Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Rừng quốc gia Tuskegee, Alabama, Mỹ, các loài rắn hoang dã là nơi lưu giữ virut gây viêm não và dây cột sống ở động vật. Virut này sau đó sẽ được loài muỗi lan truyền sang các động vật khác.
Nhà nghiên cứu Thomas R. Unnasch thuộc Chương trình Nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm toàn cầu, Đại học South Florida cho biết: Nghiên cứu chỉ ra loài rắn mang loại virút sống từ mùa này sang mùa khác.
EEEV là loại virut gây tử vong cao ở các động vật bị nhiễm và cả con người. EEEV được phát hiện tại khu vực Trung, Nam và Bắc Mỹ, dọc các bờ biển Đại Tây Dương, Michigan và Ohio.
EEEV bị lây truyền thông qua đường muỗi cắn. Virut này có thể lây nhiễm cho nhiều nhóm động vật như chim, bò sát, lưỡng cư và động vật có vú. Khi nhiễm virut, đối tượng bị ảnh hưởng nặng nhất là con người và loài ngựa. 90% ngựa bị nhiễm virút này sẽ chết. Mặc dù đã có vắc-xin phòng chống bệnh virut này, hàng trăm con ngựa tại Mỹ vẫn không được tiêm vắc-xin. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, trung bình hàng năm có 200 con ngựa bị nhiễm virut này trong vòng 5 năm qua. Ở người, 35% số người nhiễm virut sẽ tử vong, 35% chịu các tổn thương nghiêm trọng lâu dài về thần kinh. Hiện tại chưa có vắc-xin phòng bệnh cho người.
Các khu vực đầm lầy tại vùng đông bắc là môi trường có nhiều virut EEEV. Để thực hiện nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã lấy các mẫu máu rắn tại Rừng quốc gia Tuskegee nơi virut này tồn tại trong nhiều năm qua. Kết quả cho thấy các con rắn chủ yếu là rắn hổ mang cá mang virut trong máu trong suốt thời gian ngủ đông. Virut trong cơ thể rắn phát triển mạnh nhất vào tháng 4 và tháng 9 và điều này lý giải tại sao tỷ lệ động vật bị nhiễm virut này luôn ở mức rất cao vào tháng 9. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp con người tìm ra các giải pháp can thiệp kịp thời tránh tình trạng virut lây lan.
NMT (Theo physorg)
Theo: Bộ NN & PTNT
Khoa học kỹ thuật
Add comment