I. Một số kết quả đạt được của thành phố Hồ Chí Minh trong công tác phòng chống dịch cúm gia cầm và cúm A ở người. 1. Kết quả công tác phòng chống dịch cúm gia cầm chung cư green town - Trong 8 tháng đầu năm 2006, thành phố Hồ Chí Minh không có trường hợp bệnh nhân nhiễm Cúm A (H5N1) ở người phát hiện ổ dịch cúm gia cầm. Đạt được thành quả trên là do thành phố đã áp dụng các biện pháp chủ động, đồng bộ và có định hướng trong công tác phòng chống dịch cúm gia cầm. Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia thực hiện các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm. dự án green town - Thực hiện tốt công tác tuyên truyền phòng chống dịch cúm gia cầm và ngăn ngừa đại dịch cúm A (H5N1) ở người qua các phương tiện thông tin đại chúng. Đã phát hành 520 cassette, đĩa CD tuyên truyền phòng chống dịch cúm gia cầm chuyển đến Ban chỉ đạo PCD CGC quận, huyện. Tổ chức tập huấn 984 buổi cho 69.078 người, phát hành 932.044 tờ bướm, treo 1.520 băng rôn, 13.614 áp phích, 248 pano. Thiết lập đường dây nóng tại bộ phận thường trực Ban chỉ đạo thành phố và các quận, huyện để tiếp nhận, xử lý thông tin cho chười dân cung cấp có liên quan công tác phòng chống dịch. Nhiều quận, huyện đã tổ chức tuyên truyền bằng xe phóng thanh trên đường phố. Đã triển khai lập cam kết với 9.822 quán ăn, nhà hàng bếp ăn tập thể đăng ký sử dụng nguồn thịt sạch, không sử dụng các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. - Trên địa bàn thành phố đã tạm ngưng hoạt động chăn nuôi gia cầm tại khu vực nội thành, nội thị, chấm dứt chăn nuôi gia cầm nhỏ lẽ, không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y. Hiện nay trên địa bàn thành phố chỉ còn 2 hộ chăn nuôi đủ điều kiện vệ sinh thú y được phép chăn nuôi gia cầm với tổng đàn trên 31.000 con. - Thành phố đã có chính sách hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi gia cầm chuyển đổi ngành nghề với nhiều hình thức như cho vay vốn ưu đãi, hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu các mô hình chăn nuôi thỏ, nuôi ếch, nuôi bò sữa, nuôi heo, nuôi dê .. để người dân có điều kiện chuyển đổi. Trước khi dịch cúm gia cầm xảy ra thành phố có khoảng 12.000 hộ chăn nuôi gia cầm với tổng đàn trên 5 triệu con gia cầm các loại. Tính đến thời điểm hiện nay thành phố có 15.235 hộ chăn nuôi heo với tổng đàn 366.668 con (tăng 2.636 hộ) và 18.939 hộ chăn nuôi bò với tổng đàn 100.379 con (tăng 3.703 hộ) so với trước khi dịch cúm gia cầm xảy ra. Phát triển đàn thỏ với 327 hộ chăn nuôi với tổng đàn 22.630 con. - Phối hợp với Bệnh Viện Nhiệt Đới thực hiện 180 mẫu giám sát virus cúm trên đàn gia cầm nhập về từ các tỉnh, kết quả không phân lập được virus cúm gia cầm. Giám sát huyết thanh đối với virus cúm gia cầm trên đàn chim cảnh, chim hoang dã tại các khu vui chơi giải trí đã phát hiện và xử lý 429 con chim kiểng có kết quả xét nghiệm huyết thanh dương tính tại Khu du lịch Suối Tiên. Giám sát huyết thanh trên đàn gia cầm từ các tỉnh nhập về các cơ sở giết mổ trên cơ sở đó phối hợp với các tỉnh giám sát dịch bệnh, chấn chỉnh các vấn đề tồn tại trong công tác kiểm dịch, quản lý tiêm phòng... - Quy hoạch các cơ sở giết mổ gia cầm tập trung, 3 cơ sở giết mổ gia cầm trên địa bàn thành phố hoạt động với công suất bình quân 45.000-50.000 con, với 23 thương hiệu sản phẩm được phép phân phối trên thị trường. Bên cạnh đó hàng ngày thành phố tiếp nhận 15.000-20.000 con gia cầm, thủy cầm giết mổ từ các tỉnh đưa về thành phố tiêu thụ, đạt mức bình thường trước khi xảy ra dịch cúm gia cầm. Thành phố đã phối hợp với Ủy ban nhân dân 6 tỉnh trong khu vực bàn biện pháp hợp tác chặt chẽ trong công tác phòng chống dịch. Từng bước hình thành chuổi cung cấp sản phẩm gia cầm an toàn, có sự gắn kết giữa người chăn nuôi, giết mổ, phân phối tiêu thụ trên thị trường. - Chấn chỉnh hoạt động kinh doanh trứng gia cầm, tổ chức hình thành 135 vựa trứng, trong đó 73/73 vựa trứng cấp I trực tiếp đăng ký tiếp nhận nguồn trứng gia cầm từ các tỉnh có trang bị thiết bị xông hơi, tiêu độc sát trùng bề mặt võ trứng, 62 vựa cấp II chỉ được phép nhập trứng từ các vựa cấp I sau khi đã thực hiện tiêu độc khử trùng; trứng được xuất tiêu thụ trên thị trường đều được đóng gói, bao bì có thương hiệu cơ sở. - Thực hiện Quyết định số 3535/QĐ/BNN-CB ngày 16/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Ban hành Quy định tạm thời về quản lý thu mua giết mổ, bảo quản, chế biến, kinh doanh thịt, trứng gia cầm, đến nay thành phố đã có 47/47 cửa hàng chuyên kinh doanh sản phẩm gia cầm, 788/898 tủ bảo ôn (87,75% số hộ kinh doanh sản phẩm gia cầm) tại các quầy sạp kinh doanh sản phẩm gia cầm tại các chợ. - Duy trì các Đoàn kiểm tra liên ngành gồm các lực lượng Công An, Quản lý Thị trường, Thanh Niên Xung Phong, Dân quân tự vệ thuộc các quận, huyện đội, Thú y tại các Trạm KDĐV đầu mối giao thông, các tuyến giao thông cữa ngõ ra vào thành phố giám sát, xử lý các trường hợp vận chuyển, kinh doanh, giết mổ gia cầm trái phép. Các quận, huyện thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra xử lý các trường hợp vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm không đúng quy định. 2. Kết quả công tác ngăn ngừa đại dịch cúm A ở người - Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm A (H5N1) của Ngành Y Tế các cấp, duy trì chế độ sinh hoạt và báo cáo kết quả hoạt động hàng tuần. - Tổ chức diễn tập sẳn sàng phòng chống đại dịch cúm ở người thành công tại Củ Chi với tình huống xử lý ổ dịch phát sinh tại các khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung đông dân cư. Các quận, huyện xây dựng phương án xử lý khi phát sinh các trường hợp bệnh nhân nhiễm cúm A trên địa bàn. - Xây dựng được các Đội cơ động điều trị dự phòng tuyến thành phố và các quận, huyện. Các bệnh viện dân, quân y và Trung tâm y tế các quận, huyện được phân công điều trị bệnh nhân đã thiết lập các khu cách ly điều trị và có kế hoạch tiếp nhân bệnh nhân khi có đại dịch xảy ra. - Xây dựng kế hoạch mua sắm trang thiết bị chuyên dùng, tập huấn cho các đối tượng tham gia công tác phòng chống dịch và hệ thống thực hiện công tác điều trị. - Tổ chức kiểm tra công tác kiểm dịch tại sân bay Tân Sơn Nhất, Cảng Sài Gòn và Cảng Vũng Tàu. II. Phương hướng công tác phòng chống dịch cúm gia cầm và ngăn ngừa đại dịch cúm A ở người 1. Khẩu hiệu hành động chung - Không để xảy ra dịch cúm trên đàn gia cầm từ đó không xảy ra dịch cúm trên người. - Nếu dịch có xảy ra thì phát hiện nhanh, tiêu diệt gọn, hạn chế dịch trong một khu vực, không để dịch phát tán trên diện rộng. * Cụ thể hoá trách nhiệm: - Nơi nào để xảy ra dịch cúm gia cầm thì người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và cán bộ thú y phụ trách địa bàn phải chụi trách nhiệm. - Nơi nào để xảy ra dịch cúm A (H5N1) thì người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và thủ trưởng cơ quan y tế phụ trách địa bàn phải chụi trách nhiệm. 2. Các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm - Tiếp tục rà soát, kiểm tra, nghiêm cấm chăn nuôi gia cầm nhỏ lẽ trên địa bàn thành phố. - Giám sát chặt chẽ tình hình nhiễm virus cúm gia cầm trên đàn chim kiểng, chim hoang dã. - Hỗ trợ Chi cục thú y các tỉnh trong khu vực giám sát tình hình nhiễm virus cúm gia cầm trên đàn gia cầm nhập về thành phố giết mổ. Phối hợp với các tỉnh xây dựng nguồn cung cấp sản phẩm gia cầm an toàn cho thị trường thành phố. - Tăng cường việc kiểm soát nguồn gia cầm, xử lý nghiêm việc chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, kinh doanh sản phẩm gia cầm trái phép. - Xây dựng và đưa vào hoạt động hệ thống giám sát cung cấp thông tin dịch bệnh cúm gia cầm và gia súc gồm có 783 người , nhằm đảmm bảo mục tiêu giám sát tình hình dịch bệnh đến hộ chăn nuôi, đảm bảo các thông tin dịch bệnh được xử lý kịp thời. Tổ chức hệ thống tiếp nhận và báo cáo thông tin dịch bệnh đến từng Ấp, Tổ, Khu phố. - Duy trì hoạt động đường dây nóng từ cấp thành phố đến quận, huyện, phường xã giải đáp kịp thời các ý kiến người dân. 3. Các biện pháp phòng chống dịch cúm H5N1 trên người - Rà soát củng cố và duy trì sinh hoạt định kỳ Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm H5N1 từ thành phố đến các quận, huyện, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về thường trực Ban chỉ đạo thành phố. - Các bệnh viện chuyên trách và tuyến quận, huyện rà soát chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng tiếp nhận và điều trị bệnh nhân khi dịch cúm gia cầm xảy ra. Các đội cơ động điều trị sẳn sàng hỗ trợ các tỉnh bạn khi có yêu cầu. Các khoa hồi sức cấp cứu tại các bệnh viện phải có phòng cách ly đúng tiêu chuẩn. Ngành Y tế phối hợp với Quân Đoàn 4 xây dựng khu cách ly bệnh nhân trong trường hợp số bệnh nhân phát sinh lớn. - Tăng cường công tác giám sát, phát hiện các trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ để có biện pháp phòng chống kịp thời, có hiệu quả, tăng cường giám sát tại các cửa khẩu, sân bay, bến cảng. - Tăng cường công tác kiểm tra công tác chuẩn bị, công tác hậu cần tại các bệnh viện chuyên trách và Trung tâm y tế quận, huyện nhằm đảm bảo công tác tiếp nhận điều trị bệnh nhân trên địa bàn thành phố và hỗ trợ cho các tỉnh trong khu vực. 4. Công tác tuyên truyền - Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về phòng chống dịch cúm gia cầm, thông tin kịp thời, chính xác về tình hình dịch, nguy cơ tái phát dịch và các biện pháp phòng chống dịch đến tận hộ gia đình và các đối tượng hoạt động sản xuất kinh doanh có liên quan. Các đài truyền thanh phường xã phải phát bài tuyên truyền 2 lần/ngày. Đưa nội dung phòng chống dịch cúm gia cầm và cúm A H5N1 vào sinh hoạt thường kỳ tổ dân phố, cấp ủy Đảng và Hội đoàn thể địa phương. Đảm bảo mỗi hộ gia đình tiếp cận được với tài liệu tuyên truyền để biết các biện pháp phòng chống dịch cho gia đình mình và cho cộng đồng. - Ngành Y Tế tập trung huấn luyện cho các đội cơ động điều trị và lực lượng trực tiếp chăm sóc và điều trị bệnh nhân nhiễm cúm. Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe trên phương tiện thông tin đại chúng. - Ngành Y Tế chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các phương tiện thông tin đại chúng xây dựng nội dung và thực hiện tuyên truyền về các biện pháp phòng ngừa bệnh cúm gia cầm cho người, hướng dẫn sử dụng sản phẩm gia cầm an toàn, hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa, các triệu chứng nghi ngờ bệnh cúm gia cầm, giới thiệu các tuyến bệnh viện chuyên trách theo dõi, điều trị bệnh viêm nhiễm hô hấp cấp. Duy trì tuyên truyền cho đến hết tháng 02/2007. Cung cấp nội dung tuyên truyền cho các quận, huyện để tổ chức phổ biến, sinh hoạt trong nhân dân. căn hộ green town
Tin tức hoạt động
Add comment