Nghiên cứu đã được tiến hành trên tác nhân gây bệnh đứng đằng sau hội chứng tử vong sớm (EMS) của các chuyên gia từ Đại học Arizona, những người cuối cùng đã xác định được loại bệnh tôm mà được biết đến nhiều hơn về mặt kỹ thuật như là hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS), được gây ra bởi một tác nhân vi khuẩn.
Nhóm các nhà nghiên cứu, dẫn đầu bởi Donald Lighter, phát hiện ra tác nhân vi khuẩn được truyền bằng đường miệng và dẫn qua đường tiêu hóa của tôm, tạo ra một chất độc phá hủy mô và hủy hoại cơ quan tiêu hóa của tôm là gan tụy. Họ cũng cho biết rằng EMS không ảnh hưởng đến con người.
Các nhà khoa học phát hiện tác nhân gây bệnh đằng sau đại dịch EMS
EMS xuất hiện trong vòng 20-30 ngày sau khi thả giống. Khi bị nhiễm bệnh, tôm sú Penaeus monodon và tôm thẻ chân trắng P. vannamei tất cả trở nên lờ đờ, bỏ ăn và tỉ lệ chết là 100% trong ao bị ảnh hưởng nặng.
Nhóm của Lightner xác định tác nhân gây bệnh EMS / AHPNS là một chủng duy nhất của vi khuẩn tương đối phổ biến là Vibrio parahaemolyticus bị nhiễm virus và do đó thúc đẩy sản sinh ra một loại độc tố.
Hiện nay, nghiên cứu đang được tiến hành để phát triển các xét nghiệm chẩn đoán để phát hiện nhanh chóng mầm bệnh EMS / AHPNS giúp cải thiện quản lý các trại giống và ao hồ, và có thể là một giải pháp lâu dài. Kiến thức này cũng sẽ cải thiện việc đánh giá các rủi ro liên quan đến việc nhập khẩu tôm đông lạnh hoặc các sản phẩm khác từ các nước bị ảnh hưởng bởi EMS (vào thời điểm này là Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Trung Quốc và Indonesia, với Singapore, Myanmar, Brunei và Campuchia đang nằm trong danh sách theo dõi của Philippin).
Một số quốc gia, trong đó có Philippin, đã cấm hoặc hạn chế nhập khẩu tôm đông lạnh hoặc các sản phẩm có liên quan từ các nước bị ảnh hưởng EMS để ngăn chặn sự bùng phát ở nước họ. Mỹ hiện đang xem xét liệu có làm theo điều này nay không, sau khi một số tổ chức đặt vấn đề này với chính phủ.
Lightner cho biết rằng tôm đông lạnh có thể gây ra rủi ro thấp cho ô nhiễm của tôm hoang dã hay môi trường, do tôm nhiễm EMS thường rất nhỏ và không được đưa vào thương mại quốc tế, và cũng bởi vì ông đã không thể truyền bệnh bằng cách sử dụng mô đông lạnh trong phòng thí nghiệm.
Kể từ lần đầu tiên EMS được báo cáo tại Trung Quốc vào năm 2009, nó đã lan rộng đến Việt Nam, Malaysia và Thái Lan, và hiện nay gây thiệt hại hơn 1 tỷ USD mỗi năm. Sự bùng phát bệnh thường diễn ra trong vòng 30 ngày đầu tiên sau khi thả nuôi. Ngân hàng Thế giới và Quỹ Nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm, một tổ chức giáo dục và đào tạo từ thiện đượcthành lập bởi Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA), cùng bắt đầu một nghiên cứu chi tiết về EMS tại Việt Nam vào tháng 7 năm 2012 trong một nỗ lực để tìm hiểu bệnh dịch này trong quá khứ và để cải thiện chính sách tương lai. Nó có nghĩa là để tìm hiểu thông tin, sự lan truyền và tác động của EMS và đề xuất biện pháp quản lý toàn diện.
CHT - theo Fis Theo: Bộ NN&PTNT
Khoa học kỹ thuật
Add comment