Chicuccntyhcm.gov.vn
Log in
Giới thiệu
Trao đổi
Quy trình ISO
Lịch làm việc
Hoạt động ngành
Hoạt động đoàn thể
Khoa học kỹ thuật
Kiến thức tiêu dùng
Lịch làm việc
Thông tin thị trường
Thư giãn
Thư viện
Tin tức hoạt động
Trả lời bạn đọc
WTO
Báo cáo tuần
Chương trình trọng điểm
Cơ sở an toàn dịch
Cơ sở an toàn thực phẩm
Cơ sở giết mổ
Cơ sở kinh doanh trứng gia cầm
Kho lạnh
Phúc đáp công văn - LTY
Thông tin dịch bệnh
Tình hình kiểm dịch
Tuyên truyền
Xử lý vi phạm
Nông dân nuôi bò sữa có thể chống lại mối đe dọa của bệnh Johne
7. August 2010 00:00
Lượt xem: 3111
Comments (0)
Theo nghiên cứu của Kim Cook, nhà vi trùng học của Phòng Nghiên cứu chất thải động vật thuộc Viện Nghiên cứu nông nghiệp Mỹ (ARS) ở Bowling Green và Carl Bolster, nhà thủy học ở Bowling Green, cùng các đồng nghiệp khác, hai lời khuyên để ngăn ngừa bệnh Johne cho các trang trại chăn nuôi bò sữa là: Sử dụng máng nước bằng thép không rỉ và thêm clo vào nước.
Giá máng thép không gỉ là khá đắt, nhưng những hệ quả mà bệnh Johne gây ra còn đắt đỏ hơn nhiều. Được gây ra bởi vi khuẩn Mycobacterium paratuberculosis, bệnh này có thể dẫn đến thiệt hại tới 200.000 USD/năm đối với một đàn bò sữa 1.000 con. Những thiệt hại chủ yếu là sản lượng sữa giảm và chi phí tiêu hủy động vật mắc bệnh. Số lượng các trường hợp bò sữa mắc bệnh Johne liên tiếp tăng cho thấy rằng có thể có nguồn ô nhiễm không rõ ràng ở các trang trại.
Cook cho rằng máng nước sẽ là một ngôi nhà hoàn hảo cho vi khuẩn, vì vậy cô làm bài toán đếm vi khuẩn mycobacteria trong các lớp nhớt trong nước ở hai bên máng được sử dụng bằng các chất liệu khác nhau như bê tông, nhựa, thép không gỉ, và thép mạ kẽm. Cô muốn để xem liệu có sự khác biệt trong khả năng vi khuẩn này có bám chặt và tồn tại trên bề mặt của những vật liệu khác nhau này hay không.
Cook phát hiện thấy sự tập trung cao các vi khuẩn ở tất cả các máng trong thời gian ba ngày kể từ ngày đưa vi khuẩn vào trong nươc, và chúng sống sót trong hơn 149 ngày. Tuy nhiên, tỷ lệ sống sót của vi khuẩn đạt thấp nhất ở các máng thép không gỉ.
Khi cô thêm vào 3 muỗng canh chất khử trùng clo cho mỗi 100 ga-lông nước trong máng hàng tuần, cô thấy rằng, vào cuối tuần thứ ba, chưa đến 1% vi khuẩn còn sống sót trên máng thép không gỉ và mạ kẽm. Mặt khác, 20% vi khuẩn vẫn còn sống sót trên máng nhựa 34% còn sống sót trên máng bê tông.
Các tác dụng khử trùng của clo có thể bị suy yếu bởi độ pH cao hơn của bê tông và bởi xu hướng hấp thụ clo của nhựa.
Dựa trên các kết quả này, việc sử dụng máng nước bằng thép không gỉ với nước được khử trùng bằng clo cần trở thành một trong những khuyến nghị trong kế hoạch kiểm soát bệnh Johne, Cook cho biết.
Nghiên cứu này được đăng trên tạp chí Veterinary Microbiology and Bovine Practitioner.
NVA – Scientistlive
Nguồn: www.agroviet.gov.vn
d08602de-60c3-4369-98e4-7ef4ee57b8dd|0|.0
Khoa học kỹ thuật
Add comment
Name*
Required
Please choose another name
E-mail*
Required
Please enter a valid e-mail
Website
Please enter a valid URL
b
i
u
quote
Required
Comment
Preview
Comment
Notify me when new comments are added
The captcha text was not valid. Please try again.
Liên kết website
Chọn liên kết
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Your browser does not support the video tag.
Your browser does not support the video tag.
>
phuc tue