Một nhóm các nhà khoa học bao gồm các nhà khoa học từ Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, Đại học Edinburgh và các viện nghiên cứu khác đã hoàn thành việc xác định và phân tích trình tự gien của loài vịt (Anas platyrhynchos), một loài vật thường mang virút cúm A, loại virút đã gây ra một đại dịch mới ở Trung Quốc từ tháng Hai vừa rồi. Công trình nghiên cứu này đưa ra một số kết luận đáng chú ý và cung cấp một nguồn thông tin vô giá giúp làm sáng tỏ các cơ chế tương tác giữa cơ thể vật chủ và virút cúm.
Ảnh (Nguồn: Internet)
Chủng cúm gia cầm mới H7N9 đã khiến 36 người tử vong và gây thiệt hại tới 6,5 tỷ USD cho nền kinh tế của Trung Quốc. Đóng vai trò là cơ thể vật chủ chứa virút cúm A (bao gồm cả H5N1), vịt là loài thường không biểu hiện triệu chứng khi nhiễm cúm. Để khám phá những cơ chế tương tác giữa các virút cúm và cơ thể vật chủ, các nhà nghiên cứu đã giải mã bộ gien của một con vịt cái 10 tuần tuổi và tiến hành nghiên cứu hai con vịt bị nhiễm virút cúm.
Công trình nghiên cứu này lần đầu tiên đưa ra trình tự gien của loài vịt nước và các dữ liệu chỉ ra rằng loài vịt cũng giống như loài gà và chim manh manh sở hữu một gien miễn dịch so với những động vật có vú, và loài vịt nước còn mang các gien mới không hề có ở ba loài khác là gà, chim manh manh và gà tây.
Bằng cách so sánh biểu hiện gien ở phổi của các con vịt nhiễm virút cúm gia cầm H5N1 ở mức độ yếu và nặng, nhóm nghiên cứu đã xác định được các gien đã được thay đổi để phản ứng với virút cúm gia cầm. Họ cũng xác định các yếu tố liên quan đến phản ứng miễn dịch ở cơ thể vịt bị nhiễm virút cúm gia cầm.
Biến chủng H5N1 của virút cúm gia cầm bắt đầu hoành hành từ năm 1997 và có nguy cơ bùng phát thành đại dịch cúm đối với con người trong tương lai. Hiện giờ, không một quốc gia nào khẳng định có đầy đủ phương tiện và kỹ thuật để ngăn ngừa, chống lại đại dịch cúm này nếu điều đó xảy ra.
Jianwen Li, giám đốc dự án nghiên cứu cho biết: Nghiên cứu này cung cấp dữ liệu rất quan trọng giúp con người hiểu rõ hơn về sự tương tác giữa các cơ thể vật chủ và dịch cúm gia cầm. Các nhà khoa học sẽ có thể khám phá sâu hơn các cơ chế của sự lan truyền và lây nhiễm cúm gia cầm.
LHV (Theo physorg) Nguồn: Bộ Nông nghiệp & PTNT
Khoa học kỹ thuật
Add comment