MỘT SỐ KẾT QUẢ KIỂM SOÁT VỆ SINH CHẤT LƯỢNG THỊT GIA SÚC, GIA CẦM
TẠI CƠ SỞ GIẾT MỔ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt có diện tích 2.095,54 km2, một trong những thành phố đông dân nhất cả nước. Hiện nay, theo thống kê khoảng 10 triệu người, nếu tính cả khách vãng lai khoảng 13 triệu người sống và làm việc tại Thành phố và là thị trường tiêu thụ thực phẩm lớn nhất cả nước, vừa cung cấp thực phẩm cho tiêu dùng trên địa bàn thành phố, vừa phục vụ sản xuất, chế biến và cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Hằng năm, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm, trong đó có thịt tươi các loại khoảng 615.000 tấn. Tuy nhiên, Thành phố chỉ đáp ứng khoảng 15% nhu cầu, phần còn lại được nhập về từ các tỉnh (khoảng 8.500 con trâu bò, 2 triệu heo và 22 triệu gia cầm). Vì vậy, công tác kiểm tra, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật và kiểm soát giết mổ luôn được quan tâm để đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là sản phẩm động vật, trong đó công tác kiểm tra, chấn chỉnh điều vệ sinh thú y là nhiệm vụ hàng đầu của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện quy hoạch cơ sở giết mổ tập trung với 13 cơ sở giết mổ với công suất hàng ngày giết mổ bình quân heo 6.100 - 6.300 con/ngày, gia cầm 64.000 - 66.000 con/ngày và bò 06 con/ngày,.
1. Kết quả đạt được trong giai đoạn 2020-2022
Hàng năm, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức triển khai lấy mẫu kiểm tra, giám sát đánh giá chất lượng thịt gia súc, gia cầm tại các cơ sở giết mổ. Kết quả cho thấy tỷ lệ thịt tươi đạt theo yêu cầu không ngừng gia tăng qua các năm. Điều này cho thấy công tác kiểm tra, giám sát chấn chỉnh điều kiện vệ sinh thú y tại các cơ sở giết mổ đã phát huy hiệu quả.
Bảng 1. Kiểm quả kiểm tra vi sinh trên thịt gia súc, gia cầm qua các năm
Năm
Số mẫu xét nghiệm
Số mẫu đạt
Tỷ lệ mẫu đạt (%)
2020
330
240
72,73
2021
250
75,76
2022
140
116
82,85
Tổng cộng
800
606
75,75
*Ghi chú : Đánh giá ô nhiễm vi sinh thịt theo QCVN số 01-150:2017/BNNPTNT
Trong số 800 mẫu có 210 mẫu xét nghiệm trên gia cầm chỉ xét nghiệm chỉ tiêu Salmonella.
Bảng 2. Tình hình vấy nhiễm các loại vi sinh trên thịt tươi tại cơ sở giết mổ
Vi sinh vật Tổng số
Enterobacteriaceae
Salmonella
Số mẫu vi phạm
Tỷ lệ (%)
05
2,08
73
30,41
20
6,06
10
4,16
53
22,08
32
9,7
110
11
10,0
17
15,45
7,14
590
26
4,41
143
24,24
62
7,75
Kết quả phân tích theo loại vi sinh vấy nhiễm trên thịt tươi theo loại vi sinh cho thấy tỷ lệ vấy nhiễm của cả 3 chỉ tiêu đều giảm trong thời gian qua.
Hình 1. Lấy mẫu xét nghiệm vi sinh quầy thịt heo và gà tại cơ sở giết mổ.
2. Một số giải pháp triển khai kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm
Để tiếp tục giảm tỷ lệ vi sinh vật vấy nhiễm trên thịt tươi tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã và đang thực hiện một số giải pháp trọng tâm như sau:
- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về an toàn thực phẩm
Tổ chức tập huấn, in tài liệu, clip tuyên truyền phổ biến phổ biến cho các chủ cơ sở giết mổ, công nhân tham gia trực tiếp vào quá trình giết mổ nắm rõ các quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong giết mổ gia súc, gia cầm.
- Tăng cường năng lực của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
Trang bị hệ thống máy móc hiện đại nhằm nâng cao năng lực hệ thống phòng xét nghiệm, thực hiện phân tích một số chỉ tiêu có nguy cơ cao về an toàn thực phẩm.
Cử nhân sự tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện ngắn hạn để nâng cao trình độ công tác quản lý và chuyên môn nghiệp vụ.
Hướng dẫn chủ cơ sở giết mổ xây dựng hệ thống quản lý chất lượng bảo đảm an toàn thực phẩm theo QCVN 01 -150: 2017/BNNPTNT.
- Tăng cường công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập vào Thành phố
Phối hợp với các tỉnh triển khai thực hiện các yêu cầu về vệ sinh thú y trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển động vật nhập vào thành phố được áp dụng đồng bộ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: QCVN 01-100:2012/BNNPTNT - yêu cầu chung về vệ sinh thú y trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tươi sống và sơ chế do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra giám sát mối nguy trong sản xuất, kinh doanh vận chuyển động vật, sản phẩm động vật
Đảm bảo 100% các cơ sở giết mổ ít nhất được thanh tra, hậu kiểm 01 lần/năm và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Xây dựng kế hoạch giám sát định kỳ, đột xuất nguy cơ ô nhiễm thực phẩm tại các cơ sở giết mổ.
Tăng cường công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y tại các cơ sở giết mổ, phương tiện vận chuyển; tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng giải quyết tình trạng kinh doanh gia cầm sống, giết mổ động vật trái phép trên địa bàn.
Cải thiện điều kiện cơ sở giết mổ theo QCVN 01-150:2017/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật tập trung. Từng bước hình thành các nhà máy giết mổ công nghiệp hiện đại.
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh thực hiện phương án quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố. Từ năm 2016, Thành phố có 21 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, trong đó có 20 cơ sở giết mổ gia súc và 01 cơ sở giết mổ gia cầm tập phân bố trên 11 quận/ huyện. Đến nay, Thành phố Hồ Chí Minh còn 13 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, phân bố ở 07 quận/ huyện, với 04 Nhà máy giết mổ gia súc công nghiệp (Vissan, Cơ sở giết mổ Xuân Thới Thượng, Xí nghiệp thực phẩm Sargi, Cơ sở giết mổ Lộc An), qua đó công tác giết mổ gia súc, gia cầm ngày càng được hiện đại hóa giúp đảm bảo vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm trong giết mổ được cải thiện rõ rệt.
3. Kết luận
Việc thường xuyên kiểm tra giám sát, đặc biệt lấy mẫu xét nghiệm quầy thịt phát hiện nguồn vi sinh vấy nhiễm, chấn chỉnh kịp thời điều kiện vệ sinh thú y, góp phần giảm tỷ lệ vấy nhiễm vi sinh trên quầy thịt tại cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.
Để công tác kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung và kiểm soát vệ sinh chất lượng sản phẩm động vật tại cơ sở giết mổ nói riêng đạt hiệu quả tốt, cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ và thống nhất giữa các cấp, ban ngành chính quyền; sự liên kết phối hợp chặt chẽ giũa vùng địa phương; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ cho quản lý ATTP và truy xuất nguồn gốc sản phẩm; và nhất là sự hợp tác, đầu tư của chủ cơ sở giết mổ, người kinh doanh; từng bước thay đổi thói quen tiêu dùng thịt nóng của người tiêu dùng, xây dựng chuỗi cung ứng thịt an toàn, từ đó mới có thể nâng chất lượng sản phẩm động vật, đảm bảo ATTP cho người tiêu dùng.
CHI CỤC CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y TP.HCM
Tin tức
Add comment