Chicuccntyhcm.gov.vn
Log in
Giới thiệu
Trao đổi
Quy trình ISO
Lịch làm việc
Hoạt động ngành
Hoạt động đoàn thể
Khoa học kỹ thuật
Kiến thức tiêu dùng
Lịch làm việc
Thông tin thị trường
Thư giãn
Thư viện
Tin tức hoạt động
Trả lời bạn đọc
WTO
Báo cáo tuần
Chương trình trọng điểm
Cơ sở an toàn dịch
Cơ sở an toàn thực phẩm
Cơ sở giết mổ
Cơ sở kinh doanh trứng gia cầm
Kho lạnh
Phúc đáp công văn - LTY
Thông tin dịch bệnh
Tình hình kiểm dịch
Tuyên truyền
Xử lý vi phạm
Công điện khẩn của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT
23. July 2007 00:00
Lượt xem: 3232
Comments (0)
Ngày 23 tháng 7 năm 2007, trước diễn biến phức tạp của Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) hay còn gọi là bệnh "tai xanh" ở lợn, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công điện khẩn số 29 /CĐ-BNN gửi Chủ tịch uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, toàn văn Công điện như sau:
Hiện nay, bệnh Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS), còn gọi là bệnh "tai xanh" do vi rút gây ra ở lợn đang diễn ra rất phức tạp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và TP. Đà Nẵng, nguy cơ bệnh này còn tiếp tục lây lan đến các địa phương khác là rất lớn do việc kiểm soát buôn bán, vận chuyển lợn gặp nhiều khó khăn, trong khi bệnh tai xanh có tốc độ lay lan rất nhanh và là bệnh mới ở lợn nên nhiều người chăn nuôi chưa có hiểu biết về biện pháp phòng chống. Để khống chế và ngăn chặn bệnh tai xanh trên lợn, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 962/TTg-NN ngày 18 tháng 7 năm 2007 về phòng chống dịch bệnh trên đàn lợn và triển khai các biện pháp cụ thể sau:
1. Sử dụng các phương tiện truyền thông và đoàn thể quần chúng để tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân và người chăn nuôi về triệu chứng bệnh tai xanh ở lợn để người chăn nuôi biết phát hiện bệnh và khai báo với chính quyền địa phương; phổ biến để người chăn nuôi thường xuyên tiêu độc khử trùng chuồng, trại chăn nuôi, tiêm vắc xin phòng các bệnh phổ biến trên lợn như: bệnh tụ huyết trùng, bệnh dịch tả, bệnh phó thương hàn,... đồng thời không làm các điều sau:
- Dấu bệnh, không khai báo;
- Bán lợn bệnh;
- Vứt xác lợn chết bừa bãi.
2. Đối với tỉnh Quảng Nam:
- Tiêu độc, khử trùng trên phạm vi toàn tỉnh;
- Lập biển báo nơi có dịch;
- Lập chốt kiểm tra ở trục giao thông ra, vào vùng dịch; phun thuốc sát trùng phương tiện vận chuyển ra vào vùng dịch;
- Cấm đưa lợn, sản phẩm lợn ra, vào vùng dịch khi chưa công bố hết dịch;
- Cấm bán thịt lợn tại xã có dịch khi chưa công bố hết dịch.
- Đối với các xã dịch đã lây lan trên diện rộng toàn xã:
+ Tiêu huỷ số lợn bị bệnh nặng;
+ Hướng dẫn và hỗ trợ nông dân tăng cường dinh dưỡng cho lợn bệnh, tiêm thuốc tăng lực, kháng sinh cho lợn theo hướng dẫn của Cơ quan Thú y.
- Đối với thôn, xã mới xảy ra dịch lần đầu phải báo cáo cấp thẩm quyền để ra quyết định công bố dịch; tiến hành tiêu hủy ngay toàn bộ số lợn đầu tiên có dấu hiệu bị bệnh, không chờ kết quả xét nghiệm, không để chữa trị.
3. Đối với các tỉnh chưa có dịch:
- Thiết lập các trạm, chốt tại các đầu mối giao thông chính gồm lực lượng công an, quản lý thị trường, thú y hoạt động 24 giờ trong ngày để kiểm soát việc vận chuyển lợn, sản phẩm lợn đưa vào tỉnh, tiêu hủy và xử phạt trường hợp vận chuyển lợn, sản phẩm lợn trái phép;
- Giao trách nhiệm giám sát, phát hiện và báo bệnh cho chính quyền cấp xã, đồng thời huy động các tổ chức đoàn thể và các ngành chức năng liên quan phối hợp với ngành nông nghiệp để theo dõi diễn biến dịch bệnh trên đàn lợn tại địa phương tới từng hộ chăn nuôi;
- Khi phát hiện gia súc có dấu hiệu mắc bệnh phải tổ chức bao vây, lấy mẫu xét nghiệm và tiêu huỷ toàn bộ gia súc đã mắc bệnh ngay từ khi số lượng còn ít và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch khác theo hướng dẫn của Cơ quan Thú y.
4. Các hình thức xử lý đối với các trường hợp vi phạm như sau:
- Xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật;
- Truy tố các tổ chức, cá nhân cố ý làm trái các quy định gây lây lan dịch bệnh;
- Xử lý nghiêm công chức, viên chức thiếu tinh thần trách nhiệm, tiêu cực hoặc năng lực yếu kém trong việc thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh được giao.
5. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chủ động bố trí đủ và kịp thời kinh phí, huy động lực lượng, phương tiện cho công tác phòng chống dịch. Kinh phí hỗ trợ đối với người chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy và kinh phí chống dịch, trước mắt Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chủ động thực hiện như đối với chống dịch Lở mồm long móng gia súc (theo Thông tư số 44/2006/TT-BTC ngày 24/5/2006 của Bộ Tài chính).
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai các biện pháp nêu trên và thường xuyên báo cáo diễn biến tình hình, kết quả thực hiện và những khó khăn, vướng mắc về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp chỉ đạo.
Bộ trưởng Cao Đức Phát (đã ký)
08529c15-f5e4-4bad-a6b6-6b1ceef25c5e|0|.0
Tin tức
Add comment
Name*
Required
Please choose another name
E-mail*
Required
Please enter a valid e-mail
Website
Please enter a valid URL
b
i
u
quote
Required
Comment
Preview
Comment
Notify me when new comments are added
The captcha text was not valid. Please try again.
Liên kết website
Chọn liên kết
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Your browser does not support the video tag.
Your browser does not support the video tag.
>
phuc tue