Chicuccntyhcm.gov.vn
Log in
Giới thiệu
Trao đổi
Quy trình ISO
Lịch làm việc
Hoạt động ngành
Hoạt động đoàn thể
Khoa học kỹ thuật
Kiến thức tiêu dùng
Lịch làm việc
Thông tin thị trường
Thư giãn
Thư viện
Tin tức hoạt động
Trả lời bạn đọc
WTO
Báo cáo tuần
Chương trình trọng điểm
Cơ sở an toàn dịch
Cơ sở an toàn thực phẩm
Cơ sở giết mổ
Cơ sở kinh doanh trứng gia cầm
Kho lạnh
Phúc đáp công văn - LTY
Thông tin dịch bệnh
Tình hình kiểm dịch
Tuyên truyền
Xử lý vi phạm
Hướng dẫn phòng chống bệnh gây ra ở lợn bởi liên cầu khuẩn S. suis
27. July 2007 00:00
Lượt xem: 11960
Comments (0)
Ngày 26 tháng 7 năm 2007, Cục Thú y ban hành Hướng dẫn số 1102/TY-DT về biện pháp kỹ thuật phòng chống bệnh gây ra ở lợn bởi liên cầu khuẩn (Streptococcus suis), toàn văn Hướng dẫn như sau:
Hướng dẫn về các biện pháp kỹ thuật phòng chống bệnh gây ra ở lợn bởi liên cầu khuẩn (Streptococcus – suis)
1. Bệnh Liên cầu khuẩn ở lợn (Streptococcus suis)
a) Mầm bệnh: là do một loài vi khuẩn có tên là Strepcoccus suis gây nên, hiện có 20 nhóm huyêt thanh và 25 serotype khác nhau. Phần lớn các vi khuẩn gây bệnh trên lợn đều thuộc type 1 và type 2. Type 1 gây bệnh ở lợn nhỏ hơn 8 tuần tuổi, type 2 gây bệnh ở lợn thịt, đặc trưng của bệnh là gây viêm màng não, viêm nội tâm mạc, viêm phổi, bại huyết, bệnh đường tiêu hoá, viêm khớp, xuất huyết ở da, gây xảy thai và gây chết đột tử ở lợn.
b) Nguồn bệnh và đường truyền lây:
Vi khuẩn được phân lập từ lợn ốm chết họăc từ lợn khoẻ ở đường hô hấp trên, hạch hạnh nhân (hạch amiđan), đường sinh dục trong một thời gian dài. Đây là mối nguy hiểm tiềm tàng để có thể phát dịch nếu như có sự thay đổi về môi trường, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, vận chuyển. Vi khuẩn có thể tồn tại trong phân, bụi bẩn, xác lợn và ở cả những con ruồi trong một thời gian dài. Bệnh có thể truyền qua đường hô hấp, các chất bài tiết, máu của lợn bệnh, lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc lây qua kim tiêm nhiễm trùng. Lợn con có thể bị lây nhiễm từ lợn mẹ qua đường hô hấp, đường tiêu hoá, đường máu.
c) Triệu chứng:
Bệnh do liên cầu khuẩn gây ra ở lợn khó nhận biết, khó phân biệt với các bệnh do nhóm cầu khuẩn gây nên, nhất là khi có hiện tượng kế phát, bội nhiễm của một số bệnh khác. Lợn mắc bệnh thường có triệu chứng sốt cao 40 – 41,5 oC, ủ rũ, biến ăn, có biểu hiện thần kinh như run rẩy, đứng không vững, liệt, ngoài ra còn có biểu hiện khác như viêm khớp, viêm khí quản, viêm phổi và bị chết đột ngột.
d) Bệnh tích:
Các hạch lympho sưng và sung huyết, não đôi khi bị phù nề, sung huyết và viêm màng não, dịch não tuỷ bị đục; nội cơ tim, van tim viêm sùi (giống như hoa xúp lơ).
Bệnh tích còn thể hiện ở khớp (viêm khớp) và đường hô hấp do viêm phổi.
e)Chẩn đoán:
Chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng, mổ khám bệnh tích và xác chẩn dưa vào phân lập vi khuẩn Streptococcus suis.
f) Phòng chống bệnh bằng các biện pháp sau:
- Lợn mua về nuôi phải rõ nguồn gốc xuất xứ, có giấy chứng nhận kiểm dịch;
- Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi như: thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi, bằng các loại hoá chất (phenol, iốt, hypocrít, axit pheníc 3 - 5%, formol 5%); tăng cường công tác chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý đàn.
- Điều trị: sử dụng các dòng kháng sinh như Ampicilline, Cephalosporin và Trimethoprim, Sulfa – trimethoprin.
Bệnh có ở trên thế giới: Ổ dịch liên cầu khuẩn ở lợn bắt đầu xảy ra tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc từ cuối tháng 6/2005 đến 3/8/2005 đã có 641 lợn mắc bệnh, bị chết 319 con. Các nước khác cũng có những trường hợp bệnh xảy ra nhưng riêng rẽ và không có báo cáo tổng hợp.
Ở Việt Nam: Theo kết quả nghiên cứu của Viện Thú y đã phân lập được 35 serotype, trong đó serotype 2 có 8 chủng. Tuy nhiên đến nay không phát hiện được ổ dịch do vi khuẩn liên cầu hoặc các chùm bệnh trên lợn ở Việt Nam. Các trường hợp bị bệnh đơn lẻ, cá thể chưa được nghiên cứu xác định.
2. Bệnh Liên cầu khuẩn ở lợn lây sang người:
Ở nguời: Streptococus suis có thể gây bệnh cho người. Người cũng biểu hiện triệu chứng viêm não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Tỷ lệ chết có thể tới 7%. Những người bị mắc bệnh chết còn do nhiễm độc tố vi khuẩn gây hiên tượng Shock. Việc truyền bệnh từ lợn bệnh sang người có thể do các vế thương ở da, đường hô hấp tiếp xúc với máu hoặc các dịch tiết ở lợn bệnh. Những người dễ nhiễm bệnh từ lợn gồm những người làm việc ở trại chăn nuôi lợn, người giết mổ gia súc, cán bộ thú y, người ăn tiết canh lợn hoặc ăn thịt lợn ốm chết. Thời gian nung bệnh ngắn từ vài giờ đến 3 ngày. Các trường hợp nhiễm bệnh thường đơn lẻ, do đó không có báo cáo tổng hợp đầy đủ ở các nước trên thế giới.
Ở Trung Quốc, ổ dịch lợn do liên cầu khuẩn lợn thuộc serotype 2 xảy ra ở tỉnh Tứ Xuyên từ cuối tháng 6/2005 – 3/8/2005 đã làm cho 214 người bị nhiễm liên cầu khuẩn ở lợn và 44 ngưòi tử vong. Trong đó có 2 bệnh nhân ở tỉnh Quảng Đông, còn các bệnh nhân khác đều thuộc tỉnh Tứ Xuyên.
Ở Việt Nam: Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế từ đầu năm 2007 đến nay cả nước có 42 người mắc bệnh do liên cầu khuẩn lợn thuộc serotype 2 (Streptococcus suis type 2), trong đó có 2 người đã tử vong ở 2 thể bệnh viêm màng não và nhiễm trùng huyết. Tại Thừa Thiên Huế có 2 trường hợp nghi nhiễm liên cầu khuẩn ở lợn đã có 1 người tử vong. Hiện đang gửi mẫu bệnh phẩm để xác định nguyên nhân gây bệnh.
Qua kết quả điều tra sơ bộ của Cục Thú y ở một số người nhiễm bệnh liên cầu khuẩn ở lợn ở một số tỉnh phía Bắc đều cho thấy họ có tiếp xúc với lợn mắc bệnh như: chăn nuôi lợn bệnh, giết mổ, xử lý, tiêu huỷ lợn bệnh, ăn thịt lợn bệnh, ăn tiết canh lợn (nhiều trường hợp do ăn tiết canh lợn).
Trước tình hình trên, để chủ động phòng, chống bệnh có hiệu quả, không để dịch bệnh xảy ra trên đàn lợn, lây lan sang người ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng, Cục Thú y đề nghị các Chi cục Thú y thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh này như sau:
a) Phòng bệnh ở lợn:
- Tăng cường công tác giám sát dịch bệnh, khi phát hiện có lợn mắc bệnh khác thường có triệu chứng của bệnh liên cầu khuẩn nói ở trên báo ngay cho cán bộ cấp trên xác minh dịch và lấy mẫu gửi về cho phòng thí nghiệm.
- Kiểm soát nghiêm ngặt động vật và sản phẩm động vật vận chuyển qua biên giới, đặc biệt là vận chuyển lợn qua biên giới Việt – Trung ở các tinh phía Bắc.
- Khuyến cáo người chăn nuôi: Chọn con giống rõ nguồn gốc, thực hiện vệ sinh phòng bệnh, chuồng trại thường xuyên vệ sinh khử trùng tiêu độc, thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo hướng dẫn của cơ quan thú y, áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học trong chăn nuôi.
b) Phòng bệnh lây sang người:
- Không mua, bán lợn bệnh, không mua, bán, ăn thịt lợn không rõ nguồn gốc, không giết mổ lợn bệnh, không ăn thịt lợn sống, không ăn tiết canh, nội tạng lợn chưa nấu chín, không ăn thịt lợn ốm, chết.
- Người tiêu dùng chỉ nên mua thịt lợn đã được cơ quan thú y kiểm soát và đóng dấu trên thân thịt.
- Người giết mổ, tiêu huỷ lợn bị bệnh phải có biện pháp đề phòng bệnh liêu cầu khuẩn lây sang người như sau: những người có tổn thương ở tay, chân, bệnh ngoài da ... không được giết mổ lợn. Phải có trang bị bảo hộ tối thiểu khi giết mổ lợn như găng tay, khẩu trang. Sau khi giết mổ lợn phải rửa chân, tay bằng nước xà phòng đề phòng bệnh lây sang người.
Đề nghị các Chi cục Thú y tập trung lực lượng triển khai các biện pháp nêu trên phù hợp với hoàn cảnh của địa phương.
KT. CỤC TRƯỞNG CỤC THÚ Y
PHÓ CỤC TRƯỞNG
(Đã ký)
Đậu Ngọc Hào
04c89c34-9801-4e9b-bb24-09235aa624a4|0|.0
Sổ tay chăn nuôi
Add comment
Name*
Required
Please choose another name
E-mail*
Required
Please enter a valid e-mail
Website
Please enter a valid URL
b
i
u
quote
Required
Comment
Preview
Comment
Notify me when new comments are added
The captcha text was not valid. Please try again.
Liên kết website
Chọn liên kết
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Your browser does not support the video tag.
Your browser does not support the video tag.
>
phuc tue