Nghiên cứu tại trường Đại học Liverpool cho thấy, vật nuôi và động vật được thuần hóa khác có thể cung cấp manh mối mới về sự xuất hiện của bệnh truyền nhiễm có thể lây lan giữa người và động vật.
Nghiên cứu cho thấy rằng, số lượng ký sinh trùng và các mầm bệnh được truyền lây bởi người và động vật có liên quan đến khoảng thời gian động vật đã được thuần hóa.
Điều này cho thấy rằng, mặc dù động vật hoang dã có thể có vai trò quan trọng trong truyền lây các căn bệnh mới sang con người, người đồng hành lâu đời nhất của con người – gia súc và vật nuôi như bò và chó có những mối liên hệ quan trọng trong sự xuất hiện của các bệnh mới.
Sử dụng dữ liệu từ các nghiên cứu hiện tại và thông tin thu thập được từ cơ sở dữ liệu Bệnh truyền nhiễm của Liverpool (EID2), các nhà nghiên cứu đã tham khảo chéo tất cả các trường hợp ký sinh trùng và các mầm bệnh ở vật nuôi trong khoảng thời gian chúng được con người thuần hóa.
Ở chó, loài đã được thuần hóa hơn 17.000 năm, chúng có 71 ký sinh trùng và các mầm bệnh được truyền lây, và trong 11.000 năm sống giữa con người và gia súc, chúng đã tích lũy được 34 ký sinh trùng và mầm bệnh.
Tiến sĩ Marie McIntyre - nhà dịch tễ học là một thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết: “Nhóm nghiên cứu không có đủ thông tin về cách thức một căn bệnh mới truyền từ động vật hoang dã sang con người. Nghiên cứu này cho thấy rằng, động vật thuần hóa có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đó và các căn bệnh đã được truyền lây theo cách này trong hàng ngàn năm.
Nghiên cứu đã xem xét để xác định vật nuôi nào đang ở giữa mạng lưới truyền lây các bệnh nhiễm trùng. Những con vật này truyền lây bệnh mạnh nhất sang các loài được thuần hóa khác. Loài ở vị trí “trung tâm” này gắn kết trực tiếp với khoảng thời gian kể từ khi thuần hóa.
Cơ sở dữ liệu EID2 được sử dụng trong nghiên cứu này được tạo ra bởi các nhà nghiên cứu của trường Đại học tại Viện Truyền nhiễm và Y tế toàn cầu với mục đích cung cấp một cách tiếp cận "dữ liệu đồ sộ" về các căn bệnh mới. Nó chứa thông tin từ hơn 60 triệu bài báo, các tài liệu tham khảo điện tử và sách giáo khoa về sự lây lan và sự xuất hiện của tác nhân gây bệnh trên toàn thế giới, và có thể tham khảo chéo với các dữ liệu về biến đổi khí hậu – các dữ liệu cũng có ảnh hưởng đến sự lây lan của một số bệnh.
Tiến sĩ McIntyre cho biết: “Sử dụng dữ liệu theo cách này có thể giúp nhóm nghiên cứu giải quyết những mối đe dọa lớn của các dịch bệnh mới và sự lây lan của các căn bệnh hiện tại do biến đổi khí hậu gây ra”.
M.T. (Theo Sciencedaily)
Nguồn: Bộ NN& PTNT
Khoa học kỹ thuật
Add comment