tin dịch bệnh
Tình hình kiểm dịch
Tuyên truyền
Xử lý vi phạm
Bệnh Cúm Ngựa
13. May 2009 00:00
Lượt xem: 20917
Comments (0)
- Cúm ngựa là bệnh dịch gây ra do 2 giống virus cúm A là equine-1 (H7N7) và equine-2 (H3N8). Bệnh lây lan với tốc độ nhanh gần như 100% trong đàn ngựa chưa tiêm phòng và chưa từng tiếp xúc với mầm bệnh trước đó.
- Trong quá khứ, bệnh cúm ngựa được xem là nguy cơ gây bệnh trên người do tiếp xúc đặc biệt giữa người và ngựa: hoạt động đưa thư, chiến đấu và ngựa phương tiện vận chuyển chủ yếu. Trong thời điểm hiện tại, đua ngựa cũng làm tăng nguy cơ lây bệnh giữa người và ngựa.
* Đặc điểm dịch tễ
- Bệnh Cúm ngựa lây lan nhanh trong đàn, thời gian ủ bệnh ngắn (từ 1 – 5 ngày). Triệu chứng thường thấy là sốt, ho, chảy mũi, chán ăn, thụ động trong nhiều ngày và thường hồi phục sau 2 đến 3 tuần. Virus được phân lập đầu tiên vào năm 1956, virus có thể lây lan giữa các loài khác nhau và có thể là nguyên nhân gây dịch nội vùng trên người và gần đây là trên chó.
- Đến nay chưa có nghiên cứu xác định ngựa khỏi bệnh có thể mang virus. Nhưng ngựa khỏi bệnh thường mang bệnh thể nhẹ không rõ triệu chứng. Dịch có thể bùng phát ngay khi ngựa mới được nhập đàn hoặc bị suy giảm miển dịch vì bất cứ lý do khác. Bệnh thường lan truyền khi ngựa lành tiếp xúc với đàn ngựa nhiễm bệnh, khi ngựa lành tiếp xúc với chất bài tiết như chất bài tiết hô hấp, nước tiểu và phân trong chuồng ngựa nhiễm bệnh. Bệnh cũng lan truyền khi ngựa bệnh tham gia đua, biểu diễn, huấn luyện, hội chợ và tiếp xúc với đàn ngựa mẩn cảm. Mức độ lây lan của bệnh phụ thuộc vào tình trạng miển dịch của đàn. Virus biến thể có thể xuất hiện và có thể gây dịch bệnh trong đàn ngựa không có bảo hộ.
* Triệu chứng của bệnh: Thời gian ủ bệnh từ 1 – 3 ngày, (từ 18 giờ đến 5 ngày). Bệnh bùng phát bất ngờ, thân nhiệt tăng cao đến 42oC, thường kéo dài dưới 3 ngày (nếu có phụ nhiểm với vi khuẩn sẽ kéo dài hơn). triệu chứng ho xuất hiện sớm và kéo dài trong vòng nhiều tuần. Chảy dịch mũi không rõ rệt, thở khó, yếu sức, và biểu hiện cứng cơ có thể cùng xuất hiện. Ngựa mắc bệnh nhẹ thường hồi phục sau 2 – 3 tuần, nhưng ngựa nhiểm bệnh nặng thường kéo dài đến hơn 6 tháng. Những triệu chứng phức tạp có thể xảy ra khi có xâm nhập của vi khuẩn gây viêm phế quản mản tính, rối loạn hô hấp mản tính.
* Chẩn đoán bệnh: Cúm ngựa thường được chẩn đoán thông qua quan sát tốc độ phát bệnh và lây lan. Phân tích phòng thí nghiệm thường giúp phân biệt cúm ngựa với ‘viêm phổi mũi do virus – equine viral rhinopneumonitis’; ‘viêm động mạch ngựa do virus – equine viral arteritis’ và với nhiều bệnh gây ra do virus tấn công đường hô hấp ngựa.
* Phòng bệnh Cúm ngựa: Phòng ngừa tốt nhất là giảm hoạt động cho ngựa, giảm bụi, tăng thông gió, và giử vệ sinh chuồng trại. Tại các nước đã xảy ra dịch trước đây, người ta có thể sử dụng vaccine tiêm phòng hai mũi với vaccine vô hoạt có thể bảo vệ ngựa khỏi mắc bệnh cúm ngựa. Tại nhiều quốc gia, ngựa đua và ngựa tham gia các hoạt động khác phải được tiêm phòng hai mũi căn bản, một mũi tiêm nhắc 6 tháng sau đó và tiêm nhắc lại hàng năm. Vaccin luôn cần được kiểm tra để đảm bảo phù hợp kháng nguyên hiện diện trên thực điạ. Tại các nước chưa từng xảy ra bệnh phải áp dụng biện pháp kiểm dịch và cách lý ngựa nhập đàn là biện pháp hữu hiệu phòng bệnh cúm ngựa.
* Điều trị : Ngựa mắc bệnh nhẹ chỉ cần nghỉ ngơi và làm việc ít. Ngựa với triệu chứng sốt cao, chảy mũi và thể hiện triệu chứng hô hấp cần được can thiệp với kháng sinh và tuyệt đối không hoạt động thể lực. Bệnh thường ít gây chết, ngoại trừ trên ngựa quá non hay quá già.
Nguồn Wikipedia, the Merck Veterinary Manual, ABC Australia
4b1997b9-1e00-4391-b518-1abc47218e09|0|.0
Thông tin dịch bệnh
Add comment
Name*
Required
Please choose another name
E-mail*
Required
Please enter a valid e-mail
Website
Please enter a valid URL
b
i
u
quote
Required
Comment
Preview
Comment
Notify me when new comments are added
The captcha text was not valid. Please try again.
Liên kết website
Chọn liên kết
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Your browser does not support the video tag.
Your browser does not support the video tag.
>
phuc tue