Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản và Cơ quan Khoa học và Công nghệ Nhật Bản đã công bố một bước đột phá trong cuộc chiến chống Hội chứng tử vong sớm (EMS), một nguyên nhân gây ra cái chết hàng loạt của tôm bị mắc bệnh tại Thái Lan và khu vực ASEAN.
Ngày 25 tháng 7, hai cơ quan thông báo họ đã xác định EMS là do tôm bị nhiễm một loại vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây rối loạn chức năng cơ quan tiêu hóa, và họ đã đưa ra một phương pháp chẩn đoán có thể phát hiện sự hiện diện hay vắng mặt của vi khuẩn này với độ chính xác 100%.
Để chiến đấu với EMS, được cho là gây ra một tỷ lệ tử vong lên đến 100% cho tôm, cần phải chẩn đoán bệnh sớm và đóng cửa hoặc khử trùng ao cá. Tuy nhiên, do phương pháp chẩn đoán qua mang trước đây lại cho kết quả dương tính ngay cả trong trường hợp của Vibrio parahaemolyticus không có khả năng gây bệnh, các ao cá đã bị đóng cửa ngay cả khi bệnh đã không thực sự bùng phát.
Tuy nhiên, phương pháp chẩn đoán mới có thể phân biệt chủng vi rút có hại với một vi rút không có khả năng gây bệnh với độ chính xác 100%,, vì vậy nó được dự kiến sẽ đóng góp lớn cho việc kiểm dịch hiệu quả EMS và cải thiện sản xuất.
Bước đột phá này là một phần của dự án JSTJICA. Phát triển công nghệ nuôi trồng thủy sản cho an ninh lương thực và an toàn thực phẩm trong thế hệ tiếp theo.
Dự án được thực hiện bởi Đại học Khoa học biển và Công nghệ Tokyo, Trung tâm Nghiên cứu khoa học nông nghiệp quốc tế Nhật Bản và Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản ở Nhật Bản và ở Thái Lan, Bộ Thủy sản, Đại học Kasetsart, Đại học Chulalongkorn và Đại học Walailak.
PTT - theo TheFishSite
Nguồn: Bộ NN&PTNT
Khoa học kỹ thuật
Add comment