Chicuccntyhcm.gov.vn
Log in
Giới thiệu
Trao đổi
Quy trình ISO
Lịch làm việc
Hoạt động ngành
Hoạt động đoàn thể
Khoa học kỹ thuật
Kiến thức tiêu dùng
Lịch làm việc
Thông tin thị trường
Thư giãn
Thư viện
Tin tức hoạt động
Trả lời bạn đọc
WTO
Báo cáo tuần
Chương trình trọng điểm
Cơ sở an toàn dịch
Cơ sở an toàn thực phẩm
Cơ sở giết mổ
Cơ sở kinh doanh trứng gia cầm
Kho lạnh
Phúc đáp công văn - LTY
Thông tin dịch bệnh
Tình hình kiểm dịch
Tuyên truyền
Xử lý vi phạm
KẾT QUẢ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÒNG CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM VÀ NGĂN NGỪA ĐẠI DỊCH CÚM A (H5N1) Ở NGƯỜI
27. August 2006 00:00
Lượt xem: 20005
Comments (0)
I. Tình hình dịch cúm gia cầm và Cúm A (H5N1) các nước trong khu vực
- Tại Thái Lan: Bộ Nông Nghiệp Thái Lan đã khẳng định dịch cúm gia cầm tái phát tại tỉnh Phichit phía Bắc nước này sau 8 tháng không xuất hiện ổ dịch mới, ổ dịch xuất hiện vào ngày 08/7/2006 làm chết 30 gà đá và gà thả rong. Tại Tỉnh này đã có 128 người nhập viện do nghi ngờ nhiễm virus cúm gia cầm, 1 trường hợp đã tử vong.
- Tại Trung Quốc: Chính phủ Trung Quốc đã xác định ổ dịch cúm gia cầm đã xảy ra tại Tỉnh Tân Cương làm 3.045 con gia cầm chết, đây là ổ dịch thứ 37 tại Trung Quốc kể từ sau tháng 10/2005. Hiện Trung Quốc có 19 người bị nhiễm virus cúm gia cầm, 12 người tử vong.
+ Indonesia: Bộ Y Tế nước này đã xác nhận ca tử vong số 43/54 ca nhiễm bệnh (79,62 % tử vong trên số người nhiễm, tỷ lệ này cao nhất trong số các nước phát hiện có H5N1).
+ Lào: Ngày 18/7/2006 đã phát hiện khoảng 2.500 con gà bị chết tại một trại chăn nuôi ở gần Vietiane, Uỷ ban Quốc gia Lào đã khẳng định số gà chết này bị chết vì cúm gia cầm nhưng vẫn chưa xác định được chủng virus cúm.
II. Kết quả công tác phòng chống dịch cúm gia cầm và phòng chống dịch cúm A trên người.
1. Kết quả công tác phòng chống dịch cúm gia cầm
* Công tác tuyên truyền vận động:
Đã có sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền địa phương các cấp cùng với các Sở ban ngành, đoàn thể: Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội LH phụ nữ, Đoàn thanh niên thực hiện công tác tuyên truyền, vận động với kết quả như sau:
- Đã phát hành 520 cassette, đĩa CD tuyên truyền phòng chống dịch cúm gia cầm chuyển đến Ban chỉ đạo PCD CGC quận, huyện. Tổ chức tập huấn 984 buổi cho 69.078 người, phát hành 932.044 tờ bướm, treo 1.520 băng rôn, 13.614 áp phích, 248 pano. Nhiều quận, huyện đã tổ chức tuyên truyền bằng xe phóng thanh trên đường phố.
- Đã triển khai lập cam kết với 9.822 quán ăn, nhà hàng bếp ăn tập thể đăng ký sử dụng nguồn thịt sạch, không sử dụng các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
- Ngành Y tế đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn hệ thống y tế cơ sở kiến thức về bệnh cúm gia cầm, phát hành các tài liệu tuyên truyền biện pháp phòng chống bệnh cúm gia cầm trên người cho hệ thống y tế phường xã, phát hành các tờ bướm tuyên truyền, các pano, áp phích tại các khu vực đông dân cư.
*. Kết quả thực hiện giảm đàn tiến tới chủ trương không nuôi:
- Trên địa bàn thành phố chỉ còn 2 hộ chăn nuôi có đủ điều kiện vệ sinh thú y được phép chăn nuôi gia cầm:
+ Hộ chăn nuôi gà bà Nguyễn Thị Lạc - Hóc Môn tính đến ngày 09/8/2006 đã xuất 57.574 con, đồng thời nhập thêm 21.000 con gà 01 ngày tuổi từ Đồng Nai (ngày 01/8/2006: nhập 11.000 con, ngày 04/8/2006: nhập 10.000 con); Hiện tổng đàn gà đang nuôi là 21.000 con.
+ Hộ của bà Trần Thị Quang - Củ Chi (từ ngày 11/7 đến 15/7) đã xuất hết số gà nuôi đợt 1: 9.647 con, đồng thời nhập nuôi mới 10.000 con vào ngày 05/8/2006, nên tổng đàn hiện nuôi là 10.000 con.
*. Công tác tiêu độc sát trùng, vệ sinh môi trường
- Nhằm tiêu diệt mầm bệnh ngoài môi trường, Sở Tài nguyên Môi trường, các quận huyện đã phát động triển khai ngày chủ nhật xanh, đồng loạt các biện pháp vệ sinh tiêu độc sát trùng tại các cơ sở chăn nuôi, chợ, điểm kinh doanh gia cầm, nơi công cộng, trường học, ghe thuyền, lòng lề đường với tổng diện tích 1.417.250 m2.
- Chi cục thú y thành phố đã triển khai thực hiện tháng hành động tiêu độc khử trùng làm sạch môi trường góp phần phòng chống dịch cúm gia cầm do Bộ Nông Nghiệp và PTNT phát động trong tháng 2/2006 và đang tiếp tục thực hiện đợt cao điểm trong tháng 6/2006 với tổng diện tích tiêu độc 2.495.837 m2.
*. Công tác kiểm sóat gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập về từ các tỉnh
- 3 cơ sở giết mổ gia cầm trên địa bàn thành phố hoạt động với công suất bình quân 42.000-45.000 con, với 23 thương hiệu sản phẩm được phép phân phố trên thị trường. Bên cạnh đó hàng ngày thành phố tiếp nhận 15.000-17.000 con gia cầm, thủy cầm giết mổ từ các tỉnh đưa về thành phố tiêu thụ với 23 thương hiệu đa số được cung cấp từ các tỉnh Long An, Bình Dương và Đồng Nai.
* Kết quả giám sát dịch bệnh trên đàn gia cầm nhập về từ các tỉnh
- Chi cục thú y đã phối hợp với Bệnh Viện Nhiệt Đới thực hiện khảo sát đánh giá tình hình lưu hành virus cúm trên đàn gia cầm nhập về từ các tỉnh, kết quả xét nghiệm 180 mẫu huyết thanh và mẫu Swab trực tràng, Swab khí quản đều cho kết quả âm tính.
- Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm giám sát virus cúm gia cầm trên đàn chim hoang dã, đã phát hiện và xử lý 499 con chim kiểng tại Khu du lịch Suối Tiên có kết quả xét nghiệm huyết thanh dương tính với virus cúm gia cầm.
- Chi cục thú y đã lấy mẫu nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vaccine cúm gia cầm trên đàn gia cầm nhập về từ các tỉnh, kết quả ghi nhận như sau: Trên đàn gà: có 155/455 mẫu xét nghiệm phát hiện có kháng thể do đàn gà được tiêm phòng vaccine cúm gia cầm, chiếm tỷ lệ 34,07%. Tuy nhiên chỉ có 109/455 mẫu xét nghiệm có hàm lượng kháng thể đủ khả năng bảo hộ virus cúm gia cầm, chiếm tỷ lệ 23,96%, đặc biệt đàn gà nhập về từ các tỉnh Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng, Long An, Vĩnh Long, Vũng Tàu đều không có khả năng bảo hộ. Trên đàn vịt: có 155/339 mẫu xét nghiệm phát hiện có kháng thể do đàn gà được tiêm phòng vaccine cúm gia cầm, chiếm tỷ lệ 32,16%. Tuy nhiên chỉ có 64/339 mẫu xét nghiệm có hàm lượng kháng thể đủ khả năng bảo hộ virus cúm gia cầm, chiếm tỷ lệ 18,88%, trong đó nguồn vịt từ các tỉnh Tây Ninh, Cần Thơ không đủ khả năng bảo hộ, riêng nguồn Long An và Đồng Tháp khả năng bảo hộ rất thấp.
Điều này cảnh báo nguy cơ tái phát dịch cúm gia cầm tại các tỉnh trong khu vực là rất cao, khi mầm bệnh vẫn còn tồn tại trên đàn thủy cầm và đàn chim hoang dã, trong khi đàn gia cầm, thủy cầm mặc dù đã được tiêm phòng nhưng hiệu giá kháng thể không đủ sức bảo hộ.
*. Một số công tác khác:
- Đến nay, thành phố có 135 vựa trứng, trong đó 73/73 vựa trứng cấp I trực tiếp đăng ký tiếp nhận nguồn trứng gia cầm từ các tỉnh có trang bị thiết bị xông hơi, tiêu độc sát trùng bề mặt võ trứng, 62 vựa cấp II chỉ được phép nhập trứng từ các vựa cấp I sau khi đã thực hiện tiêu độc khử trùng; trứng được xuất tiêu thụ trên thị trường đều được đóng gói, bao bì có thương hiệu cơ sở.
- Thực hiện Quyết định số 3535/QĐ/BNN-CB ngày 16/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Ban hành Quy định tạm thời về quản lý thu mua giết mổ, bảo quản, chế biến, kinh doanh thịt, trứng gia cầm, đến nay thành phố đã có 47/47 cửa hàng chuyên kinh doanh sản phẩm gia cầm, 788/898 tủ bảo ôn (87,75% số hộ kinh doanh sản phẩm gia cầm) tại các quầy sạp kinh doanh sản phẩm gia cầm tại các chợ. Các hộ kinh doanh còn lại đang chờ vay vốn để trang bị tủ bảo ôn.
2. Kết quả công tác phòng chống dịch cúm A (H5N1) trên người.
Thực hiện kế hoạch hành động khẩn cấp phòng chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) trên người, Trong thời gian qua Ngành Y Tế đã triển khai thực hiện một số công việc sau:
- Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm H5N1 của Ngành Y Tế cấp thành phố đến cấp quận, huyện. Ban chỉ đạo các cấp duy trì chế độ sinh hoạt và báo cáo kết quả hoạt động hàng tuần.
- Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hành động khẩn cấp phòng chống dịch cúm H5N1.
- Tổ chức diễn tập sẳn sàng phòng chống đại dịch cúm ở người thành công.
- Xây dựng được các Đội cơ động điều trị dự phòng tuyến thành phố và các quận, huyện. Các bệnh viện được phân công điều trị bệnh nhân đã thiết lập các khu cách ly điều trị và có kế hoạch tiếp nhân bệnh nhân khi có đại dịch xảy ra.
- Xây dựng kế hoạch mua sắm trang thiết bị chuyên dùng, tập huấn cho các đối tượng trong ngành cho hệ thống thực hiện công tác điều trị.
- Tổ chức kiểm tra công tác kiểm dịch tại sân bay Tân Sơn Nhất, Cảng Sài Gòn và Cảng Vũng Tàu.
IV. Các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm trong thời gian tới
1. Mục tiêu
- Khẩu hiệu hành động chung:
+ Không để xảy ra dịch cúm trên đàn gia cầm từ đó không xảy ra dịch cúm trên người.
+ Nếu dịch có xảy ra thì phát hiện nhanh, tiêu diệt gọn, hạn chế dịch trong một khu vực, không để dịch phát tán trên diện rộng.
- Cụ thể hoá trách nhiệm:
+ Nơi nào để xảy ra dịch cúm gia cầm thì người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và cán bộ thú y phụ trách địa bàn phải chụi trách nhiệm.
+ Nơi nào để xảy ra dịch cúm A (H5N1) thì người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và thủ trưởng cơ quan y tế phụ trách địa bàn phải chụi trách nhiệm.
2. Các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm
*. Tiếp tục rà soát, kiểm tra tình hình chăn nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố
*. Tăng cường việc kiểm soát nguồn gia cầm, sản phẩm gia cầm từ các tỉnh nhập về thành phố.
7a888576-1dca-4f87-9eb7-f10d4bbcc22d|0|.0
Thông tin dịch bệnh
Add comment
Name*
Required
Please choose another name
E-mail*
Required
Please enter a valid e-mail
Website
Please enter a valid URL
b
i
u
quote
Required
Comment
Preview
Comment
Notify me when new comments are added
The captcha text was not valid. Please try again.
Liên kết website
Chọn liên kết
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Your browser does not support the video tag.
Your browser does not support the video tag.
>
phuc tue