Ngày 08 tháng 11 năm 2022, Chi bộ 8 đã tổ chức hoạt động về nguồn viếng đền thờ anh hùng dân tộc Trương Định (Thị xã Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) nhằm tuyên truyền và giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng của dân tộc Việt Nam trong chống thực dân pháp giai đoạn nữa sau thế kỷ XIX cho các đảng viên và cảm tình đảng của Chi bộ.
Tập thể Chi bộ 8 viếng đển thờ anh hùng dân tộc Trương Định
Tại Đền thờ, các đảng viên được ôn lại cuộc đời cũng như khoảng thời gian kháng chiến của anh hùng dân tộc Trương Định
Trương Định (Trương Công Định), sinh năm Canh Thìn (1820) tại làng Tư Cung Nam, phủ Bình Sơn, nay là xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi là con quan Trương Cầm - chức Thủy vệ Vệ Úy.
Năm 1844, Trương Định theo cha vào Nam (lúc Trương Cầm được phong làm Lãnh binh tỉnh Gia Định) và cưới vợ là bà Lê Thị Thưởng - con gái của hào phú họ Lê ở huyện Tân Hòa. Khi cha mất, ông ở lại quê vợ.
Năm 1854, ông xuất tiền của, chiêu mộ dân nghèo lập đồn điền Gia Thuận, được phong chức Phó Quản cơ, rồi Quản cơ.
Năm 1859, ông tổ chức lạc quyên giúp dân miền Trung đang bị nạn đói, đồng thời mộ gần 5.000 người ở vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi vào Tân Hòa khẩn hoang lập ấp. Trong thời gian khẩn hoang và lạc quyên cứu đói, ông cưới bà Trần Thị Sanh do hai người khâm phục và mến tài nhau.
Tháng 2 năm 1859, quân Pháp đánh Gia Định, ông mang cơ binh của đồn điền mình đến gia nhập quân đội triều đình chống giặc, lập nhiều chiến công.
Năm 1862, triều đình ký Hiệp ước Nhâm Tuất, cắt 3 tỉnh miền Đông là Biên Hòa, Gia Định, Định Tường cho Pháp và hạ lệnh ông bãi binh để nhận chức Lãnh binh ở An Giang, ông khước từ “Thiên tử chiếu” để ở lại lãnh đạo cuộc khởi nghĩa, đươc nhân dân suy tôn “Bình Tây Đại Nguyên Soái”. Ông lập các căn cứ kháng chiến, tuyển mộ nghĩa binh, được nhiều quan lại, trí thức, thân hào nhân nghĩa tham gia khởi nghĩa.
Ngày 20 tháng 8 năm 1864, tại làng Tân Phước, huyện Tân Hòa, ông bị thương nặng, để không sa vào tay giặc, ông dùng gươm tuẫn tiết, thể hiện khí phách của người anh hùng.
Khởi nghĩa Trương Định là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất, là ngọn cờ đầu trong phong trào đấu tranh của dân tộc Việt Nam chống thực dân pháp xâm lược, nữa sau thế kỷ XIX.
Đảng viên Chi bộ viếng anh hùng dân tộc Trương Định
Đảng viên nghe tiểu sử anh hùng dân tộc Trương Định
Tham quan nhà lưu niệm anh hùng dân tộc Trương Định
Chi bộ nhận thấy rằng, qua chuyến hành trình về nguồn đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc trong lòng của các đảng viên và các cảm tình đảng về ý chí kiên cường, tinh thần bất khuất của anh hùng dân tộc Trương Định trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Trong định hướng tới, Chi bộ chú trọng tăng cường việc tổ chức các hoạt động về nguồn, các hoạt động giáo dục tại các khu di tích lịch sử, căn cứ cách mạng gắn với các mốc lịch sử trọng đại của đất nước và mong muốn mỗi đảng viên, cảm tình đảng tiếp tục giữ gìn các giá trị truyền thống của dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, bản lĩnh trong thi đua lao động, sáng tạo, góp sức cùng với Chi bộ, Đảng bộ bộ phận Chi cục Chăn nuôi và Thú y hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, nhà nước và nhân dân giao./.
Hoạt động đoàn thể
Add comment