Dưới đây là một số nội dung e dự định triển khai trong bài viết:
- Những đặc thù của công việc so với những nghề khác?
- Những nguy hiểm có thể sẽ gặp phải trong quá trình làm việc (phản ứng của những chú chó và cả phản ứng của người dân)
- Đối tượng chó như thế nào sẽ bị bắt?
- Ngoài quy định sau 72h không ai đến nhận nuôi sẽ bị tiêu hủy thì bên trung tâm của mình còn biện pháp gì khác nhẹ nhàng và hợp tình hơn để xử lí những chú chó bị bắt về nhưng không có chủ đến nhận hay không?
Trả lời:
Trạm Phòng chống dịch và Kiểm dịch động vật - Chi cục Thú y Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp thông tin liên quan theo yêu cầu của phóng viên về chủ đề “Những điều thầm lặng trong công việc bắt chó thả rông” như sau:
1.Những đặc thù của công việc so với những nghề khác?
Những đặc thù của công việc bắt chó thả rông:
- Bắt giữ chó thả rông ở nơi công cộng từ đó đã góp phần kiểm soát tình hình bệnh Dại trên chó mèo, góp phần hạn chế ảnh hưởng về an ninh trật tự, mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường do việc thả rông chó nơi công cộng gây ra.
- Chăm sóc, nuôi dưỡng chó thả rông bị bắt trong thời gian lưu giữ.
- Xử lý chó thả rông bị bắt sau thời gian lưu giữ không có người đến nhận.
- Luôn đối diện với nguy hiểm và sự chống đối từ người có chó thả rông bị bắt.
2.Những nguy hiểm có thể sẽ gặp phải trong quá trình làm việc (phản ứng của những chú chó và cả phản ứng của người dân)
Những nguy hiểm có thể gặp:
- Luôn đối diện với nguy hiểm (tai nạn trong quá trình tác nghiệp, bị chó cắn, …).
- Luôn bị áp lực chống đối, hành hung, đe dọa từ người có chó thả rông bị bắt hoặc những người chung quanh bị kích động (khi làm nhiệm vụ mà không có lực lượng giữ an ninh, trật tự).
3.Đối tượng chó như thế nào sẽ bị bắt?
Chó thả rông nơi công cộng không đeo rọ mõm hoặc không xích giữ chó, không có người dắt sẽ bị bắt.
4.Ngoài quy định sau 72h không ai đến nhận nuôi sẽ bị tiêu hủy thì bên trung tâm của mình còn biện pháp gì khác nhẹ nhàng và hợp tình hơn để xử lí những chú chó bị bắt về nhưng không có chủ đến nhận hay không?
Những quy định về bắt chó thả rông:
- Tại điểm c, khoản 3, Điều 4 - Nghị định số 05/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ về phòng, chống bệnh dại ở động vật quy định: Đối với chó thả rông ở nơi công cộng, nơi đông dân cư, khu đô thị thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) quy định việc bắt giữ; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về địa điểm tạm giữ chó bị bắt để chủ vật nuôi đến nhận; áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ vật nuôi; tiêu hủy chó trong trường hợp sau 48 giờ, kể từ khi có thông báo mà không có người nhận.
- Tại Điều 9 - Thông tư số 48/2009/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh dại ở động vật (Thông tư này được thay thế bằng Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn từ ngày 15 tháng 7 năm 2016) quy định:
(1) Chi cục Thú y cấp tỉnh thành lập đội bắt chó thả rông, động vật nghi mắc bệnh dại và phối hợp với chính quyền các cấp thực hiện bắt chó thả rông ở các khu đô thị, nơi đông dân cư. Hàng ngày, sau khi bắt chó thả rông, Chi cục Thú y nuôi nhốt chó, theo dõi sức khỏe và chờ chủ gia súc đến nhận; việc tiêu hủy chó chỉ thực hiện trong trường hợp không có người đến nhận.
(2) Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về địa điểm tạm giữ chó bị bắt và thời gian lưu giữ chó sau khi bị bắt (72 giờ).
- Tại điểm c, khoản 2.2 của Phụ lục 05 hướng dẫn phòng chống bệnh Dại ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn quy định: Ủy ban nhân dân cấp xã quy định cụ thể việc bắt giữ chó thả rông ở nơi công cộng thuộc địa bàn quản lý; thành lập các đội chuyên trách để bắt chó thả rông và động vật mắc bệnh Dại, có dấu hiệu mắc bệnh Dại; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về địa điểm tạm giữ chó bị bắt để chủ vật nuôi đến nhận; áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ vật nuôi; quyết định biện pháp xử lý chó bị bắt giữ trong trường hợp sau 48 giờ kể từ khi có thông báo mà không có người nhận.
- Theo Quyết định số 2073/QĐ-UB-KT ngày 02 tháng 5 năm 1997 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc tiêm Phòng bệnh Dại và bắt chó chạy rông. Giao trách nhiệm cho Chi cục Thú y Thành phố: Thường xuyên tổ chức bắt chó chạy rông và tiêm phòng Dại theo định kỳ ở các quận, huyện của Thành phố.
Chó thả rông trong phạm vi lòng lề đường phố công cộng sẽ bị cơ quan thú y bắt và tạm giữ tại số 252 Lý Chính Thắng, Quận 3.
Chủ chó khi đến nhận chó sẽ phải nộp phạt theo quy định.
Chó bị bắt tạm giữ tại 252 Lý Chính Thắng quá 48 giờ nếu chủ nuôi không đến nhận xem như chó vô chủ, được xử lý theo quy định. Chủ chó không được quyền khiếu nại.
Xử lý chó bị thả rông bắt vô chủ
Chó thả rông bị bắt sau thời gian lưu giữ, nếu vô chủ Chi cục Thú y sẽ chuyển cho các trường phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy hoặc xử lý tiêu hủy theo quy định.
Chi cục Thú y TP.Hồ Chí Minh
Trả lời bạn đọc
Add comment