Chicuccntyhcm.gov.vn
Log in
Giới thiệu
Trao đổi
Quy trình ISO
Lịch làm việc
Hoạt động ngành
Hoạt động đoàn thể
Khoa học kỹ thuật
Kiến thức tiêu dùng
Lịch làm việc
Thông tin thị trường
Thư giãn
Thư viện
Tin tức hoạt động
Trả lời bạn đọc
WTO
Báo cáo tuần
Chương trình trọng điểm
Cơ sở an toàn dịch
Cơ sở an toàn thực phẩm
Cơ sở giết mổ
Cơ sở kinh doanh trứng gia cầm
Kho lạnh
Phúc đáp công văn - LTY
Thông tin dịch bệnh
Tình hình kiểm dịch
Tuyên truyền
Xử lý vi phạm
Phòng chống bệnh cúm cho lợn
13. May 2009 00:00
Lượt xem: 19606
Comments (0)
Cúm lợn (Swine influenza) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus cúm A gây ra. Tỷ lệ mắc bệnh cao, có thể đến 100%, nhưng tỷ lệ chết thấp (khoảng 1%).
Mầm bệnh: Là do một loại virú cúm týp A, thuộc họ Orthomyxoviridae, có vỏ bọc glycoprotein với chuỗi gen ARN, kích thước trung bình. Virus cúm týp A ở lợn có thể chia thành nhiều týp phụ khác. Các týp phụ thường được phát hiện phổ biến ở lợn gồm týp phụ H1N1, H1N2 và H3N2 hay H1N7, H3N1, H4N6, H3N3, H9N2.
Hiện nay, biến chủng mới virus cúm a H1N1 đang gây bệnh trên người ở Mexico, Mỹ, Canada, New Zealand, Tây Ban Nha… nhưng lại có các gen di truyền được kết hợp từ 4 nguồn, gồm: virus cúm lợn Bắc Mỹ, virus cúm loài cầm Bắc Mỹ, virus cúm người và virus cúm.
Cơ chế truyền lây: Vật chủ tự nhiên của virus cúm týp A là người, động vật có vú và gia cầm. Virus có nhiều trong dịch đường hô hấp của lợn mắc bệnh, từ đây mầm bệnh có thể lây lan trực tiếp từ lợn bệnh sang lợn khoẻ mạnh thông qua các dịch tiết, không khí khi lợn bệnh hắt hơi, sổ mũi, ho… Mầm bệnh có thể lưu hành trên lợn suốt cả năm nhưng thường gây dịch trong các tháng cuối mùa thu và mùa đông.
Triệu chứng: Thời gian nung bệnh từ 1-3 ngày. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh, làm hầu hết lợn trong đàn bị bệnh trong cùng thời điểm. Lợn mẫn cảm có thể đột ngột phát bệnh với các triệu chứng như: ho, sổ mũi, chảy nhiều nước mũi, khó thở, sốt (40,5-41,70C), mệt mỏi, bỏ ăn, lợn con nằm co cụm lại một chỗ, da mần đỏ. Nếu lợn bệnh không bị các loại mầm bệnh kế phát khác tấn công và được chăm sóc tốt thì có thể bình phục sau 5-7 ngày.
Biện pháp phòng chống: kiểm soát nghiêm ngặt động vật và sản phẩm động vật nhập khẩu, đặc biệt là vận chuyển lợn. Tăng cường công tác giám sát dịch bệnh, khi phát hiện có lợn mắc bệnh khác thường phải báo ngay cho cán bộ thú y và chính quyền thôn, xã để xác minh dịch và lấy mẫu gửi về phòng thí nghiệm của cơ quan thú y. Lợn mua về nuôi phải rõ nguồn gốc xuất xứ, có giấy chứng nhận kiểm dịch.
Khi nghi ngờ lợn mắc cúm, cần phải cách ly ngay những con lợn bệnh để hạn chế lây lan. Đồng thời thực hiện việc vệ sinh, tiêu độc khử trùng toàn bộ khu chuồng nuôi và các khu vực tiếp giáp xung quanh để tiêu diệt mầm bệnh bằng các loại hoá chất như đã sử dụng trong phòng chống cúm gia cầm; tăng cường công tác chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý đàn và áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi như: thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi và thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
Phòng bệnh lây sang người: Thực hiện nghiêm ngặt theo hướng dẫn của ngành y tế. Người chăn nuôi, giết mổ, chế biến, tiêu huỷ lợn bệnh hoặc khi tiếp xúc với lợn cần sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động tối thiểu như khẩu trang, ủng, gang tay, kính, quần áo bảo hộ. Sau khi tiếp xúc cần vệ sinh tiêu độc khử trùng, rửa chân, tay bằng nước xà phòng để phòng mầm bệnh lây sang người.
Nguồn: www.vcn.vnn.vn
ebf6967f-dff3-47ad-952d-b47f612d0315|0|.0
Thông tin dịch bệnh
Add comment
Name*
Required
Please choose another name
E-mail*
Required
Please enter a valid e-mail
Website
Please enter a valid URL
b
i
u
quote
Required
Comment
Preview
Comment
Notify me when new comments are added
The captcha text was not valid. Please try again.
Liên kết website
Chọn liên kết
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Your browser does not support the video tag.
Your browser does not support the video tag.
>
phuc tue