Việc phát hiện ra ảnh hưởng của rau diếp xoăn trong việc ngăn ngừa mùi hoi ở thịt lợn, về lâu dài, có thể mở ra một phương pháp hiệu quả trong việc ngăn ngừa mùi hoi của thịt thông qua thức ăn chăn nuôi. Nếu bạn đã từng nếm mùi thịt heo nấu chín nặng mùi, bạn sẽ nhận ra rằng nó không hề ngon miệng. Để tránh cho người tiêu dùng phật ý, hầu hết lợn đực ở Đan Mạch đều bị thiến. Thiến lợn là một hành động gây khó chịu cho cho lợn và là một công việc không mong đợi của người chăn nuôi, nhưng cho đến gần đây, đó là giải pháp duy nhất khả thi cho vấn đề này. Các nghiên cứu trước đây tại Đại học Aarhus đã chỉ ra rằng cho lợn ăn rau diếp xoăn có thể thay cho việc thiến lợn. Các nhà khoa học đã dần hiểu thêm về ảnh hưởng của rau diếp xoăn đến mùi hoi ở lợn. Khám phá của họ có thể là manh mối giúp các nhà khoa học tìm ra một phương pháp tốn ít chi phí hơn và hiệu quả trong việc sử dụng rau diếp xoăn như là một giải pháp thay thế cho việc thiến. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho chăn nuôi lợn, người chăn nuôi và cả người tiêu dùng. Nếu người nông dân cho lợn ăn rau diếp xoăn trong vòng 14 ngày trước khi giết mổ, thì có thể tránh mùi hoi của thịt lợn. Tuy nhiên, cho lợn ăn rau diếp xoăn không phải là một biện pháp được sử dụng rộng rãi ở các trang trại tại Đan Mạch. Một trong những lý do là giá của rau diếp xoăn quá đắt. Theo nghiên cứu sinh Martin Krøyer Rasmussen từ Đại học Aarhus, có một sự sụt giảm hàm lượng skatole trong mỡ và máu của lợn khi lợn được cho ăn rau diếp xoăn 14 ngày trước khi giết mổ. Các nhà khoa học đã xem xét đến khả năng là do quá trình trao đổi các hợp chất trong gan đã được cải thiện bởi một số nguyên nhân. Họ đã tiến hành các phân tích để tìm ra men gan làm nhiệm vụ trao đổi skatole và androstenone đồng thời tìm thấy hàm lượng men này ở mức cao hơn và hoạt tính của men cao hơn sau khi cho lợn ăn rau diếp xoăn. Skatole được sản sinh bởi vi khuẩn trong ruột lợn mà từ đó nó được hấp thụ vào máu. Thông qua máu, hợp chất này tìm đường đến gan, nơi nó bị các enzyme phá vỡ. Androstenone cũng là một vấn đề. Đó là một pheromone được sản sinh trong tinh hoàn của lợn. Nó cũng được chuyển hóa ở gan. Androstenene ức chế quá trình trao đổi chất skatole. Nếu skatole và androstenone không chuyển hóa kịp thời với hoạt động sản sinh của chúng thì chúng sẽ tích lũy trong mỡ và làm tăng mùi hoi trong thịt lợn. Trong các nghiên cứu của mình, các nhà khoa học cũng tìm thấy một tác động rõ ràng của rau diếp xoăn tới androstenone. Họ đã đo thấy lượng androstenone trong mỡ giảm, lượng enzyme tăng cao hơn trong chuyển hóa androstenone trong gan, mRNA và protein ở mức cao hơn cần phải có để tạo ra các enzyme. Sau đó, các nhà khoa học đưa ra giả thuyết liệu có một cái gì đó có hoạt tính sinh học trong rau diếp xoăn trực tiếp kích thích gan hoặc liệu cơ thể của lợn có bị ảnh hưởng ở một cách nào đó khiến cho gan có phản ứng gián tiếp. Để nghiên cứu vấn đề này, họ đã cho rau diếp xoăn trực tiếp tác động tới các tế bào gan phát triển trong phòng thí nghiệm và sau đó đo xem liệu enzyme có ở mức cao hơn hay không. Nếu không có tác động nào tới enzyme trong tế bào gan được nuôi cấy thì đó là do rau diếp xoăn có tác dụng ở một nơi khác trong cơ thể lợn. Rau diếp xoăn được sử dụng để sản xuất inulin. Nếu các chất hoạt tính sinh học mà các nhà khoa học đang tìm kiếm có thể được sản xuất dưới dạng một sản phẩm sản sinh inulin thì có thể là một biện pháp rẻ hơn để cung cấp cho lợn. Một khả năng khác là, khi các nhà khoa học tìm thấy những hợp chất hoạt tính sinh học, họ tìm kiếm các hợp chất trong một loại cây trồng khác hoặc thực hiện sản xuất nhân tạo. T.P. (Theo Aarhus university)
Khoa học kỹ thuật
Add comment