Chicuccntyhcm.gov.vn
Log in
Giới thiệu
Trao đổi
Quy trình ISO
Lịch làm việc
Hoạt động ngành
Hoạt động đoàn thể
Khoa học kỹ thuật
Kiến thức tiêu dùng
Lịch làm việc
Thông tin thị trường
Thư giãn
Thư viện
Tin tức hoạt động
Trả lời bạn đọc
WTO
Báo cáo tuần
Chương trình trọng điểm
Cơ sở an toàn dịch
Cơ sở an toàn thực phẩm
Cơ sở giết mổ
Cơ sở kinh doanh trứng gia cầm
Kho lạnh
Phúc đáp công văn - LTY
Thông tin dịch bệnh
Tình hình kiểm dịch
Tuyên truyền
Xử lý vi phạm
Kết quả cuộc họp thường kỳ của Ủy ban SPS
22. October 2008 00:00
Lượt xem: 3665
Comments (0)
Hàng năm, Ủy ban về Các biện pháp An toàn thực phẩm và Kiểm dịch động thực vật (Ủy ban SPS) tổ chức 3 cuộc họp thường kỳ để xem xét các hoạt động thực hiện Hiệp định về Áp dụng các biện pháp An toàn thực phẩm và Kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS) của các nước thành viên, các cuộc họp này cũng là nơi để các nước đưa ra “tranh tụng” những vướng mắc trong thương mại hàng hóa nông sản, thực phẩm với nước khác trên cơ sở các quy định của Hiệp định SPS.
Năm nay, tại cuộc họp ngày 8-9/10/2008 tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ, ngay buổi đầu Trung Quốc đã xin phép thông báo về tình hình sữa nhiễm Melamin và các biện pháp khắc phục của Trung Quốc, bao gồm: cam kết của các nhà sản xuất, tiến hành xét nghiệm sữa để kiểm tra melamin, tiếp xúc với các nhà nhập khẩu nước ngoài để thu hồi và tìm biện pháp khắc phục hậu quả. Chính phủ Trung Quốc cũng cam kết sẽ đảm bảo an toàn cho sữa và sản phẩm sữa sản xuất tại Trung Quốc. Phái đoàn Trung Quốc cũng kêu gọi các nước thành viên chia sẻ và cảm thông đối với “tai nạn” này của Trung Quốc.
Tiếp theo, các nước lần lượt đưa ra những quan tâm của mình về những cản trở thương mại của các nước đối tác.
Các vấn đề mới được các nước đưa ra tranh luận là:
Canada: Luật phòng chống dịch bệnh vật nuôi của Hàn quốc (liên quan đến bệnh bò điên –BSE).
Hoa Kỳ: Mức tồn dư tối đa (MRL) đối với Ractopamine của Đài Loan.
Ecuador: MRL đối với thuốc trừ sâu trong cacao của EC.
Những vấn đề đưa ra gần đây bao gồm:
Hoa Kỳ: Hệ thống thi hành MRL thuốc bảo vệ thực vật của Nhật.
Peru: Việc áp dụng các quy định của EC đối với các thực phẩm mới.
EC: Việc cấm nhập khẩu chung liên quan đến bệnh bò điên.
EC: Việc cấm nhập khẩu sản phẩm động vật liên quan đến bệnh cúm gia cầm của Ấn Độ.
Trung quốc: Việc cấm nhập khẩu của Hoa kỳ đối với sản phẩm gia cầm qua nấu chín.
Trung quốc: Việc cấm nhập khẩu của Hoa Kỳ đối với táo.
Các nước đưa ra các vấn đề trên đều cho rằng việc cấm của các nước đối tác là không có cơ sở khoa học (theo Điều 2 của Hiệp định SPS), không đánh giá rủi ro (theo Điều 5 của Hiệp định SPS).
Đáng chú ý là những câu hỏi của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc liên quan các biện pháp SPS, những câu hỏi này đã được đưa ra từ năm trước nhưng chưa được giải quyêt, gồm: Việc cấm nhập khẩu thịt bò của Hoa Kỳ liên quan đến BSE, cấm nhập khẩu các sản phẩm khác liên quan đến BSE, các tiêu chuẩn vi sinh vật, các tiêu chuẩn tồn dư và cấm nhập khẩu liên quan đến cúm gia cầm.
Đối với việc cấm nhập khẩu thịt bò liên quan đến BSE : Theo phía Hoa Kỳ (HK), từ tháng 5/2007 OIE đã công nhận HK là một trong những nước kiểm soát được rủi ro từ BSE, việc giết mổ bò cũng đảm bảo không có sự nhiễm chéo với các chất gây bệnh, nhưng Trung Quốc (TQ) chỉ cho nhập sản phẩm của bò dưới 30 tháng tuổi. HK đề nghị TQ cho biết có tiến hành đánh giá rủi ro không, nếu có thì giải thích đánh giá rủi ro này hỗ trợ thế nào cho các biện pháp mà TQ áp dụng trong việc nhập khẩu thịt bò và sản phẩm thịt bò từ HK; TQ hãy giải thích kế hoạch mở cửa thị trường cho thịt bò và sản phẩm thịt bò HK theo hướng dẫn của OIE như các nước thành viên khác đã làm.
Đối với việc cấm nhập khẩu các sản phẩm khác liên quan đến BSE: TQ cấm nhập mỡ bò phi (không có) protein. HK đề nghị cho biết TQ có tiến hành đánh giá rủi ro không, nếu có thì giải thích đánh giá rủi ro này hỗ trợ thế nào cho các biện pháp mà TQ áp dụng trong việc nhập khẩu mỡ bò phi protein từ HK.
Quy định tiêu chuẩn Salmonella trong thịt gà tươi và đông lạnh của TQ bằng không, HK cho rằng TQ không tuân thủ hướng dẫn của Codex và dường như tiêu chuẩn này không được thực hiện đối với sản phẩm hoặc cơ sở sản xuất trong nước. Năm ngoái, TQ cho biết sẽ xem xét và cần thiết sẽ sửa đổi tiêu chuẩn để phù hợp với Quốc tế, HK đề nghị cho biết tiến triển của việc sửa đổi và cũng đề nghị cho biết liệu TQ có áp dụng yêu cầu này cho thịt gia cầm và sản phẩm gia cầm sản xuất trong nước không.
Ngoài ra, HK còn yêu cầu TQ giải thích việc đưa một số cơ sở của HK ra khỏi danh sách đối tác xuất khẩu thịt lợn vào TQ do liên quan đến ractopamine, đình chỉ nhập khẩu gia cầm và sản phẩm gia cầm ở một số bang của HK do liên quan đến cúm gia cầm. HK đề nghị TQ tuân thủ các hướng dẫn của OIE và cho biết liệu TQ có tiến hành đánh giá rủi ro theo quy định của Hiệp định SPS không, nếu có thì hãy giải thích đánh giá rủi ro này hỗ trợ thế nào cho các biện pháp mà TQ áp dụng, và nếu không hãy đưa ra lý do khoa học cho việc đình chỉ này.
Phái đoàn TQ cho rằng các biện pháp của họ đều dựa vào hướng dẫn của các tổ chức quốc tế liên quan, đối với tiêu chuẩn Salmonella bằng không trong thịt gà là theo tiêu chuẩn của Codex và nhiều nước thành viên cũng đang áp dụng, đối với việc cấm nhập khẩu thịt bò liên quan đến BSE, TQ sẽ tiếp tục đánh giá rủi ro. TQ cũng đề nghị hai Bên sẽ tiếp tục tổ chức các cuộc họp tư vấn kỹ thuật.
Ngoài ra, một số vấn đề khác liên quan đến quy định của Hiệp định SPS cũng được đề cập trong cuộc họp này, như: minh bạch hóa, tương đương, hỗ trợ và hợp tác kỹ thuật, việc thực hiệp Hiệp định SPS, giám sát việc sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế. Các Tổ chức Quốc tế liên quan: OIE, IPPC, Codex… cũng cử đại biểu tham dự và cung cấp những thông tin liên quan.
Ban Thư ký cũng thông báo Format thông báo mới (New notification formats) đã được thông qua và áp dụng từ ngày 01/12/2008.
Nguồn: www.cucthuy.gov.vn
a4c654ad-9602-442b-b078-e23574f726bc|0|.0
Tin tức
Add comment
Name*
Required
Please choose another name
E-mail*
Required
Please enter a valid e-mail
Website
Please enter a valid URL
b
i
u
quote
Required
Comment
Preview
Comment
Notify me when new comments are added
The captcha text was not valid. Please try again.
Liên kết website
Chọn liên kết
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Your browser does not support the video tag.
Your browser does not support the video tag.
>
phuc tue