Xin ông cho biết công tác bắt chó thả rông đã được TP.HCM triển khai từ khi nào. Suốt thời gian qua, lực lượng chức năng đã bắt được bao nhiêu, tỉ lệ có chủ tới nhận và không có người nhận ra sao?
- Những chú chó như thế nào sẽ bị lực lượng chức năng bắt đi? Quy trình xử lý như thế nào?
- Khi chó không có chủ tới nhận, kiểm tra cũng không phát hiện chó bị nhiễm bệnh thì cách tiêu hủy có hợp lý hay không, thưa ông? Đặc biệt đối với những chú chó quý, có giá trị kinh tế cao.
Trả lời:
Kính gửi: Phóng viên 24H - Phạm Lý Thành.
1. Công tác bắt chó thả rông đã được Thành phố Hồ Chí Minh triển khai từ khi nào?. Suốt thời gian qua, lực lượng chức năng đã bắt được bao nhiêu, tỷ lệ có chủ tới nhận và không có người nhận ra sao?
- Công tác bắt chó thả rông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được ngành thú y thành phố triễn khai thực hiện từ những năm của thập niên 80. Năm 1997, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2073/QĐ-UB-KT ngày 02 tháng 5 năm 1997. Về việc tiêm Phòng bệnh Dại và bắt chó chạy rông. Giao trách nhiệm cho Chi cục Thú y Thành phố:
+ Thường xuyên tổ chức bắt chó chạy rông và tiêm phòng Dại theo định kỳ ở các quận, huyện của Thành phố.
+ Chó thả rông trong phạm vi lòng lề đường phố công cộng sẽ bị cơ quan thú y bắt và tạm giữ tại số 252 Lý Chính Thắng Quận 3.
+ Chủ nuôi chó khi đến nhận chó sẽ nộp phạt theo quy định.
+ Chó bị bắt tạm giữ tại 252 Lý Chính Thắng quá 48 giờ nếu chủ nuôi không đến nhận xem như chó vô chủ, được xử lý theo qui định. Chủ chó không được quyền khiếu nại.
- Tình hình xử lý chó thả rông bị tạm giữ quá hạn 72 giờ từ năm 2015 đến nay số chó bị bắt tạm giữ có khoản 70% được chủ đến nhận. Số liệu thống kê chó thả rông bị bắt và số chó có chủ đến nhận trong 3 năm qua:
Trường hợp
2015
2016
2017
Ghi chú
Số chó bị bắt
108
37
54
Chủ nhận
64
26
36
Tỷ lệ (%)
59,26
70,27
66,67
- Việc bắt chó thả rông trên địa bàn thành phố trong thời gian qua đã góp phần kiểm soát tình hình bệnh Dại trên chó mèo, góp phần hạn chế ảnh hưởng về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường do việc thả rông chó nơi công cộng gây ra.
- Xử lý vi phạm thả rông chó nơi công cộng:
+ Điểm c, khoản 1, Điều 5 - Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.
+ Điểm b, khoản 1, Điều 7 Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y (hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2017) Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với hành vi không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.
- Xử lý vi phạm không tiêm phòng Dại:
+ Điểm c, khoản 5, Điều 2 - Nghị định số 41/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi (Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013); quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chủ vật nuôi có một trong các hành vi vi phạm không chấp hành việc tiêm phòng vắc-xin Dại cho chó nuôi.
+ Điểm a, khoản 1, Điều 7 Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y (hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2017) Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với hành vi không tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng.
2. Những chú chó như thế nào sẽ bị lực lượng chức năng bắt đi? Quy trình xử lý như thế nào?
- Chó thả rông trên đường phố, nơi công cộng không có dây dẫn, không có người dẫn bị bắt theo quy định.
- Chó thả rông bị bắt sau thời gian lưu giữ, nếu vô chủ Chi cục Thú y sẽ chuyển cho các trường phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy hoặc xử lý tiêu hủy theo quy định.
- Quy trình xử lý: Tiêm hủy, vận chuyển đến nơi xử lý, bàn giao cho đơn vị xử lý.
Lập hồ sơ xử lý: Biên bản chó chết chuồng hoặc biên bản tiêm hủy, Biên bản bàn giao cho đơn vị xử lý, Biên bản hoàn tất xử lý.
3. Khi chó không có chủ tới nhận, kiểm tra cũng không phát hiện chó bị nhiễm bệnh thì cách tiêu hủy có hợp lý hay không, thưa ông? Đặc biệt đối với những chú chó quý, có giá trị kinh tế cao.
- Chi cục Thú y xử lý chó thả rông bị bắt vô chủ theo quy định, không phân biệt loại chó.
- Đối với chó quý, chó giá trị kinh tế cao: Trong thực tế thường loại chó này ít có bị bắt vì thường chủ quý và giữ kỹ (có thể bị bắt trộm) và nếu thả rông bị bắt thì chủ chó đến nhận, không bị tiêu hủy.
Chi cục Thú y TP.Hồ Chí Minh
Trả lời bạn đọc
Add comment