Chicuccntyhcm.gov.vn
Log in
Giới thiệu
Trao đổi
Quy trình ISO
Lịch làm việc
Hoạt động ngành
Hoạt động đoàn thể
Khoa học kỹ thuật
Kiến thức tiêu dùng
Lịch làm việc
Thông tin thị trường
Thư giãn
Thư viện
Tin tức hoạt động
Trả lời bạn đọc
WTO
Báo cáo tuần
Chương trình trọng điểm
Cơ sở an toàn dịch
Cơ sở an toàn thực phẩm
Cơ sở giết mổ
Cơ sở kinh doanh trứng gia cầm
Kho lạnh
Phúc đáp công văn - LTY
Thông tin dịch bệnh
Tình hình kiểm dịch
Tuyên truyền
Xử lý vi phạm
Hỏi đáp về bệnh RCD trên thỏ
13. November 2003 00:00
Lượt xem: 37910
Comments (0)
(Rabbit Calicivirous Disease, RCD)
(Theo tài liệu Rabbit Biocontrol Advisory Group –RCD)
Câu 1: Bệnh RCD truyền lây cho thỏ thế nào?
RCD là bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh do tiếp xúc giữa các thỏ thụ cảm và thỏ mắc bệnh, cũng như do tiếp xúc với các chất bài tiết nhiễm mầm bệnh. Qua kinh nghiệm cho thấy sự tiếp xúc trực tiếp giữa các thỏ thường gặp trong lúc vận chuyển.
Loài chim ăn xác chết cũng có thể là tác nhân truyền lây mầm bệnh cơ học do mang những mảnh vụn xác chết bị nhiễm bệnh. Những thú ăn thịt như cáo và chồn Fu-ro có thể truyền lây mầm bệnh qua phân. Các loại thú này không mắc bệnh.
Virus RCD không nhân lên trong côn trùng. Tuy nhiên qua các khảo sát trong phòng thí nghiệm cho thấy các côn trùng như là bọ chét thỏ và các loại muỗi, có thể truyền lây mầm bệnh trong đàn thỏ, nhưng chỉ khi các côn trùng nhiễm mầm bệnh này được tiếp xúc với thỏ mẫn cảm trong vòng vài giờ. Ngoài ra một số loại ruồi có thể truyền lây cơ học mầm bệnh.
Câu 2: Bệnh RCD gây chết thỏ thế nào?
Bệnh RCD làm phát triển nhanh các cục máu đông trong một số cơ quan chủ yếu như phổi, tim và thận. Những cục máu đông này làm nghẽn mạch và gây chết thỏ do suy tim và hô hấp trong khoảng 30 - 40 giờ.
Câu 3: Bệnh RCD có triệu chứng thế nào trước khi chết?
Theo khảo sát của phòng thú y Úc CSIRO, thỏ mắc bệnh do calicivirus đã không biểu lộ một dấu hiệu rõ nào về tình trạng đau đớn hay suy yếu của chúng.
Thỏ trưởng thành trở nên ủ rũ sau khi nhiễm bệnh 18 giờ, vàø chết trong vòng 30 - 40 giờ với tình trạng suy yếu không biểu lộ rõ.
Một ngày trước khi chết, một số thỏ có thân nhiệt tăng (từ 39o C - 42o C) và tăng tần số hô hấp ngay trước khi chết.
Theo những báo cáo từ nước ngoài cho thấy những thỏ nhiễm bệnh RCD có dịch mũi nhuốm máu. Trong thử nghiệm tại AAHL, một số thỏ cũng chảy nước mũi nhuốm máu nhưng chỉ thấy sau khi chết.
Câu 4: Có phải hầu hết các loại thỏ đều mẫn cảm với Calicivirus?
Calicivirus chỉ gây bệnh ở các loài thỏ Âu châu (Oryctolagus cuniculus) và các dòng địa phương có nguồn gốc từ các loài này. Những loài thỏ khác không mẫn cảm với virus hay mắc bệnh RCD. Thỏ nuôi gia đình và nuôi ở trại tại New Zealand có khả năng mẫn cảm với bệnh.
Những vaccine có hiệu quả trong việc bảo vệ đàn thỏ địa phương đã được sản xuất ở châu Âu và sẽ được dùng ở New Zealand.
Các thỏ hoang dã ở châu Mỹ như các loài cottontail, jack-rabbits và thỏ volcano đều không mẫn cảm với bệnh RCD. Một số loài thỏ khác thuộc các giống Lepus, Sylvilagus và Thermorolagus đã được thử nghiệm ở nước ngoài và cho thấy không mẫn cảm trong việc tiêm truyền thí nghiệm với virus bệnh.
RCD có liên hệ với Hội chứng thỏ rừng màu nâu ở châu Âu (European Brown Hare Syndrome, EBHS). Tuy nhiên, qua khảo sát thực nghiệm cho thấy thỏ nhà không nhiễm Hội chứng EBHS cũng như thỏ rừng không nhiễm bệnh do Calicivirus.
Câu 5: Thỏ có tạo sức đề kháng với bệnh RCD không?
Các khảo sát ở Âu châu trên những đàn thỏ tiếp xúc với bệnh trong 10 năm qua đã không phát hiện bất kỳ một sự phát triển nào về sức đề kháng di truyền của thỏ đối với mầm bệnh. Như mỗi loại sinh vật khác, thỏ và mầm bệnh đều chứa chất liệu di truyền có thể đột biến trong quá trình tiến hoá.
Tuy nhiên, thỏ có thể tạo sức đề kháng chống bệnh RCD và/ hay bệnh này có thể trở nên giảm độc lực. Sự kiện này đã xảy ra đối với virus Myxoma gây bệnh Myxomatosis. Nếu chỉ sử dụng bệnh RCD như một công cụ kiểm soát thỏ thì sẽ không có hiệu quả cao. Các nhà quản lý nông nghiệp đã đưa kế hoạch tổng hợp bệnh RCD với các biện pháp kiểm soát khác, nhằm tối đa hóa tác động lâu dài trên số lượng thỏ.
Câu 6: Làm thế nào để nhận biết thỏ mắc bệnh RCD?
Không có các triệu chứng lâm sàng đặc thù ở thỏ mắc bệnh RCD. Thỏ trưởng thành trở nên ủ rũ sau khi nhiễm bệnh 18 giờ, vàø chết trong vòng 30 -40 giờ với tình trạng suy yếu không biểu lộ rõ.
Một ngày sau khi nhiễm bệnh, vài thỏ có thể xuất hiện triệu chứng đờ đẫn, không linh hoạt và ở giai đoạn này, một số thỏ có thân nhiệt tăng (từ 39oC - 42oC). Một vài giờ trước khi chết, một số thỏ có tần số hô hấp tăng.
Câu 7: Người thú y làm thế nào nhận biết bệnh khi mổ khám tử?
Khi khám tử, các bệnh tích chủ yếu là:
+ Lách: sưng to, triển dưỡng.
+ Gan: sưng và bở.
+ Phổi: xuất huyết điểm kết hợp tạo thành các vùng đỏ to hơn.
Đôi khi chỉ có hai trong các cơ quan trên là có bệnh tích. Xuất huyết cơ tim và nhồi máu ở thận hiếm khi xảy ra.
Câu 8: Liệu có loại vaccin nào cho thỏ nhà không?
Có. Loại vaccin đó tên là Cylap HVD, được sản xuất bởi công ty Cyanamid ở Tây Ban Nha. Loại vaccin này đã được đăng ký ở New Zealand và được phân phối bởi những bác sĩ thú y đang hành nghề. Hiện nay, loại vaccin này đủ để phân phối trong trường hợp bị dịch hoặc để tiêm chủng trong dự án. Loại vaccin này sẽ không được đưa ra sử dụng nếu New Zealand không có bệnh RCD
Câu 9: Liệu vaccin có an toàn không?
Đây là một loại ‘vaccin chết’, do đó, nó không chứa virus sống và do đó, nó không nguy hiểm cho thỏ. Để cẩn thận, loại vaccin này không nên sử dụng cho bất cứ con thỏ nào có biểu hiện bất kỳ loại bệnh nào. Đây là một yêu cầu tiêu chuẩn cho mọi vaccin sử dụng ở người và thú.
Câu 10: Liệu việc ăn thịt thỏ đã chủng ngừa vaccin có an toàn giống như thịt những thú khác đã chủng ngừa vaccin không?
Có.
Câu 11: Vaccin có hiệu quả để phòng chống bệnh RCD không?
Vaccin rất hiệu quả trong việc làm giảm những ca bệnh RCD ở châu Âu trong những năm 1980. Một liều vaccin có thể giúp phòng bệnh lâu dài, tuy nhiên Cyanamid khuyến cáo cần phải tiêm nhắc lại hàng năm.
Câu 12: Có cần phải tiêm vaccin cho đời con của những thỏ trưởng thành đã có miễn dịch ?
Vaccin được sản xuất từ loại virus nuôi cấy qua thỏ. Thỏ được miễn dịch vào khoảng 10 tuần tuổi.
Những kháng thể từ mẹ có thể được truyền cho thỏ con và tạo miễn dịch tạm thời. Việc tiêm phòng cho thỏ con sau đó sẽ gây miễn dịch kéo dài. Thời hạn tiêm phòng có tính quyết định. Thỏ con được tiêm phòng lúc 10 tuần tuổi, khi mà phần lớn kháng thể truyền từ mẹ đã không còn.
Câu 13: RCD và môi trường: Calicivirus tồn tại bao lâu trong môi trường?
Trong điều kiện thí nghiệm, virus có thể sống đến 225 ngày ở 42 oC (trên mô sống như là gan), nhưng chỉ 2 ngày ở 60 oC. Nó đã được tìm thấy lúc 105 ngày ở 20 oC khi làm khô trên vải. Virus có thể tồn tại ở pH 3 – 8.
Nghiên cứu ở Phòng thí nghiệm thú y CSIRO Úc đã chứng minh rằng bệnh RCD kéo dài ít nhất 01 tháng trong hệ thống chăn nuôi nhân tạo (23 oC). Trong phòng thí nghiệm, RCD không lây truyền quá khoảng cách 50 cm, vì vậy nó không được cho là lây truyền qua gió hoặc nước trong môi trường tự nhiên. Nó cần phải được mang trên hoặc bởi những sinh vật khác.
Virus có thể tồn tại trong một thời hạn ngắn hơn trong môi trường tự nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện nhiệt độ và ánh sáng mặt trời. Trong thí nghiệm ở Wardang Island, virus có thể sống dưới 01 tháng trong điều kiện chăn thả tự do. Nó có thể tồn tại lâu hơn trên xác chết đã nhiễm trùng, nhưng nó không nhân lên trong xác thỏ chết.
Câu 14: Nếu đột xuất bệnh RCD xâm nhập vào New Zealand, hậu quả về môi trường sẽ như thế nào?
Nếu bệnh RCD đột ngột xuất hiện mà không được bao vây, và nó trở thành một bệnh dịch thì số lượng đàn thỏ có khả năng giảm một cách rõ rệt.
Những cái chết lan rộng của thỏ sẽ dẫn đến hậu quả là thú ăn thịt chuyển qua những nguồn thức ăn khác như là những loài bản xứ quý hiếm hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.
Trong hầu hết các vùng, sự chuyển mồi này có thể không rõ ràng. Tuy nhiên, trong một vài vùng, khi mật độ của thỏ lẫn con mồi bản xứ đều cao, sự chuyển mồi này có nguy cơ gây tuyệt chủng con mồi bản xứ, do vậy có lẽ cần phải kiểm soát chồn sương và mèo hoang.
Tác động lâu dài trên con mồi bản xứ đến nay chưa rõ ràng. Hiện nay đã triển khai những kế hoạch nghiên cứu nhằm tìm hiểu bất kỳ tác động ngắn hạn hoặc trung hạn nào của sự chuyển mồi. Những kế hoạch này sẽ bổ sung cho chương trình kiểm soát thú ăn thịt đã được thực hiện bởi Cục Bảo tồn.
Câu 15: Tại sao RCD được thử nghiệm ở Wardang Island?
Sau 3 năm kiểm tra phi lâm sàng công nhận sự an toàn của bệnh RCD, các nhà quản lý đã nhất trí cần phải có thêm nguồn thông tin để làm công cụ kiểm soát về hiệu lực an toàn bệnh còn tiềm tàng. Các thử nghiệm ở Wardang Island đã được thiết kế để cung cấp nguồn thông tin này, vì không thể thu nhận được trong phòng thí nghiệm. Các thử nghiệm đã được thiết kế để đánh giá tác động và khả năng tồn tại của virus, mức độ lây lan giữa và trong hệ thống chuồng nuôi cũng như tính nhân đạo của virus trên thực địa.
Với mục đích đảm bảo kiểm soát sinh học, đảo Wardang đã là điểm duy nhất ở Úc đủ đáp ứng các tiêu chuẩn chọn lọc về các thử nghiệm kiểm dịch. Mặc dù đã hết sức thận trọng, bệnh RCD vẫn thoát khỏi đảo Wardang để đi vào lục địa Úc.
Câu 16: Liệu thật sự có vấn đề về thỏ ở New Zealand không?
Giống thỏ châu Âu đứng hàng thứ hai trong những loài vật gây hại cho thực vật nhất ở New Zealand (sau loài brushtail possum). Thỏ cạnh tranh thức ăn với gia súc ở đồng cỏ. Chúng giết hại cây cối và bụi rậm, với mức thiệt hại 55% ở New Zealand. Chúng góp phần gây xói mòn đất khi cắn phá cây cối và gây hại cho đất trong quá trình đào hang. Thỏ có lẽ đã góp phần làm tuyệt chủng một vài loài thực vật bản địa.
Chi phí kiểm soát và thiệt hại về sản xuất được ước tính tối thiểu 22 triệu đô-la mỗi năm ở New Zealand. Số thiệt hại này chưa kể đến bất kỳ một tổn thất nào về bảo tồn và thiệt hại nghiêm trọng kéo dài của môi trường do thỏ gây ra.
Các nhà quản lý nông nghiệp ở Úc và New Zealand đã cố gắng kiểm soát thỏ bằng cách phối hợp các biện pháp gồm đánh bã, săn bắn, đặt bẫy, dùng chất nổ, thả thú ăn thịt vào, dùng tác nhân kiểm soát sinh học (bệnh myxomatosis) và đặt hàng rào ngăn chận thỏ.
Cần thêm các biện pháp kiểm soát để làm giảm đáng kể số lượng thỏ, như các biện pháp kiểm soát thông thường, tuy mất thêm nhiều công sức nhưng lại có thể nâng cao hiệu quả hơn.
Câu 17: Liệu bệnh RCD có tiêu diệt thỏ không?
Nếu bệnh RCD được chấp nhận sử dụng vào việc kiểm soát đàn thỏ, thì biện pháp này sẽ không là một viên đạn thần kỳ, và nóù chỉ là một công cụ nhằm bổ sung vào các biện pháp kiểm soát thỏ hiện thường được dùng. Các nhà quản lý đất và hội đồng địa phương đã xây dựng kế hoạch sử dụng RCD để tối đa hóa tác động lâu dài trên số lượng thỏ.
Câu 18: Tại sao chúng ta lại không thu gom thỏ để kiểm soát chúng?
Hiện có một thị trường dành cho thịt và da thỏ rừng. Ngoài ra cũng có nhiều doanh nghiệp nhỏ đã được thành lập để cung cấp cho thị trường trong nước. Trong khi những doanh nghiệp đó có thể ổn định về tài chính, nhưng chúng ta vẫn không có bằng chứng cho thấy là việc thu gom thỏ tỏ ra hiệu quả trong việc làm giảm số lượng thỏ để bảo tồn cảnh quan. Việc săn bắn thỏ chỉ làm giảm đi một phần quần thể thỏ và đây là một biện pháp hữu hiệu sau khi đã đánh bã làm giảm số lượng lớn thỏ. Tuy nhiên, với số lượng thỏ giảm thiểu này, việc săn bắn thu gom tỏ ra không kinh tế.
Câu 19: Liệu bệnh RCD có ảnh hưởng đến những con thú khác hay không?
Bệnh RCD chỉ gây bệnh trên thỏ châu Âu và không ảnh hưởng đến các thú khác.
Bệnh RCD lây lan từ châu Á sang châu Âu và giết chết hàng triệu thỏ. Cho đến nay vẫn chưa có báo cáo khoa học hoặc y khoa nào cho thấy bệnh RCD ảnh hưởng đến những loài thú khác, dù những con thú này đã tiếp xúc với thỏ bệnh.
Đối với việc sử dụng bệnh RCD để kiểm soát quần thể thỏ ở nước Úùc và New Zealand thì bệnh này vẫn không ảnh hưởng đến những loài thú khác ngoài thỏ. Trong buổi hội ý với Hội đồng Bảo tồn và Môi trường nước Úc và New Zealand, người ta đã lên danh sách một số thú để thí nghiệm.
Những thử nghiệm ở nước Úùc đã xác nhận bằng chứng từ 40 quốc gia là bệnh RCD rất đặc trưng đến nỗi không một loài thú nào khác ngoài thỏ mẫn cảm với virus bệnh này. Trên 28 loài thử nghiệm không có loài nào bị lây nhiễm bởi virus. Tất cả những con thú đều được tiêm liều gây chết gấp 1.000 lần so với thỏ.
Những con thú được chọn thí nghiệm bao gồm những loài động vật đại diện cho phần lớn quần thể động vật ở New Zealand và nước Úc. Chúng bao gồm những con thú sau:
- Thú: ngựa, bò, cừu, nai, dê, heo, chó , mèo và gia cầm.
- Thú: cáo, thỏ rừng, chồn sương, chuột lớn và chuột nhắt.
- Động vật hữu nhủ bản xứ: chuột bụi , chuột ăn cỏ, chuột đồng, loại chuột lớn nâu banditcoot, bettong đuôi chổi, chuột túi ô-pốt.
- Bồ câu rừng, chim ưng nâu.
- Thằn lằn lưỡi xanh thông thường.
Câu 20: Bệnh RCD có ảnh hưởng trên người hay không?
Trong hơn 10 năm, bệnh RCD đã ảnh hưởng trên thỏ rừng và các trại thỏ nhà ở khắp châu Âu và Trung quốc. Trong suốt thời gian đó, giữa người và thỏ bệnh đã có những tiếp xúc rất gần gũi. Tuy nhiên, người ta vẫn không thấy việc truyền lây virus từ thú sang người hoặc những báo cáo khoa học hay y khoa liên quan đến căn bệnh do loại virus này gây ra. Những thí nghiệm trên máu cũng không tìm thấy sự hiện diện của kháng thể virus trên những người đã tiếp xúc với virus hay tiếp xúc với thỏ bệnh.
Câu 21: Liệu virus gây bệnh RCD có biến đổi và ảnh hưởng đến những loài thú khác hay không?
Virus, cũng giống như những sinh vật khác, đều chứa những chất liệu di truyền có thể biến đổi được. Tuy nhiên, đa số những biến đổi này chỉ ảnh hưởng đến bản thân virus và từ đó có ảnh hưởng lên trên ký chủ.
Bệnh RCD là một bệnh rất đặc trưng theo giống loài: nghĩa là bệnh RCD không ảnh hưởng lên trên những con thú khác và không phải tất cả các giống thỏ đều bị bệnh.
Qua hơn 10 năm, trong các thí nghiệm về bệnh RCD, người ta vẫn chưa tìm thấy bằng chứng là loại virus này biến đổi để gây ảnh hưởng lên trên bất cứ loài nào khác ngoài loài thỏ ở châu Âu. Trong các báo cáo khoa học, người ta nhận thấy chỉ một loại virus thuộc type này đã biến đổi để ảnh hưởng sang loài khác (một loại virus từ mèo ảnh hưởng sang chó).
Loại virus này hoàn toàn khác với những loại virus khác, vì những loại virus khác có tiềm năng ảnh hưởng đến rất nhiều loài khác nhau một khi chúng có đủ điều kiện thích hợp để lây nhiễm. Thí dụ như virus gây bệnh AIDS, chúng ảnh hưởng cả loài linh trưởng và con người.
Do đó, các nhà khoa học cho rằng virus bệnh RCD khó mà ảnh hưởng đến những loài khác.
Câu 22: Liệu những con thú nuôi khác có an toàn đối với bệnh RCD không?
Có. Virus bệnh RCD chỉ gây bệnh trên thỏ châu Âu. Những con thỏ hoang ở châu Mỹ, thí dụ như thỏ cottontail, thỏ jack-rabbit, thỏ volcano không bị bệnh RCD.
Người ta cũng đã thí nghiệm bệnh RCD trên nhiều loài khác nhau, chó mèo, thú hoang dã, thú hữu nhủ bản xứ, chim và những loài bò sát.
Câu 23: Liệu có an toàn khi ăn những con thỏ bị nhiễm bệnh RCD không?
An toàn đối với người khi ăn thịt thỏ đã nhiễm bệnh RCD. Nhiều người đã tiếp xúc với bệnh RCD ở các trại nuôi thỏ ở châu Âu và Trung Quốc. Không một báo cáo khoa học hay y khoa nào cho biết là có người bị nhiễm virus này hoặc bị bệnh do loại virus này. Các cơ quan y tế ở châu Âu và nước Anh, nơi có nhiều thỏ bị nhiễm bệnh, hoàn toàn không giới hạn việc bán thỏ từ những nông trại bị nhiễm bệnh, miễn là những thỏ bán ra phải khoẻ mạnh. Yêu cầu này cũng tương tự đối với những thú khác.
Câu 24: Bệnh RHD trên thỏ có giống với bệnh RCD không?
Hai bệnh đó chỉ là một.
Câu 25: Tại sao ‘bệnh xuất huyết trên thỏ’ (RHD) lại được đặt tên lại là bệnh calicivirus trên thỏ (RCD)?
Trong một nghiên cứu kéo dài 3 năm tại phòng thí nghiệm thú y SCIRO nước Úc, những con thỏ bị nhiễm bệnh RCD không chết vì xuất huyết. Do đó, tên ‘bệnh xuất huyết trên thỏ’ hoàn toàn không chính xác cho bệnh này. Căn bệnh đã được đặt tên lại là RCD tức ” bệnh Calicivirus trên thỏ”, vì loại virus này thuộc họ Caliciviridae.
Câu 26: Bệnh RCD có liên quan đến những bệnh gây xuất huyết thí dụ như bệnh gây ra bởi virus Ebola không?
Không. Bệnh RCD và bệnh Ebola hoàn toàn khác nhau. Virus gây bệnh RCD thuộc họ Caliciviridae, trong khi bệnh Ebola lại do virus thuộc họ Filoviridae.
Trong các nghiên cứu về bệnh RCD được thực hiện tại SCIRO, việc xuất huyết không gây chết thỏ (do đó đây không phải là nét đặt trưng). Những người bị nhiễm virus Ebola chết vì nhiều cơ quan nội tạng quan trọng bị xuất huyết rất nặng. Đó là lý do người ta cho đó là những bệnh gây xuất huyết.
Câu 27: Calicivirus là loại virus gì?
Calicivirus là loại virus thuộc họ Caliciviridae. Calicivirus là một nhóm virus khác trong số nhiều nhóm virus gây các hội chứng lâm sàng khác nhau. Một loại Calicivirus thường được biết đến là loại Calicivirus ở mèo, nó gây ra chứng bệnh giống như cúm ở mèo (cúm mèo).
Virus không được xếp theo những triệu chứng bệnh do chúng gây ra: việc phân loại được dựa vào những đặc tính như đặc tính hoá lý, cấu trúc protein, cấu trúc gen và chiến lược nhân bản của chúng.
Virus bệnh RCD đã được xếp vào họ Caliciviridae dựa trên những kết quả của nhiều nghiên cứu về các đặc tính của chúng.
Câu 28: Liệu virus bệnh RCD có phải do con người gây biến đổi di truyền không?
Virus gây ra bệnh RCD không phải là một bệnh do biến đổi di truyền hay là được tạo ra từ phòng thí nghiệm. Đây là một loại virus hoàn toàn từ thiên nhiên, phổ biến ở nam bán cầu, được ghi nhận lần đầu tiên tại Trung Quốc vào năm 1984 và tại châu Âu vào năm 1986. những nghiên cứu mới đây cho thấy bệnh RCD có thể đã hiện diện dưới dạng ít độc lực trên quần thể thỏ từ nhiều thập niên qua.
Câu 29: Liệu những thỏ non nhiễm virus Calicivirus có trở nên miễn nhiễm suốt đời không?
Những thỏ châu Âu dưới 6 - 8 tuần tuổi không bị chết do bệnh RCD, ngay cả khi chúng bị nhiễm bệnh. Những bằng chứng cho thấy những con thỏ non đã tạo ra kháng thể, trở nên miễn nhiễm và có thể sống sót để trở thành thỏ giống trong những năm sau.
Kháng thể thỏ mẹ có thể truyền qua thỏ con và tạo ra miễn nhiễm, tuy nhiên, loại miễn nhiễm này ngắn. Thế hệ những con non kế tiếp lại trở nên mẫn cảm và bệnh RCD lại lây lan toàn bộ quần thể thỏ trở lại.
Câu 30: Tại sao những thỏ non dưới 5 - 8 tuần lại không chết vì RCD?
Điều này vẫn chưa được hiểu rõ ràng, nhưng người ta cho rằng những con thỏ non có hệ thống miễn dịch tương đối chưa phát triển đầy đủ nên không đủ tạo ra các chất sinh hoá gây ra cục máu đông, là nguyên nhân dẫn đến những cái chết trên thỏ trưởng thành.
Câu 31: Liệu bệnh RCD có xâm nhập tự nhiên vào New Zealand không?
Virus bệnh RCD là một loại virus sống rất bền bỉ, chúng có thể sống sót trong những điều kiện đông lạnh, vẫn giữ độc lực trên vải vóc ở nhiệt độ 20 độ C hơn 100 ngày. Nó bị giết chết ở nhiệt độ cao (trên 60 độ C trong 2 ngày) và bị giết chết bởi ánh sáng mặt trời.
Bệnh RCD khó được đưa vào New Zealand bởi côn trùng hay là chim chóc, là những loài thường xuyên băng qua đảo Tasman. Nguồn lây nhiễm quan trọng nhất có thể là từ hàng hóa và những con thú đến từ nước Úc. Chúng ta cũng không thể không kể đến việc nhập thú bất hợp pháp.
Khi bệnh RCD phát triển toàn nước Úc thì nguy cơ xâm nhập bệnh vào New Zealand sẽ tăng lên.
d9d71681-6a5c-4eac-bd5d-c5c37e4c3c0b|0|.0
Sổ tay chăn nuôi
Add comment
Name*
Required
Please choose another name
E-mail*
Required
Please enter a valid e-mail
Website
Please enter a valid URL
b
i
u
quote
Required
Comment
Preview
Comment
Notify me when new comments are added
The captcha text was not valid. Please try again.
Liên kết website
Chọn liên kết
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Your browser does not support the video tag.
Your browser does not support the video tag.
>
phuc tue