Chicuccntyhcm.gov.vn
Log in
Giới thiệu
Trao đổi
Quy trình ISO
Lịch làm việc
Hoạt động ngành
Hoạt động đoàn thể
Khoa học kỹ thuật
Kiến thức tiêu dùng
Lịch làm việc
Thông tin thị trường
Thư giãn
Thư viện
Tin tức hoạt động
Trả lời bạn đọc
WTO
Báo cáo tuần
Chương trình trọng điểm
Cơ sở an toàn dịch
Cơ sở an toàn thực phẩm
Cơ sở giết mổ
Cơ sở kinh doanh trứng gia cầm
Kho lạnh
Phúc đáp công văn - LTY
Thông tin dịch bệnh
Tình hình kiểm dịch
Tuyên truyền
Xử lý vi phạm
Phòng chống dịch cúm gia cầm ở đồng bằng sông Cửu Long: Quản chặt vịt chạy đồng
5. March 2010 00:00
Lượt xem: 3660
Comments (0)
Ngày 03-03-2010, tại TP.Cần Thơ, Bộ NN&PTNT đã tổ chức hội nghị bàn các giải pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm (CGC) tại khu vực ĐBSCL và cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch trên diện.
Nguy cơ cao, ý thức thấp
Theo báo cáo của Cục Thú y, đến thời điểm này ĐBSCL đã có 2 tỉnh có dịch CGC là Cà Mau và Sóc Trăng. Hiện tại 2 tỉnh này đã có 29 ổ dịch. Cụ thể, tại Cà Mau từ đầu tháng 12-2009 đến nay, đã xuất hiện thêm 25 ổ dịch ở 10 xã, phường, thị trấn của các huyện Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh và TP.Cà Mau. Ổ dịch gần đây nhất xảy ra ngày 23-2-2010, với 62 con vịt, tại xã Nguyễn Phích, huyện U Minh và 125 con vịt tại xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời. Từ đó đến nay, Cà Mau đã tiêu huỷ 9.126 con gà, vịt, ngan. Còn tại Sóc Trăng từ ngày 18-1 đến nay, có 4 hiện ổ dịch tại xã Thạnh Qưới, Thạnh Qưới Thuận (Mỹ Xuyên), Đại Hải (Kế Sách), với tổng số gia cầm chết và tiêu huỷ 2.449 con.
Ông Diệp Kỉnh Tần - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT lo lắng: “Nguy cơ lây lan đáng báo động. Bởi các tỉnh ĐBSCL đang vào thời điểm thu hoạch vụ lúa đông xuân, nhiều người chăn nuôi chuẩn bị thả vịt chạy đồng để tận dụng lúa rơi vãi và sẽ toả đi khắp nơi. Trong khi đó các ổ dịch đều từ đàn vịt chạy đồng mà lan ra… Mặt khác, Cà Mau là địa phương liên tục xảy ra dịch CGC trên diện rộng. Trong khi đó, ý thức của chính quyền địa phương và nhân dân trong tỉnh về phòng, chống dịch chưa cao. Thậm chí có địa phương ở Cà Mau, bí thư, chủ tịch xã cho các đàn vịt chạy đồng vào địa phương mình thật nhiều để thu tiền mà không hề nghĩ đến nguy cơ và hậu quả của dịch bệnh”. Ông Tần cảnh báo: “Năm 2009, từ ổ dịch Cà Mau đã lan ra Sóc Trăng, đến Bạc Liêu, Hậu Giang…”.
Khó quản vịt chạy đồng
Ông Nguyễn Văn Đồng - Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang, cho biết: Tuy tỉnh tập trung cao độ nhưng việc quản lý vịt chạy đồng các tỉnh lân cận sang rất khó. Chăn nuôi nhỏ lẻ, nhất là đàn gà nên việc bắt để tiêm phòng không xuể. Trong khi đó tỉnh không có thanh tra thú y…
CGC bùng phát và lây lan trên diện rộng được hội nghị xác định thủ phạm chính là những đàn vị chạy đồng. Các đại biểu đều thống nhất phải tăng cường quản lý chặt chẽ vịt chạy đồng trong vụ đông xuân này. Theo ông Nguyễn Văn Đồng, trong năm 2010 Hậu Giang áp dụng biện pháp nếu phát hiện đàn vịt chạy đồng mà không có đăng ký ngay lập tức sẽ tịch thu tiêu huỷ. Địa phương nào để xảy ra dịch thì cấp uỷ, ngành nông nghiệp nơi đó phải chịu trách nhiệm…
Còn theo bà Ngô Mỹ Dung - Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Vĩnh Long, điều đáng lo ở tỉnh này là chưa quản lý được số lượng nhập trứng và xuất vịt con của các lò ấp vịt. Các điểm nuôi chim cút trên địa bàn chưa thực hiện tốt việc khai báo và đăng ký. Đây cũng là nguy cơ cao tái phát CGC. Chi cục đề nghị cần tăng mức hỗ trợ phí cho cán bộ thú y thực hiện tiêm phòng, vì hiện nay mức hỗ trợ 100 đồng/liều là quá thấp.
Ông Mai Hoàng Việt - Chi cục trưởng Thú y An Giang, thống nhất kiến nghị Chính phủ tăng mức hỗ trợ cán bộ thú y, đồng thời đề nghị Bộ NN&PTNT nên ra văn bản quy phạm pháp luật về xã hội hoá công tác tiêm phòng dịch bệnh để giảm chi phí cho nhà nước, nâng cao ý thức người dân. Đại diện Cục Chăn nuôi cũng cho biết, Cục đang hoàn thiện khung pháp lý chăn nuôi có điều kiện. Trong thời gian tới, người nào đủ điều kiện mới được cấp phép chăn nuôi.
Theo ghi nhận của NTNN, gần 1 tháng qua tại ấp Bình Minh 2, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, vịt nuôi đàn lẻ của nhiều hộ dân đã đồng loạt chết nhưng chính quyền địa phương không có động thái gì.
Hồng Cẩm - Báo Nông thôn số 45 ra ngày 4/3/2010
Nguồn: vcn.vnn.vn
52e283c2-f509-4770-9f8a-c13d294e6371|0|.0
Thông tin dịch bệnh
Add comment
Name*
Required
Please choose another name
E-mail*
Required
Please enter a valid e-mail
Website
Please enter a valid URL
b
i
u
quote
Required
Comment
Preview
Comment
Notify me when new comments are added
The captcha text was not valid. Please try again.
Liên kết website
Chọn liên kết
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Your browser does not support the video tag.
Your browser does not support the video tag.
>
phuc tue