Nguồn: nhachannuoi.vn
1. Salmonella – Mối nguy hại cho cộng đồng
Salmonellosis là bệnh lây truyền giữa người và vật nuôi. Theo cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) cho biết, năm 2013: 45% các ca mắc Salmonella ở châu Âu phải nhập viện, tỷ lệ tử vong từ 0,12-0,14%; 10-20% các trường hợp bệnh Salmonella ở người là do nhiễm từ heo. Theo WHO, năm 2015 mỗi năm có hơn 150 triệu người mắc bệnh, dẫn tới hơn 175.000 ca tử vong. Trong đó, có 60 triệu trẻ em mắc, gây ra 50.000 ca tử vong.
Theo báo cáo dịch tễ hàng năm của Trung tâm Kiểm soát và phòng, chống dịch bệnh châu Âu (ECDC), năm 2021, bệnh do Salmonella là bệnh nhiễm trùng đường ruột phổ biến thứ 2 ở EU. Có tới 60.494 trường hợp nhiễm Salmonella đã được xác định và gây tử vong 73 trường hợp. Tỷ lệ bệnh của Salmonella 16,6/100.000 người. Trẻ em nhiễm cao nhất với tỷ lệ 93,1/100.000 gấp 7 lần người trưởng thành.
Các triệu chứng của việc nhiễm Salmonella trên người
Tháng 10/2023, tại Việt Nam, một vụ việc đáng tiếc xảy ra khi một nhóm các em nhỏ ăn bánh su kem, trong đó 01 trường hợp tử vong. Sau khi phân tích nguyên nhân được xác định có vi khuẩn Salmonella trong bánh su kem. Các triệu chứng khi nhiễm Salmonella trên người đó là nôn ọe, đau đầu, tiêu chảy sốt cao…
Giới thiệu về vi khuẩn Salmonella
Salmonella có họ thuộc vi khuẩn đường ruột Enterobacteriaceae; Salmonella có 2 loài là S. bongori và S. enterica, tổng số có khoảng 2.600 antigen. Salmonella là vi khuẩn Gram-, không bào tử, hiếu khí và yếm khí tuỳ nghi; tồn tại cả ngoại bào và nội bào; sản xuất/phóng thích độc tố.
Kháng nguyên
Salmonella có một số kháng nguyên chính như kháng nguyên thân O, Flagellin (H), kích thích phản ứng viêm thông qua TLR5 (toll-like receptor 5) sau khi xâm nhiễm.
Độc lực chính
Nội độc tố: chịu nhiệt 220-2750C → gây sốt; cytotoxin (không chịu nhiệt) gây ra tổn thương tế bào; ức chế tổng hợp protein – Enterotoxin → khả năng tiết dịch tế bào biểu mô ruột; Hemolysin; Cytolysin; Plasmid (85Kb, ≠); Gen nhiễm sắc thể (SPI2 gen), tồn tại và nhân lên trong nội bào; SPI- 3: xâm nhiễm tế bào ruột – bcs gen: tạo biofilm và tồn tại ngoài tế bào; sopA, pipB2, and sifB: gây thủy thủng và viêm ruột.
Sức đề kháng của Salmonella
Salmonella có sức sống và sức đề kháng tốt; có thể nhân lên ở 7-450C; tồn tại nhiều tháng, thậm chí nhiều năm trong hợp chất hữu cơ; tồn tại trong phân bón từ thịt tới 8 tháng, trong biogas là 47 ngày, trong nước là > 1 tháng. S.Choleraesuis tồn tại trong phân ướt 3 tháng và trong phân khô 6 tháng. Salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ 550C trong 30 phút, pH < 5,0 sẽ làm giảm thời gian sống sót. Salmonella cũng dễ dàng bị bất hoạt bởi nhiệt, ánh sáng mặt trời, phenol, chlorine, iodine…
2. Bệnh Salmonella trên heo
Thực trạng lây nhiễm
Nghiên cứu những trại heo và gà ở miền Trung từ năm 2012-2013 của các tác giả cho thấy, trong 67 trại gà; 46 trại heo lấy mẫu, tỷ lệ phát hiện Salmonella tương ứng là 46,3% và 71,7%. Trong đó, Sal.Weltevredent (19%); Sal. Typhimurium (12%); Sal. 4,[5],12:i: (11%).
Có tới 72% các phân lập của Salmonella đã đề kháng với ít nhất 01 trong 14 kháng sinh đưa vào thử nghiệm. Ở các trại heo và gà, vi khuẩn Salmonella đề kháng mạnh với: Ampicillin; Chloramphenicol; Ciprofloxacin; Sulphamethoxazole; Tetracycline.
Nghiên cứu từ 409 mẫu thịt và hải sản tại các lò mổ, chợ ở TP. Hồ Chí Minh từ 2012-2015 cho thấy, tỷ lệ nhiễm Salmonella là: thịt heo (69,7%); thịt gà (65,3%); thịt bò (58,3%); tôm (49,1%); cá (36,6%). Các phân lập của Salmonella có tỷ lệ đề kháng cao với các kháng sinh thử nghiệm. Trong thịt heo, 74.6% các phân lập đề kháng với các kháng sinh trong đó: AMP (54,2%); TET (62,7); CHL (50,8); SXT (44,1%).
Nghiên cứu từ 2017-2019 của nhóm tác giả C.V. Tuan, P.T. Hue, T.P.Loan, N.T.Thuy, L.T.Hue, V.N.Giang, Vera I. Erickson và Pawin Padungtod tại 3 tỉnh phía Bắc; 2 tỉnh phía Nam trên các mẫu swab trực tràng heo, mẫu phân gà ở lò mổ cho thấy: 99% E.coli và 96% Salmonella phân lập kháng với ít nhất 1/19 kháng sinh thử nghiệm và có 94% E.coli và 89% Salmonella kháng đa kháng sinh.
Tác hại nghiêm trọng do các bệnh Salmonella gây ra
Trại heo nhiễm Salmonella sẽ gây ra các vấn đề nghiêm trọng đó là: (1) Vấy nhiễm thịt tại lò mổ, từ đó truyền các serovar độc cho người; (2) Giảm năng suất: tăng FCR; giảm trọng lượng xuất bán.
Thống kê tại Đan Mạch cho thấy, nhiễm Salmonella gây giảm 3kg/heo (Lo Fo Wong D.M.A, Hald T. Salmonella in pork. 2000). Chi phí ước tính thiệt hại trên người và trên heo khoảng 600 triệu € tại châu Âu, trong đó 90 triệu € là do phải loại bỏ thực phẩm thịt heo bị nhiễm Salmonella (Food Control Consultants Ltd Consortium 2010).
Bệnh do Salmonella trên heo
Trên heo, có Salmonella Typhimurium, Salmonella Choleraesuis, Salmonella enteritidis, S. Heidelberg, S. Dublin gây ra các hội chứng: Enteric fever (typhoid fever – sốt thương hàn), Viêm ruột/tiêu chảy (non-typhoid), Nhiễm trùng huyết, Bệnh mãn tính/ẩn tính.
Lâm sàng thường xảy ra trên heo cai sữa, heo theo mẹ và trưởng thành ít gặp hơn. Mức độ, tỷ lệ bệnh và tỷ lệ chết khác nhau.
Đặc điểm gây bệnh của Salmonella
Salmonella Choleraesuis gây nhiễm trùng huyết, sảy thai, viêm não, co giật; chủ yếu trên heo cai sữa đến 5 tháng tuổi, có thể xảy ra trên heo thịt, heo theo mẹ hoặc trên heo nái; tỷ lệ bệnh thấp; tỷ lệ chết cao (20-30%, heo từ 7- 50kg).
Salmonella Typhimurium gây xâm nhiễm vào hồi tràng, hạch bạch huyết hồi tràng, manh tràng, mảng Peyer (Bonardi, 2017); chủ yếu ở đường ruột, có thể gây nhiễm trùng huyết; tỷ lệ bệnh cao; tỷ lệ chết thấp.
Sự truyền lây và bài thải của Salmonella
Có 2 con đường: (1) Truyền ngang: Salmonella truyền ngang qua đường tiêu hoá là chủ yếu; Có thể truyền mũi mũi ở cự ly gần. (2) Truyền dọc: S.Choleraesuis và S.Typhimurium có thể truyền dọc.
Bài thải: Bài thải vài giờ sau nhiễm, giai đoạn cấp tính S.choleraesuis 106 vi khuẩn/g phân và S. typhimurium 107 vi khuẩn/g phân; lượng vi khuẩn gây nhiễm 106(108 -10 11 tb) + yếu tố khác: dexa, stress, mật độ, dinh dưỡng…) → biểu hiện bệnh.
Khi gây nhiễm với liều vi khuẩn 103 → heo không bệnh → nhưng những con cùng đàn sẽ bệnh. Nếu nhiễm qua mũi → 4h, vi khuẩn sẽ gắn vào tế bào phổi. Hiện diện niêm mạc, tonsil, phổi và kết tràng.
Bài thải ra phân ít nhất 12 tuần (Gray et al. 1995). Từ 4-7 tháng sau nhiễm, hơn 90% S. typhimurium hiện diện trong hạch lympho, tonsil, manh tràng và phân (Wood and Rose 1992; Fedorka – Cray et al. 1994).
Thể viêm ruột, kháng sinh không làm giảm thời gian và cường độ bài thải vi khuẩn ra phân (Wilcock and Olander 1978; Jones 1983; Jacks 1988).
Triệu chứng lâm sàng
Thể nhiễm trùng huyết: Heo bệnh ủ rũ di chuyển miễn cưỡng; bỏ ăn, hôn mê, sốt 40,5 -41,60C, ho, khó thở; chết, tím tái chân, mõm và bụng; đến ngày 3-4 xuất hiện tiêu chảy phân vàng nước; tỷ lệ chết cao, có sống sót→ bệnh cục bộ: viêm phổi, viêm ruột, viêm gan, viêm não – màng não.
Thể viêm ruột có 2 thể: Cấp tính hoặc mãn tính. Dấu hiệu đầu tiên là tiêu chảy vàng lỏng. Giai đoạn sau có niêm mạc và có thể có máu; sốt, giảm ăn, mất nước; lây lan nhanh. Nếu sống sót cũng gây ra chậm lớn, có thể hẹp trực tràng.
Bệnh tích
Thể nhiễm trùng huyết: Heo có bệnh tích tím tái ở tai, chân, đuôi và da bụng; sưng lách, gan, hạch bạch huyết màng treo ruột; phổi tắc nghẽn, phù, viêm phế quản phổi; xuất hiện các điểm hoại tử trên gan; xuất huyết điểm trên thận (vùng vỏ và vùng tủy); viêm, hoại tử đường ruột.
Thể viêm ruột: Viêm hoại tử, phù nề niêm mạc ruột, kết tràng, hoặc manh tràng; chất chứa của đại tràng và manh tràng có màu mật; hạch bạch huyết màng treo ruột vùng hồi-manh tràng: sưng lớn, thủy thủng; bệnh tích có thể kéo dài đến kết tràng và trực tràng.
Chuẩn đoán
S. Choleraesuis có triệu chứng: Nhiễm trùng huyết giống Erysipelothrix rhusiopathiae, S. suis, Actinobacillus suis, CSF. Bệnh tích đại thể: Lách, gan, hạch sưng; viêm phổi và hoại tử gan. Bệnh tích phổi giống APP, khá giống CSF và không xuất hiện ở tất cả các ca.
S. Typhimurium: có triệu chứng giống bệnh lỵ, Ileitis, Rotavirus, Coronavirus, PCV2, E.coli, giun tóc, thường nhiễm ghép với nhau. Bệnh tích: Samonelosis, lỵ, Ileitis: đều viêm hoại tử tạo fibrin tùy vị trí. Salmonellosis: Viêm đại tràng xoắn, đôi khi ở ruột non, sưng hạch lympho. Lỵ: Viêm lan tỏa, nông và giới hạn ở kết tràng- manh tràng, hạch bạch huyết không sưng/sưng nhẹ. Viêm hồi tràng: Tăng sinh hồi tràng.
Xét nghiệm bằng các phương pháp nuôi cấy phân lập, PCR hoặc ELISA, PCR hoặc ELISA.
Điều trị, kiểm soát và phòng bệnh
Việc điều trị Salmonella nhằm mục tiêu giảm tính nghiêm trọng của lâm sàng; hạn chế sự lây lan; ngăn chặn sự tái phát trong đàn.
Giai đoạn lâm sàng, vi khuẩn nội bào→ kháng sinh khó “tiếp cận”.
Kiểm soát bằng các biện pháp vệ sinh, an toàn sinh học, all in/all out, sử dụng các sản phẩm thay thế kháng sinh hoặc hoặc có thể phòng bệnh bằng vắc xin.
3. Khảo sát của Boehringer về Salmonella tại Việt Nam từ 2020 – 2023
Năm 2020, có 12 trại được khảo sát, đại diện cho 23.000 nái. Loại và số lượng mẫu: 51 mẫu (gộp) phân, 47 mẫu (gộp) dịch miệng; xét nghiệm: nuôi cấy và PCR định chủng. Kết quả cho thấy có 39% mẫu dương tính với Salmonella; trong số mẫu dương tính phát hiện 60% là Salmonella typhimurium. Tỉ lệ phát hiện Salmonella ở dịch miệng thấp hơn so với lấy mẫu phân (13% và 39%). Trong các mẫu dương phát hiện 17% là Salmonella typhimurium.
Năm 2023, Boehringer khảo sát tại chợ và trại. Mẫu thịt ở 60 chợ: 1 mẫu/quầy thịt; 2-5 quầy/chợ; Phương pháp nuôi cấy, PCR định danh. Khảo sát mẫu phân tại 46 trại, đại diện cho 150.000 nái; số lượng mẫu: 205; Phương pháp nuôi cấy, PCR định danh.
Kết quả cho thấy, có 57% trại có sự hiện diện hiện diện của Salmonella, 32% số mẫu xét nghiệm dương tính với Salmonella. Salmonella Typhimurium chiếm 57-58% các mẫu dương tính. Độ tuổi nhiễm Salmonella nhiều nhất thường ở 10 tuần tuổi. Tỷ lệ này giảm dần ở các độ tuổi lớn hơn.
Có 25% mẫu thịt tại các chợ có phát hiện Salmonella. Cảnh báo nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
4. Công nghệ vắc xin bảo hộ kép Enterisol Salmonella T/C của Boehringer
Enterisol® Salmonella T/C là vắc xin kháng nguyên kép đầu tiên và duy nhất trên thế giới. Vắc xin bắt chước con đường nhiễm tự nhiên của vi khuẩn; miễn dịch tại chỗ (niêm mạc); không tác dụng phụ; dễ dàng chủng ngừa với số lượng lớn heo. Vắc xin này không dùng chung với kháng sinh.
Vắc xin được chỉ định dùng trên đường uống cho heo từ 2 tuần tuổi hoặc lớn hơn để phòng bệnh do S.Cholerae suis và S.Typhimurium. Vắc xin được chứng minh tính an toàn đối với heo ở 3 ngày tuổi; giảm đáng kể triệu chứng lâm sàng bệnh; sinh miễn dịch trong 2 tuần và thời gian miễn dịch kéo dài đến 24 tuần.
Chủng ngừa Enterisol Salmonella T/C cho kết quả giảm tiêu chảy đáng kể (p<0,05); giảm đáng kể (p<0,05) tổn thương đường ruột; giảm tăng thân nhiệt đáng kể (p<0,05); cải thiện tăng trọng đáng kể (p<0,05). Enterisol Salmonella T/C là vắc xin đầu tiên và duy nhất cho thấy khả năng bảo hộ chống lại Salmonella Typhimurium & Choleraesuis.
Vắc xin Enterisol Salmonella T/C
BSTY. Nguyễn Công Huy – Giám đốc kỹ thuật miền Bắc Boehringer Việt Nam
BSTY. Trần Hoàng Vũ – Giám đốc kỹ thuật Boehringer Việt Nam
Khoa học kỹ thuật
Add comment