Chicuccntyhcm.gov.vn
Log in
Giới thiệu
Trao đổi
Quy trình ISO
Lịch làm việc
Hoạt động ngành
Hoạt động đoàn thể
Khoa học kỹ thuật
Kiến thức tiêu dùng
Lịch làm việc
Thông tin thị trường
Thư giãn
Thư viện
Tin tức hoạt động
Trả lời bạn đọc
WTO
Báo cáo tuần
Chương trình trọng điểm
Cơ sở an toàn dịch
Cơ sở an toàn thực phẩm
Cơ sở giết mổ
Cơ sở kinh doanh trứng gia cầm
Kho lạnh
Phúc đáp công văn - LTY
Thông tin dịch bệnh
Tình hình kiểm dịch
Tuyên truyền
Xử lý vi phạm
Trạm thú y huyện Hóc Môn: Đơn vị hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ của Ngành Thú y
30. June 2008 00:00
Lượt xem: 11020
Comments (0)
Hóc Môn là một huyện ngoại thành, diện tích trên 10.952 ha, nằm phiá Tây Bắc của thành phố Hồ Chí Minh, do có những điều kiện thiên nhiên thuận lợi nên trong những năm qua mặc dù tốc đô thị hoá trên điạ bàn huyện khá cao nhưng hoạt động nông nghiệp tại huyện đặc biệt là lĩnh vực chăn nuôi vẫn không ngừng phát triển. Với tổng đàn gia súc khoảng 25.000 con trâu bò và khoảng 50.000 con heo việc đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc là mối quan tâm hàng đầu của các ngành các cấp.
Trong những năm gần đây, cùng với huyện Củ Chi, Hóc Môn cũng là huyện đi đầu trong việc phát triển đàn bò sữa thành phố hố Chí Minh, hiện nay đàn bò sữa tại Hóc Môn đã có trên 21.000 con, vấn đề chất lượng sữa, chất lượng con giống, sản lượng sữa được người chăn nuôi quan tâm hơn bao giờ hết.
Bên cạnh lĩnh vực chăn nuôi bị ảnh hưởng do tác động của đô thị hóa, dân số Hóc Môn các năm qua đã tăng nhanh từ 207.591 người (năm 2000) lên đến 254.598 người (năm 2005), cùng với việc hình thành các bếp ăn tập thể của nhiều nhà máy, xí nghiệp đã dẫn đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được quan tâm hơn bao giờ hết.
Với đặc điểm tình hình nêu trên, là cơ quan tham mưu cho UBND huyện Hóc Môn trên lĩnh vực thú y, Trạm thú y Hóc Môn trong những năm qua luôn phát huy tính tích cực chủ động, kết hợp sự hỗ trợ của các ban ngành tại điạ phương luôn hoàn thành các nhiệm vụ của ngành thú y. Cụ thể đã thực hiện:
Về lĩnh vực phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm:
Đây là công tác được trạm xem là quan trọng hàng đầu nhằm đảm bảo an toàn dịch tễ cho đàn gia súc, gia cầm tại điạ phương, trạm đã xây dựng bản đồ dịch tễ, ứng dụng công nghệ GIS để định vị các cơ sở chăn nuôi, các khu vực có nguy cơ cao, các ổ dịch cũ từ đó Trạm đã chủ động lập kế hoạch phòng dịch, khống chế bao vây dịch khi có ổ dịch xảy ra trên điạ bàn, dự báo được các tình huống phức tạp về dịch tễ có thể xảy ra.
Để quản lý đàn gia súc gia cầm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phòng chống dịch bệnh, các hộ chăn nuôi đều được cấp phát sổ quản lý dịch tễ nhằm theo dõi tình hình tiêm phòng, tiêu độc khử trùng, điều trị bệnh, biến động đàn. Các hộ chăn nuôi đều có mã số hộ chăn nuôi và được cán bộ thú y kiểm tra hàng tháng, dữ liệu được cập nhật thường xuyên vào phần mềm quản lý dịch tễ của Chi cục thú y, qua phần mềm đơn vị có thể truy xuất các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh, cơ cấu đàn trong từng thời điểm, việc thực hiện sổ quản lý dịch tễ theo quy trình quản lý ISO 9001:2000 do tổ chức TUV (Nord) Việt Nam thẩm định và công nhận.
Mỗi năm Trạm thực hiện 2 đợt tiêm phòng đại trà và tổ chức tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lưá tuổi, do đó tỷ lệ tiêm phòng mỗi đợt đều đạt trên 80% tổng đàn kiểm tra. Để đạt được tỷ lệ tiêm phòng nói trên là kết quả cả một quá trình vận động tuyên truyền, thuyết phục, trước kia các chủ nuôi gia súc thường không đồng ý tiêm phòng cho bò cái mang thai vì sợ ảnh hưởng sản lượng sữa, sợ sẩy thai…để giải quyết vấn đề naỳ, cán bộ thú y đã kiên trì thuyết phục, phân tích và có các chứng minh cụ thể về quan niệm chưa đúng, ngoài ra Trạm đã ứng dụng tiêm phòng cùng một lúc hai mũi vắc xin tụ huyết trùng và LMLM cho bò đây cũng là một bước quan trọng trong việc nâng cao tỷ lệ tiêm phòng vì giảm được thời gian đi lại của cán bộ thú y, việc quản lý tiêm phòng dễ dàng hơn.
Công tác phòng chống dịch bệnh nêu trên đã đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm tại điạ phương trong nhiều năm qua, Mặc dù áp lực dịch bệnh cao tại các địa bàn giáp ranh, việc vận chuyển gia súc không khai báo kiểm dịch, chăn nuôi tự phát, nhỏ lẽ, không đảm bảo vệ sinh môi trường vẫn còn phổ biến nhưng nhờ quản lý chặt chẽ địa bàn đã góp phần đảm bảo an toàn dịch tễ đàn gia súc và khống chế dịch bệnh không xảy ra trên diện rộng.
Trong công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1), thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo cấp trên, nên từ năm 2004 đến nay không để dịch bệnh tái phát trên địa bàn, đảm bảo sức khỏe cộng đồng.
Về chương trình công tác thú y phục vụ phát triển đàn bò sữa TP:
Hóc Môn là một điạ bàn có phong trào chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh, tuy nhiên vào đầu những năm 2000, người chăn nuôi chưa biết nhiều về kỹ thuật chăn nuôi bò sữa, chủ yếu là chăn nuôi bò sữa quy mô nhỏ, vắt sữa bằng tay hoặc thuê người vắt sữa, chuồng trại chủ yếu là chuồng trại nuôi bò ta được nâng cấp, thấp, chật chội, không thông thoáng, môi trường ô nhiễm không phù hợp điều kiện sinh lý của bò sữa, điều kiện về dinh dưỡng, kỹ thuật chăm sóc chưa tốt, vì vậy nhiều hộ chăn nuôi bò sữa sau một thời gian ngắn đã thất bại do sản lượng sữa không cao, thời gian khai thác bò ngắn do bệnh, tỷ lệ mang thai thấp.
Để hỗ trợ người chăn nuôi bò sữa trên điạ bàn huyện, vào đầu năm 2003, Trạm thú y Hóc Môn đã tham gia thực hiện Dự án xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ thú y tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, dự án đã xây dựng được 30 điểm trình diễn về chăn nuôi, với 5 mô hình:
- Ứng dụng công nghệ tin học về chăn nuôi thú y vào quản lý tình hình chăn nuôi thú y;
- Nuôi dưỡng và chăm sóc tiên tiến;
- Cụm gia đình nuôi bò sữa với môi trường hạn chế tác nhân gây bệnh;
- Quản lý chặt chẽ sức khoẻ cá thể bò sưã, can thiệp kịp thời các trường hợp dịch bệnh bò sưã;
- Áp dụng tiến bộ kỹ thuật về vệ sinh, khai thác, bảo quản và đánh giá chất lượng sữa.
Các hộ chăn nuôi trong dự án thực hiện chuồng có hai mái, thông thoáng phù hợp đặc điểm sinh lý của bò sữa, đảm bảo vệ sinh môi trường, thực hiện biogas để xử lý phân; người chăn nuôi được trang bị kiến thức về kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng chống dịch bệnh; bò được kiểm tra, xét nghiệm để loại bỏ các bệnh lao, brucellosis, Leptospirosis và điều trị các bệnh thường gặp trên bò như Leptospirosis, viêm vú, nhiễm ký sinh trùng máu …; ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý đàn bò sữa; ứng dụng việc tiêm phòng cùng lúc hai mũi vaccine hụ huyết trùng và lở mồm long móng cho bò;
Dự án đã góp phần phát triển đàn bò sữa từ 9.250 con năm 2002 đã tăng lên 21.000 con năm 2007 (tốc độ tăng đàn bình quân là 25,40 %/ năm), số hộ chăn nuôi quy mô nhỏ dưới 5 con/hộ giảm dần, phát triển các hộ chăn nuôi có quy mô trên 20 con/hộ phù hợp với xu thế phát triển của thành phố. Người chăn nuôi đã có nhiều kiến thức kinh nghiệm hơn về kỹ thuật chăm sóc nuội dưỡng phòng chống dịch bệnh cho bò, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật như vắt sữa bằng máy, tổng hợp khẩu phần cho bò, dự án đã hỗ trợ nhiều cho người chăn nuôi trong việc nâng cao sản lượng sữa bò, kéo dài thời gian khai thác bò sữa, giảm tỷ lệ bệnh, tạo môi trường an toàn dịch bệnh cho đàn bò, dự án đã được Lãnh đạo Thành phố chỉ đạo nhân rộng sang các địa bàn, quận huyện khác của thành phố.
Để có nguồn nhân lực thực hiện mục tiêu của chương trình bò sữa, Trạm thú y Hóc Môn cũng đã xây dựng Tổ thú y bò sữa, được các chuyên gia tổ chức CEVEO (Pháp) đào tạo chuyên sâu, cán bộ điều trị bò sữa đều có khả năng phẫu thuật, ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao, chẩn đoán hình ảnh như siêu âm thai, xét nghiệm máu, sữa. . . từ con số không có ca điều trị (trước năm 2004), đến nay tổ đã điều trị được trên 4.000 ca bệnh/ năm, đáp ứng được yêu cầu của người chăn nuôi với uy tín ngày càng tăng.
...
Download
369e7b6d-deaa-4c34-a772-9161336a8105|0|.0
Tin tức
Add comment
Name*
Required
Please choose another name
E-mail*
Required
Please enter a valid e-mail
Website
Please enter a valid URL
b
i
u
quote
Required
Comment
Preview
Comment
Notify me when new comments are added
The captcha text was not valid. Please try again.
Liên kết website
Chọn liên kết
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Your browser does not support the video tag.
Your browser does not support the video tag.
>
phuc tue