Chicuccntyhcm.gov.vn
Log in
Giới thiệu
Trao đổi
Quy trình ISO
Lịch làm việc
Hoạt động ngành
Hoạt động đoàn thể
Khoa học kỹ thuật
Kiến thức tiêu dùng
Lịch làm việc
Thông tin thị trường
Thư giãn
Thư viện
Tin tức hoạt động
Trả lời bạn đọc
WTO
Báo cáo tuần
Chương trình trọng điểm
Cơ sở an toàn dịch
Cơ sở an toàn thực phẩm
Cơ sở giết mổ
Cơ sở kinh doanh trứng gia cầm
Kho lạnh
Phúc đáp công văn - LTY
Thông tin dịch bệnh
Tình hình kiểm dịch
Tuyên truyền
Xử lý vi phạm
Dịch bệnh gia súc, gia cầm cuối năm: Trỗi dậy bất cứ lúc nào
4. September 2009 00:00
Lượt xem: 3989
Comments (0)
Việc dịch cúm gia cầm "thoắt ẩn thoắt hiện", dịch LMLM vừa tái xuất hiện ở các tỉnh miền Trung, dịch heo “tai xanh” quay lại BR- VT, Bạc Liêu, Đồng Nai... báo hiệu một mùa dịch bệnh âm ỉ có thể bùng phát bất cứ lúc nào từ nay đến cuối năm. Điều đáng ngại, tỷ lệ tiêm phòng hiện đạt tỷ lệ rất thấp sẽ "kích hoạt" cho dịch trỗi dậy …
Tại Hội nghị phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm phía Nam hôm qua 27/8 tại TPHCM, Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) cho biết, từ đầu năm đến nay dịch cúm gia cầm (CGC) đã xảy ra ở 16 tỉnh thành với gần 100.000 con gia cầm các loại bị tiêu hủy. Các ổ dịch gần như được "cơ cấu" xuất hiện ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam và ở cả 3 vùng núi, trung du và đồng bằng, đặc biệt là ở ĐBSCL. Cùng với CGC, dịch LMLM đã xảy ra ở 18 tỉnh thành, làm gần 3.000 con gia súc mắc bệnh, 305 con phải tiêu hủy. Riêng bệnh “tai xanh” cũng xảy ra ở 10 tỉnh, thành với trên 5.600 con heo mắc bệnh và 4.500 con tiêu hủy.
Theo ông Mai Văn Hiệp – Phó Cục trưởng Cục Thú y, nguyên nhân khiến dịch bệnh lây lan rộng thời gian qua là do chính quyền và người dân một số địa phương còn "lơ mơ" trong phòng chống dịch, không triển khai thực hiện nghiêm các biện pháp theo quy định. Ngay trong hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Diệp Kỉnh Tần đã tỏ ra rất bất ngờ trước cách chống dịch của lãnh đạo Chi cục Thú y Đồng Nai khi biết “ổ” dịch “tai xanh” tại xã Thanh Sơn (huyện Định Quán) mới tiêu hủy được 27/74 con heo bệnh mà mất gần 3 tuần liền (từ ngày 6/8). “Tôi thực sự không an tâm với cách chống dịch kiểu này. Nếu người dân đem heo bệnh tung ra thị trường khiến dịch bệnh lây lan mạnh thì Chi cục Thú y phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước cách làm việc lơ mơ trên” – Thứ trưởng nói.
Đặc biệt, Cục Thú y cũng nêu kết quả tiêm phòng vắcxin tại một số địa phương đạt rất thấp. Ông Nguyễn Xuân Bình – Phó GĐ Cơ quan Thú y Vùng VI dẫn chứng: Kết quả tiêm phòng 6 tháng đầu năm (phía Nam) trên trâu, bò tiêm vắcxin chỉ đạt 33,9% (351.000/1.034.000 con); trên đàn heo tiêm phòng còn thấp hơn với 22,7% (788.000/3.471.000 con). “Ngoài ra, hiệu giá bảo hộ sau tiêm phòng hiện cũng rất thấp, đây cũng là nguyên nhân khiến hai huyện Tân Trụ và Châu Thành (Long An) vừa qua phải xử lý 87 con bò LMLM dù đã được tiêm phòng vắcxin Posi-3type” – ông Bình nói.
Heo bệnh lọt qua 17 trạm kiểm dịch không bị phát hiện
Lo lắng nữa là nhiều địa phương không kiểm soát được trâu bò vận chuyển theo đường tiểu ngạch qua biên giới cũng như kiểm dịch vận chuyển nội địa. Đại diện Chi cục Thú y TPHCM ví dụ: 200 con heo LMLM vừa bị phát hiện tại TPHCM lại được “ra lò” từ vùng… an toàn dịch bệnh (Đô Lương, Nghệ An). Nguy hiểm nữa là lô hàng qua tới 17 trạm kiểm dịch động vật (đều có phúc kiểm) nhưng vẫn vào được tận TPHCM!
Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần nhấn mạnh, tháng 10 tới chúng ta sẽ tổ chức tiêm phòng đợt 2. Đây là biện pháp chống dịch chính nên yêu cầu các chi cục Thú y sau hội nghị về báo cáo ngay với chính quyền địa phương để phối hợp thực hiện tốt. Đồng thời, sau tiêm phòng phải kiểm soát và giám sát chặt, không để tình trạng trước đây từng có ổ dịch sau cả tháng mới phát hiện ra thì dịch bệnh đã lây lan khắp nơi. Thứ trưởng cũng yêu cầu ngành thú y phải rà soát lại mạng lưới thú y cơ sở để thực hiện tốt nhiệm vụ tiêm phòng và giám sát, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra việc giết mổ, vận chuyển gia súc, gia cầm để tránh tình trạng “đánh tháo” gia súc, gia cầm bệnh làm lây lan dịch.
Cụ thể, ông Mai Văn Hiệp đề nghị các địa phương chuẩn bị tổ chức tiêm phòng triệt để đợt 2 (tháng 10 và 11/2009), đặc biệt là vịt chạy đồng, vịt thời vụ. Đối với dịch LMLM, các tỉnh nhất là miền Trung cần chấn chỉnh lại công tác kiểm dịch vận chuyển qua biên giới cũng như nội địa, đồng thời triển khai đồng bộ, hiệu quả kế hoạch tiêm phòng vắc xin LMLM đợt 2/2009 và triển khai kế hoạch giám sát sau tiêm phòng. Về dịch tả và “tai xanh”, các địa phương tiếp tục tổ chức tiêm phòng đạt tỷ lệ theo quy định và xiết chặt công tác kiểm dịch, phúc kiểm vận chuyển heo, sản phẩm từ heo đi tiêu thụ.
Nguồn: www.nongnghiep.vn
db3e6300-0d9e-49f9-98b9-8f0ad8e3ac70|0|.0
Thông tin dịch bệnh
Add comment
Name*
Required
Please choose another name
E-mail*
Required
Please enter a valid e-mail
Website
Please enter a valid URL
b
i
u
quote
Required
Comment
Preview
Comment
Notify me when new comments are added
The captcha text was not valid. Please try again.
Liên kết website
Chọn liên kết
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Your browser does not support the video tag.
Your browser does not support the video tag.
>
phuc tue