Nguồn: nhachannuoi.vn
Dịch tả vịt và bệnh bại huyết là các bệnh thường gặp trên vịt, đặc biệt là đối tượng vịt con dưới 40 ngày tuổi. Bệnh xảy ra gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của vịt, tỷ lệ chết lớn đặc biệt khi ghép bệnh thì tỷ lệ chết có thể lên tới 100%.
1. Bệnh dịch tả trên vịt con
Nguyên nhân: Do virus Herper gây ra. Bệnh xảy ra mọi lứa tuổi, đặc biệt là vịt từ 15 ngày tuổi trở lên. Bệnh có tính chất lây lan nhanh, mạnh, tỷ lệ chết cao (80 – 90%).
Triệu chứng
– Thời gian nung bệnh từ 3 – 4 ngày. Ở những đàn vịt bệnh thường thấy: Lúc đầu xuất hiện những con lờ đỏ, không thích vận động, không muốn xuống nước. Trên đàn vịt lớn, khi chăn thả một số con bị rớt lại sau đàn do chân bị liệt.
– Vịt bệnh thường sốt cao 43 – 44oC, bỏ ăn, đứng một chân, đầu rúc vào cánh, tiếng kêu khản đặc, sưng mi mắt, niêm mạc mắt đỏ, khó thở, tiếng thở khò khè, chảy nước mũi, nhiều con đầu sưng to, hầu, cổ bị sưng do tổ chức liên kết dưới da bị phù thũng.
– Lúc mới bị bệnh vịt khát nên uống nhiều nước sau vài ngày vịt bị tiêu chảy phân loãng màu trắng xanh, có mùi khắm. Sau khi xuất hiện triệu chứng được 5 – 6 ngày, con vật gầy rạc, tứ chi liệt, nằm một chỗ, rũ cánh, thân nhiệt giảm dần rồi chết vì kiệt sức.
Vịt bị sốt và túm tụm lại 1 chỗ
Vịt bị liệt, xã cánh, bại chân
Vịt có triệu chứng thần kinh, nghẹo đầu, cổ
Vịt bị mù mắt
Bệnh tích
Vịt chết do bị bệnh dịch tả vịt có thể có các bệnh tích sau đây:
– Xác chết gầy, đầu và cổ sưng tụ máu, tím bầm, tổ chức dưới da thấm nước, keo nhầy trong, màu hồng nhạt;
– Niêm mạc hầu, thực quản, khí quản xuất huyết, đôi chỗ loét có phủ màng giả màu vàng xám;
Khí quản bị xuất huyết
– Xoang bao tim tích nước vàng, viêm ngoại tâm mạc;
– Dạ dày tuyến phủ nhiều dịch nhớt, niêm mạc xuất huyết. Niêm mạc ruột xuất huyết hình nhẫn
Dạ dày tuyến bị xuất huyết
Ruột xuất huyết hình nhẫn
2. Bệnh bại huyết trên vịt con
Nguyên nhân
Bệnh do vi khuẩn Riemerella anatipestifer gây ra. Bệnh thường xuất hiện sau ngày mưa kéo dài, thời tiết ẩm ướt. Bệnh mắc ở mọi lứa tuổi, hay mắc nhất ở vịt 1 – 8 tuần tuổi với tỷ lệ chết khoảng 70 – 75%.
Nếu ở thể cấp tính, vịt con bị chết độ ngột, tỷ lệ chết từ 5 – 10%. Nếu mắc bệnh ghép thì tỷ lệ chết có thể lên tới 100%.
Ở thể mạn tính: Vịt có các triệu chứng: Sốt, ủ rũ, chảy nước mắt, nước mũi, khó thở. Vịt tiêu chảy, phân xanh xám (dấu hiệu đầu tiên). Sưng phù đầu và cổ, ngoẹo cổ, đầu cổ bị run. Viêm khớp, mất điều hòa, vịt đi lại khó khăn. Dễ bị kích động, hai chân duỗi ra như bơi
Vịt bại huyết bị nằm bệt và duỗi chân sau
Vịt mắc bại huyết có thể gặp các bệnh tích sau:
– Viêm màng ngoài tim, màng bao tim trắng đục, dịch thẩm xuất màu vàng;
– Viêm túi khí, viêm màng não, viêm sưng khớp, đôi khi bị mòn sụn khớp.
Màng bao tim trắng đục
3. Bệnh dịch tả ghép bệnh bại huyết trên vịt con
Vịt mắc bệnh ghép dịch tả vịt và bại huyết thường có các biểu hiện sau: Vịt con bị bại liệt, nghẹo đầu, ủ rũ, kém ăn, mệt mỏi. Sau 3 – 5 ngày sau thì vịt con có biểu hiện tiêu chảy, dễ bị chết.
Mổ khám vịt con có thể thấy:
– Khí quản xuất huyết có dịch nhày, manh tràng xuất huyết;
– Khí quản xuất huyết có dịch nhày;
– Gan bị tổn thương.
Cách xử lý:
B1: Tách vịt bệnh, xử lý môi trường chăn nuôi (thay chất độn chuồng, tẩy uế chuồng trại đảm bảo chuồng nuôi luôn sạch sẽ, khô ráo)
B2: Tiêm kháng thể dịch tả và viêm gan ngan vịt cho toàn đàn, liên tục trong 3 ngày, liều theo chỉ dẫn.
Song song dùng kháng sinh điều trị dịch tả và bại huyết: ceftiofur, 5 – 7 ngày tiêm và amoxilin trộn thức ăn 5 – 7 ngày.
Đối với những con bị nặng: dùng chế phẩm có chứa Septyphua tiêm 3 – 5 ngày liên tục.
Song song dùng Gluco-KC, vitamin ADE, thải độc gan thận cho uống 15 – 20 ngày để tăng sức đề kháng cho vịt.
Sau 3 ngày: dùng vaccin dịch tả vịt, tiêm toàn đàn với liều gấp 2 lần.
Bài ThS.Vũ Thị Nguyện
Khoa học kỹ thuật
Add comment