Chủ tịch tổ chức AMI - James H. Hodges cho biết: một nghiên cứu mới khẳng định mối liên quan nào đó giữa thịt đã chế biến và căn bệnh tiểu đường hiện vẫn còn là vấn đề gây tranh luận bởi vì nghiên cứu đó đã bỏ qua một số yếu tố khoa học nền tảng về sinh lý của bệnh tiểu đường và các thành phần trong các loại thịt chế biến.
Trong một tuyên bố mới được công bố gần đây, Hodges cho biết: kết luận của nghiên cứu được đưa ra không phù hợp với những phát hiện từ Trung tâm nghiên cứu về Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh có quy mô lớn hơn (CDC).
CDC đã hoàn thành một nghiên cứu kéo dài gần 10 năm tập trung vào các vấn đề phức tạp của bệnh tiểu đường trong các nhóm người Mỹ bản xứ. Trong bản tóm tắt của mình, CDC không tham chiếu các loại thịt chế biến hoặc nitrit dưới dạng một nhân tố trong nhóm này. Thay vào đó, CDC đã nêu rõ: "Hầu hết các trường hợp mắc bệnh tiểu đường trong số người Mỹ bản xứ là ở dạng 2, dạng phổ biến nhất của bệnh, và có liên kết với các yếu tố (có thể thay đổi) chẳng hạn như béo phì và sự trì trệ.
Trang American Diabetes Association’s Food & Fitness khẳng định: thịt nạc - bao gồm các loại thịt đã chế biến – có vai trò như là một phần của một chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường.
Nghiên cứu mới này cũng gây ra một lo lắng rằng có khả năng nitrit trong một số loại thịt chế biến có thể là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường. Điều này bỏ qua một thực tế rằng 93% lượng nitrit của con người có nguồn gốc từ các loại rau và nước bọt của con người - không phải từ các loại thịt đã qua chế biến. Nếu nitrit là vấn đề thì người ta sẽ nghĩ rằng các loại rau có thể là nguyên nhân của bệnh tiểu đường, nhưng không có ai cho rằng có mối liên hệ đó.
Đáng chú ý là, Viện Y tế quốc gia, trong đó có Viện tiểu đường quốc gia , đã tiến hành nghiên cứu mở rộng về nitrit như một chất hoá học điều trị cho nhiều bệnh.
T.P. (Theo AMI)
Nguồn: Bộ NN&PTNT
Khoa học kỹ thuật
Add comment