Chicuccntyhcm.gov.vn
Log in
Giới thiệu
Trao đổi
Quy trình ISO
Lịch làm việc
Hoạt động ngành
Hoạt động đoàn thể
Khoa học kỹ thuật
Kiến thức tiêu dùng
Lịch làm việc
Thông tin thị trường
Thư giãn
Thư viện
Tin tức hoạt động
Trả lời bạn đọc
WTO
Báo cáo tuần
Chương trình trọng điểm
Cơ sở an toàn dịch
Cơ sở an toàn thực phẩm
Cơ sở giết mổ
Cơ sở kinh doanh trứng gia cầm
Kho lạnh
Phúc đáp công văn - LTY
Thông tin dịch bệnh
Tình hình kiểm dịch
Tuyên truyền
Xử lý vi phạm
NHIỄM ĐỘC AFLATOXIN CẤP TÍNH VÀ MÃN TÍNH
3. October 2006 00:00
Lượt xem: 29510
Comments (0)
(Trích từ NẤM MỐC ĐỘC TRONG THỰC PHẨM của tác giả Claude Moreau, Đặng Hồng Miên dịch, Nxb. Khoa học và kỹ thuật Hà Nội, 1980)
Với Aflatoxin người ta đã thấy gắn liền với một loạt những nhiễm độc cấp tính và mặt khác nhiễm độc mãn tính liên quan đến những biến đổi có bản chất di truyền và tương ứng với 3 kiểu: gây ung thư, gây quái thai và gây đột biến.
Sự nhiễm độc cấp tính có thể gây chết động vật nhanh hay chậm tuỳ theo sự mẫn cảm đặc trưng của từng loài. Thông thường thì gan trông nhợt nhạt, mất màu và tăng thể tích. Thường người ta thấy hoại tử ở nhu mô gan và xuất huyết ở lợn con, vịt con và gà tây. Nếu Aflatoxin không gây chết cấp tính (trong một tuần) thì người ta thấy có sự tăng sinh đặc trưng các tế bào chưa phân hoá ở vùng tĩnh mạch cửa gan. Thậm chí có thể có tổn thương tiểu cầu thận, còn ở phổi thì có hiện tượng tụ máu.
Các triệu chứng đầu tiên của rối loạn mãn tính có thể biểu hiện là ăn kém ngon và chậm lớn, thậm chí có khi xuống cân, nhưng gan chịu ảnh hưởng nặng nhất của Aflatoxin. Gan bị tụ máu và có những vùng xuất huyết và hoại tử. Ở gia súc, vịt con và gà tây có bệnh tích đặc trưng là tăng sinh biểu mô ống dẫn mật. Ở gà trong 2 – 3 tuần đầu tiên xuất hiện sự phá hoại tế bào nhu mô gan và sự tăng sinh tế bào biểu mô, tiếp đến là các tế bào limpho bị thấm nhập hàng loạt. Biểu hiện tăng sinh này có thể là một cách chống đỡ tạm thời đối với việc hư gan. Khi sự nhiễm độc kéo dài người ta thấy xuất hiện ung thư gan, thận bị tụ máu, đôi khi còn thấy viêm ruột chảy máu.
Dấu hiệu nhiễm độc đặc trưng nhất thường chỉ xuất hiện vài ngày trước khi chết, các con vật buồn bã, một số trong chúng biểu hiện thần kinh như co giật, động tác thiếu phối hợp và thân ưỡn ngữa, lúc chết con vật duỗi thẳng chân.
Lâm sàng và xét nghiệm mô bệnh học
a. Heo
Các triệu chứng gồm chứng mất điều vận và chứng buốt mót nhiều kèm với sa niêm mạc trực tràng; thường cũng hay thấy triệu chứng sốt vàng tuy rằng chưa thể gây lại bệnh đó bằng thực nghiệm; ở gan cũng có vân trắng đến hơi vàng. Kèm theo các triệu chứng đó là là chứng biếng ăn và sút cân khi liều lượng Aflatoxin vượt quá 0,1mg/kg.
Trong gây nhiễm thực nghiệm những biến đổi ở gan tiến triển với nhiễm mỡ gan, tăng sinh ống dẫn mật và xơ hoá tế bào dẫn đến bệnh nhân tế bào khổng lồ.
b. Trâu bò
Ở bê chủ yếu gồm chứng xơ gan có kèm theo phù thũng nội tạng.
Trong gây nhiễm độc thực nghiệm ở bê người ta ghi nhận có tăng sản nhẹ ở tế bào gan ngay từ cuối tháng đầu tiên, chứng này tăng dần trong các tháng thứ 2 và thứ 3. trong khi đó hiển nhiên có sự thoái hoá giữa tiểu thùy các tế bào gan. đến khoảng tháng thứ 4 có có hoại tử ở trung tâm các tế bào gan, với sự tăng sinh các ống mật và tắc tĩnh mạch liên tiểu thùy. Hiện tượng tắc mạch này giống như trong trường hợp trâu bò bị nhiễm độc Alkaloit
Ở bò sữa về mặt lâm sàng không có biểu hiện đáng kể.
Các loại động vật nhai lại trưởng thành nằm trong số những loài có sức đề kháng tốt nhất đối với Aflatoxin. Sản lượng sữa của bò cái chỉ bị ảnh hưởng khi thức ăn bị nhiễm ở mức độ cao, vào khoảng 2,5mg/kg. Thể trạng chúng bị hổn loạn nghiêm trọng và xuất hiện những ca tử vong chỉ xảy ra khi chúng phải ăn những khẩu phần có hàm lượng aflatoxin B1 đặc biệt cao khoảng 60mg/kg.
c. Gà, vịt:
Ở gà, vịt người ta thường thấy chứng biếng ăn kèm theo chậm lớn và có xu hướng rụng lông tơ và lông vũ. Ở thân có xuất huyết dưới da. Trái với loài hữu nhũ gan của gà vịt không bị xơ hoá, chủ yếu thấy có sự thoái hoá của tế bào nhu mô gan kèm theo sự tái tạo nhanh chóng bằng tăng sinh của biểu mô các ống dẫn mật, bắt đầu từ vùng quanh tĩnh mạch cửa. Sau 3 tuần ăn thực phẩm có chứa 10% độc tố chỉ còn có những đám nhỏ tế bào nhu mô bình thường bao quanh bởi những đám dày đặc những tế bào biểu mô của ống mật rồi đến mô xơ. Thân bị ứ máu, có nhiều kiểu xuất huyết và viêm thận tiểu cầu thể màng ở gà tây con, nhưng không thấy trên vịt con.. Ngoài những tổn thương ở gan và thận còn thêm tổn thương ở phần tá tràng dưới dạng viêm ruột non chảy nước.
Ở vịt con chỉ cần cho 1 lần cho aflatoxin đã gây được sự tăng sinh gan nhanh chóng và đạt mức cực đại sau 3 ngày. Thêm vào đó là sự thoái hoá tế bào nhu mô ngoại vi. Tổn thương này sẽ giảm bớt nhanh chóng, cho nên sau 10 ngày người ta thấy một số đám tế bào ưa base tái tạo tế bào nhu mô. Những tổn thương tương tự cũng có thể xảy ra khi cho một liều duy nhất chất DMN hoặc chất xicazin
Ở vịt con sau 30 ngày cho ăn chế độ có aflatoxin gan to hơn bình thường và có màu nâu hoặc hơi lục, bề mặt gan tổn thương không đều có khi tạo thành những nốt nhỏ rõ ràng. Ngay từ cuối tuần đầu tiên cho ăn theo chế độ, các tế bào nhu mô bị trương lên, trong tế bào chất có các hạt ưa axit; có một số tế bào sắp chết; nhân trương lên và tăng sắc tố; sự tăng sinh ống mật lúc này đã rõ và những “tế bào hình bầu dục” xuất hiện; sắp xếp kiểu hình tia từ vùng quanh tĩnh mạch cửa. Sau hai tuần, tế bào chất có nhiều không bào xuất hiện rõ rệt hơn và sự tăng sinh ống mật rất lớn. Sau 3 tuần các nốt nhỏ trong gan chứa các tế bào tăng sinh được tách ra khỏi những ống dẫn mật bằng những dãi biểu mô.
Các rối loạn ở thận thấy rõ sau ba tuần: thận phình lên màu nâu nhạt, Trong các ống bị giãn ra, bên trong có nhiều mảnh protein với số lượng không bình thường. Trong một số tế bào biểu mô đang thoái hóa thấy rõ những nhân lớn có hình dạng dị kỳ.
Người ta có thể nhận xét rằng hiện tượng các tế bào gan to ra (tế bào khổng lồ và nhân trương lên (nhânkhổng lồ) thấy ở gia súc, vịt con, gà tây còn ở gà giò thì chỉ có nhân trương lên mà không có tế bào gan to ra.
Ở gà tối thiểu phải có một liều 0.8mg/kg aflatoxin mới gây ra những biến đổi đầu tiên ở gan.
Trạm CĐXN&ĐT
a3a90d10-7bd4-49f9-abb0-d29e7484502a|0|.0
Khoa học kỹ thuật
Add comment
Name*
Required
Please choose another name
E-mail*
Required
Please enter a valid e-mail
Website
Please enter a valid URL
b
i
u
quote
Required
Comment
Preview
Comment
Notify me when new comments are added
The captcha text was not valid. Please try again.
Liên kết website
Chọn liên kết
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Your browser does not support the video tag.
Your browser does not support the video tag.
>
phuc tue