Chicuccntyhcm.gov.vn
Log in
Giới thiệu
Trao đổi
Quy trình ISO
Lịch làm việc
Hoạt động ngành
Hoạt động đoàn thể
Khoa học kỹ thuật
Kiến thức tiêu dùng
Lịch làm việc
Thông tin thị trường
Thư giãn
Thư viện
Tin tức hoạt động
Trả lời bạn đọc
WTO
Báo cáo tuần
Chương trình trọng điểm
Cơ sở an toàn dịch
Cơ sở an toàn thực phẩm
Cơ sở giết mổ
Cơ sở kinh doanh trứng gia cầm
Kho lạnh
Phúc đáp công văn - LTY
Thông tin dịch bệnh
Tình hình kiểm dịch
Tuyên truyền
Xử lý vi phạm
Hỏi đáp về cúm gia cầm H5N1 (Bài 2)
20. November 2005 00:00
Lượt xem: 12341
Comments (0)
Chim cảnh có làm lây cúm A sang người? Liệu muỗi hút máu gà hay động vật rồi lại đốt người thì có làm lây cúm không?
Hầu hết các loài chim đều có thể nhiễm virus cúm A, trong đó có một số loài phát bệnh, một số khác chỉ là ổ chứa virus. Như vậy, các loài chim cảnh có khả năng nhiễm virus cúm A từ các loài chim hoang dã hoặc gia cầm ốm rồi lây nhiễm cho người, vì chim cảnh thường được nuôi gần người.
Người ta chưa chứng minh được đường lây truyền bệnh cúm qua vật trung gian là muỗi cũng như các côn trùng hút máu khác.
Liệu virus cúm A có dễ lây truyền ở nơi đông đúc?
Bệnh cúm thông thường lây truyền qua đường hô hấp trong quần thể người đông đúc bằng giọt nhỏ nước bọt nhỏ hay dịch tiết mũi họng. Sự lây lan diễn ra nhanh hơn trong thời tiết lạnh và ẩm thấp. Ở những nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ khi có người mắc cúm, tỷ lệ lây lan rất cao, dễ gây thành dịch.
Cúm A H5N1 hiện chưa lây từ người sang người nên bệnh mang tính tản phát, chỉ xuất hiện trên những cá thể tiếp xúc chặt chẽ với gà ốm và có sự mẫn cảm cao với virus cúm gà. Tuy nhiên, vẫn cần đề phòng nhiễm virus cúm gà khi tiếp xúc đông người.
Tại sao ta dễ bị cúm trong mùa lạnh?
Bệnh cúm là bệnh của đường hô hấp. Vị trí đột nhập đầu tiên của virus cúm là các tế bào đường hô hấp. Trong điều kiện lạnh và ẩm thấp, các tế bào hô hấp của người dễ bị tổn thương, tạo điều kiện tốt cho bệnh cúm phát triển. Ngoài ra, virus cúm dễ bị diệt ở nhiệt độ cao (bị diệt trong vài chục phút ở 56 độ C) nhưng lại có thể tồn tại lâu trong cái lạnh. Vì vậy, dịch bệnh thường bùng phát vào cuối thu, đầu đông ở Việt Nam.
Riêng với virus cúm H5N1, do có thể sống sót bền hơn trong điều kiện môi trường lạnh khô và cả nóng ẩm (trong phân gà, chúng có thể tồn tại hàng tháng) nên chúng ta phải đề phòng sự kéo dài của dịch cúm gà trên người cả khi ngoài mùa lạnh.
Tại sao các tỉnh miền Nam khí hậu khô nóng mà vẫn bị dịch cúm?
Các nghiên cứu cho thấy, bệnh cúm thường xuất hiện trong các giai đoạn chuyển mùa thu đông, đông xuân, tức là vào mùa lạnh. Một khi bệnh xuất hiện tại một khu vực có khí hậu nóng hơn có nghĩa là virus đã thích nghi với điều kiện khí hậu đó và có thể gây ra dịch.
Tại sao khi bị bệnh cúm lại phải cách ly? Việc cách ly diễn ra như thế nào?
Bệnh cúm có khả năng lây nhiễm rất cao và lan truyền rất nhanh, có thể gây dịch và đại dịch, nhất là các chủng cúm mới. Vì vậy, các ca nghi cúm đầu tiên cần được chẩn đoán xác định sớm, sau đó cách ly điều trị tại cơ sở y tế
Tại bệnh viện, cần có các buồng cách ly riêng dành cho bệnh lây nhiễm cao như cúm. Trong điều kiện bệnh xá và gia đình, bệnh nhân và người tiếp xúc phải đeo khẩu trang kín, kính mắt, găng tay, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên. Thời gian cách ly khoảng 5 ngày từ khi khởi bệnh. Riêng với cúm A - H5N1, có các hướng dẫn cách ly riêng với mức độ an toàn cao hơn.
Trong thời gian có dịch cúm, có cần cho trẻ em tạm nghỉ học không?
Tỷ lệ mắc bệnh cúm có biểu hiện lâm sàng là 50% trong các trường học, nhà trẻ. Vì vậy, khi ở địa phương có công bố dịch cúm trên người, cần cho trẻ tạm nghỉ học. Tốt nhất là phát hiện sớm các ca bệnh nghi cúm trong số trẻ đến trường từ những ngày đầu để cách ly và điều rị, ngăn chặn dịch bùng phát.
e9fa8b55-7528-4d8c-8f6d-dbdf3e446e2b|0|.0
Thông tin cúm GC
Add comment
Name*
Required
Please choose another name
E-mail*
Required
Please enter a valid e-mail
Website
Please enter a valid URL
b
i
u
quote
Required
Comment
Preview
Comment
Notify me when new comments are added
The captcha text was not valid. Please try again.
Liên kết website
Chọn liên kết
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Your browser does not support the video tag.
Your browser does not support the video tag.
>
phuc tue