Xác định giới tính đực và cái của cá vược vàng khi còn nhỏ và cá trưởng thành không còn là một trở ngại đối với người sản xuất loài cá có giá trị cao này, nhờ các nhà khoa học từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).
Một quy trình mới được phát triển bởi các nhà khoa học đã giúp cho việc tách cá theo giới tính đực, cái trở nên dễ dàng hơn để đảm bảo hiệu suất tăng trưởng, phục vụ cho các nghiên cứu sinh lý và quản lý đàn cá bố mẹ cho sinh sản và chọn lọc di truyền.
Nhà sinh lý học Brian Shepherd và các đồng nghiệp của ông tại Đơn vị Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản và Thức ăn cho gia súc nuôi lấy sữa, trực thuộc Cơ quan Nghiên cứu nông nghiệp (ARS) ở Milwaukee, Wisconsin, đã phát triển một phương pháp hệ thống để tách những con cá vược vàng cái riêng ra khỏi những con cá đực trong giai đoạn phát triển ban đầu của chúng. Bởi vì con cái có xu hướng phát triển nhanh hơn và lớn hơn so với những con đực, cá cái thường có thể bị nhầm lẫn với cá đực khi được lựa chọn để ưu tiên cải thiện di truyền trước sinh sản. Trước đây, việc xác định giới tính cho đến khi cá trưởng thành là rất khó khăn (phải mất đến 2 năm).
Phương pháp này liên quan đến một thuật toán - một danh sách kiểm tra bao gồm kích cỡ cá và hình dáng, màu sắc của các lỗ hậu môn và lỗ sinh sản. Quá trình này diễn ra nhanh chóng, dễ dàng, đáng tin cậy và có độ chính xác là hơn 97% ở cá có chiều dài thân hơn 3 inch.
Các yếu tố như kích thước và nguồn gốc địa lý có thể ảnh hưởng đến đặc điểm bên ngoài liên quan đến cá vược vàng. Vì vậy, các nhà khoa học đã kiểm tra chủng cá vược vàng từ bốn khu vực địa lý khác nhau, trong khi xem xét kích thước cơ thể và độ trưởng thành về sinh sản. Sau đó, họ xác định các đặc điểm giới tính đực và cái có thể được xác nhận ở cá vược vàng ở các kích cỡ khác nhau từ bốn chủng phân theo vùng địa lý.
Hệ thống mới này cho phép các nhà sản xuất cũng như các nhà khoa học xác định được những con cá cái và những con cá đực lớn nhất để sinh sản ra cá vược vàng thế hệ tiếp theo. Bởi vì cá không bị tổn hại gì trong suốt quá trình kiểm tra, phương pháp này cũng có thể được sử dụng để xác định giới tính của cá khi thực hiện khảo sát thực địa cá vược vàng hoang dã.
Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu nông nghiệp, số ra tháng 5- 6 năm 2014.
M.T. (Theo ARS)
Nguồn: Bộ NN & PTNT
Khoa học kỹ thuật
Add comment