I. CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH 1. Tình hình bệnh trên gia súc, gia cầm - Dịch cúm gia cầm: Từ đầu năm đến nay dịch cúm gia cầm đã xảy ra tại 9 tỉnh, hiện nay có 7 tỉnh có dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày gồm: Bắc Ninh, Quảng Ninh, Quảng Trị, Nghệ An, Hậu Giang, Sóc Trăng và Cà Mau, Riêng Thái Nguyên và Thanh Hoá đã qua 21 ngày không phát sinh ổ dịch mới .Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy bắt buộc từ đầu năm đến nay là 21.759 con trong đó gồm 11.581 con gà, 9.880 con vịt, 298 con vịt xiêm. Diễn biến dịch tại các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cữu Long đang rất phức tạp và có chiều hướng bộc phát lan rộng do đàn vịt chạy đồng không được quản lý và tiêm phòng vaccine theo đúng quy định, một số người chăn nuôi thiếu ý thức vứt xác gia cầm chết ra kênh rạch làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh. - Dịch Lở mồm long móng: Hiện nay, cả nước có 04 tỉnh là: Kon Tum, Hoà Bình, Sơn La và Quảng Bình có dịch LMLM chưa qua 21 ngày. Riêng tỉnh Long An đã qua 21 ngày không phát sinh thêm gia súc mắc bệnh. Kon Tum: ngày 12/02/2009 tiếp tục phát hiện 27 con bò và 11 con trâu mắc bệnh LMLM ở các xã Đắk Long, xã Đắc Môn thuộc huyện Đắk Glei; xã Đắk Na, xã Văn Xuôi của huyện Tu Mơ Rông và xã Măng Cành của huyện Kon Plông. Tính đến nay tổng số gia súc mắc bệnh trên địa bàn tỉnh Kon Tum là 502 con bò và 172 trâu tại 54 thôn của 32 xã thuộc 06 huyện. 2. Công tác phòng chống dịch gia súc tại thành phố - Chi cục Thú y tiếp tục giám sát tình hình chăn nuôi tại các hộ chăn nuôi heo, tình hình dịch tễ tại các hộ chăn nuôi heo trong tuần bình thường. Đề nghị Trạm thú y các quận, huyện tiếp tục rà soát tiêm phòng bổ sung cho đàn heo và trâu bò tại các địa bàn có tỷ lệ tiêm phòng đạt thấp trong đợt II/2008, tăng cường công tác kiểm tra tình hình dịch tễ các địa bàn tập trung các hộ chăn nuôi, vùng chăn nuôi trọng điểm, vùng bị ngập úng do triều cường, phát hiện và có biện pháp xử lý kiên quyết đối với các trường hợp nhập xuất đàn không khai báo kiểm dịch. 3. Công tác phòng chống dịch cúm gia cầm tại thành phố. Ngày 11/2/2009, Bộ Nông Nghiệp và PTNT, Cục thú y đã tổ chức Hội nghị về phòng chống dịch bệnh động vật năm 2009 khu vực phía Nam tại Cần Thơ, do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Diệp Kỉnh Tần chủ trì, Hội nghị đã đánh giá tình hình dịch bệnh trong năm 2008 và dự báo tình hình dịch bệnh năm 2009 sẽ có chiều hướng diễn biến hết sức phức tạp so với mọi năm với nhiều nguyên nhân: đặc biệt là về vấn đề khí hậu, các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long hiện vẫn còn mưa liên tục, là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh dễ phát triển; đồng thời tại một số địa phương còn chủ quan, lơ là, khoán trắng cho ngành thú y, nông nghiệp; nhận thức của cán bộ cấp cơ sở còn yếu kém; tỷ lệ tiêm phòng đạt rất thấp; việc giám sát phát hiện dịch bệnh còn chậm. Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp và PTNT Diệp Kỉnh Tần đã có chỉ đạo một số biện pháp cần tập trung thực hiện trong thời gian tới về công tác phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm như sau: - Tiêm phòng bắt buộc đàn gia cầm - thủy cầm tại Đồng bằng Sông Cửu Long trong tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp hiện nay. - Huy động toàn bộ lực lượng ban ngành liên quan trong việc thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm. - Tăng cường tỷ lệ tiêm phòng, giám sát chặt chẽ đàn gia cầm - thủy cầm trên địa bàn quản lý. - Khoanh vùng và dập tắt nhanh các ổ dịch phát sinh, không để dịch bệnh lan sang các địa phương khác. - Chính quyền địa phương phải tăng cường các biện pháp kiểm soát đàn vịt chạy đồng khi vào vụ thu hoạch lúa Đông Xuân. Ngoài ra, Thứ trưởng cũng đã nhấn mạnh một số nội dung cần tập trung thực hiện trong thời gian tới về công tác phòng chống dịch bệnh Lở mồm long móng trên gia súc và bệnh thủy sản như sau: - Đối với bệnh Lở mồm long móng, quan điểm phải xử lý triệt để khi mới phát hiện phải kiểm soát chặt các dự án phi chính phủ hỗ trợ người chăn nuôi. - Đặc biệt đối với Thủy sản, Cục Thú y triển khai ngay Hội nghị phòng chống dịch bệnh thủy sản do chuẩn bị vào mùa vụ nuôi để tránh thiệt hại người nuôi. Chiều ngày 12/2/2009, UBND thành phố đã tổ chức họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, sở ngành, các Hội đoàn thể, đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí, Đài truyềnh hình thành phố để triển khai Công điện số 214/CĐ-TTg ngày 10/2/2009 của Thủ Tướng Chính Phủ và chỉ đạo tập trung đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm, Đ/c Nguyễn Trung Tín, Phó Chủ Tịch Ủy ban nhân dân thành phố, chủ trì Hội nghị đã phát biểu chỉ đạo triển khai một số biện pháp như sau: - Sở Thông Tin - Truyền Thông: Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, vận động đến tận người dân, người chăn nuôi để hiểu và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm bằng nhiều hình thức, các cơ quan thông tấn báo chí liên hệ với Sở Nông Nghiệp và PTNT, Chi cục thú y để nhận tài liệu chuyên môn biên soạn các tài liệu tuyên truyền phòng chống dịch cúm gia cầm, cảnh báo các nguy cơ lây lan dịch bệnh cho người dân cảnh giác không sử dụng sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. - Các quận, huyện, sở ngành và các Hội đoàn thể địa phương phải tập trung mọi nguồn lực để phòng dịch, triệt phá dứt điểm các điểm nóng kinh doanh gia cầm sống trên địa bàn, nhất là các tuyến đường, các trục lộ chính ra vào thành phố. Bố trí đủ lực lượng liên ngành chốt 24/24 tại các điểm nóng kinh doanh gia cầm trái phép, tăng mật độ tuần tra địa bàn. Đối với các điểm nóng kinh doanh gia cầm sống trái phép tại các khu vực giáp ranh giữa các quận - huyện, Ủy ban nhân dân các quận - huyện chủ động làm việc, phối hợp chặt chẽ trong công tác xử lý dứt điểm tình trạng kinh doanh gia cầm sống trái phép. Chủ tịch UBND các địa phương và cảnh sát khu vực phải chịu trách nhiệm về việc để tồn tại các điểm kinh doanh gia cầm trái phép kéo dài. Các quận, huyện nội thành phải xử lý triệt để các trường hợp chăn nuôi gia cầm trái phép trong khu vực dân cư. - Công an thành phố bố trí lực lượng tham gia các Đoàn kiểm tra liên ngành tăng cường công tác kiểm tra, hạn chế tối đa nguồn gia cầm sống xâm nhập trái phép từ các tỉnh. Xử phạt nghiêm các trường hợp nếu cố tình hoặc tiếp tay vận chuyển gia cầm không đúng quy định trên các phương tiện lưu thông. Các Đoàn kiểm tra liên ngành lưu ý trang bị bảo hộ lao động đảm bảo an toàn sức khỏe cho lực lượng tham gia, giải quyết chế độ bồi dưỡng thỏa đáng, kịp thời khen thưởng động viên các nhân tố tích cực, chủ động trong công tác phòng chống dịch cúm gia cầm. - Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm thành phố phân công các Tổ công tác thường xuyên kiểm tra liên tục các địa bàn có các điểm nóng kinh doanh gia cầm trái phép và báo cáo hàng ngày cho Ủy ban nhân dân thành phố. Sau ngày 12/2/2009 một tuần, các địa bàn tồn tại các điểm nóng kinh doanh gia cầm sống trái phép nhưng không có chuyển biến bị các cơ quan báo đài, các Tổ công tác phản ảnh, Ủy ban nhân dân thành phố sẽ phê bình bằng văn bản Lãnh đạo địa phương, ngoài ra nếu để phát sinh dịch cúm gia cầm sẽ bị xem xét mức độ kỷ luật với hình thức cao hơn. - Sở Y Tế chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc chữa bệnh sẳn sàng cho công tác phòng, chống dịch bệnh gia cầm tại thành phố và hỗ trợ cho các tỉnh. Yêu cầu các nhà hàng, quán ăn, các bếp ăn tập thể, trường học, cam kết chỉ sử dụng thịt gia cầm có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm tra của Ngành thú y. - Sở Nông Nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với Ngành Nông nghiệp các tỉnh tăng cường công tác phối hợp kiểm tra đàn gia cầm từ gốc, hỗ trợ kinh phí cho các tỉnh để xử lý các trường hợp kinh doanh gia cầm không rõ nguồn gốc. Chi cục thú y cử cán bộ giám sát phối hợp với các tỉnh kiểm tra nguồn gia cầm giết mổ từ các tỉnh vận chuyển về thành phố tiêu thụ. - Sở Công Thương tổ chức hệ thống phân phối gia cầm tươi rộng khắp tạo điều kiện cho mọi người dân có thể mua sản phẩm gia cầm an toàn, có sự kiểm tra của ngành thú y. Chỉ đạo Ban quản lý các chợ xử lý nghiêm các trường hợp xé bao bì, pha lóc, trộn lẫn các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, tạo mọi điều kiện an toàn nhất cho người dân tiêu dùng các sản phẩm thật sự an toàn. Trưởng Ban Quản lý chợ chịu trách nhiệm nếu vẫn để tình trạng kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm không đúng quy định tồn tại. - Sở Giao thông công chính: Có hình thức xử lý các chủ phương tiện, tài xế cố tình hoặc tiếp tay với hành khách vận chuyển gia cầm trên các phương tiện vận chuyển hành khách. - Trong tuần qua công tác kiểm tra các địa bàn, thanh tra thú y ghi nhận: + Tình hình kinh doanh SPGC không đúng quy định: phát hiện 134 điểm / 50 chợ, khu vực. + Tình hình kinh doanh gia cầm sống trái phép: phát hiện 102 điểm / 29 chợ, khu vực. - Xử lý trên thị trường: Trong tuần, xử lý 109 trường hợp, tang vật gồm: 7.601 quả trứng gia cầm, 1.036 con gà sống, 141 con vịt sống, 93 con + 651 kg thịt gà làm sẵn, 31 con + 6 kg con vịt làm sẵn, 1.153 con chim, 10 con cút, 7.512 quả trứng cút. * Đề nghị lãnh đạo các đơn vị tham mưu Ban Chỉ đạo địa phương - Tập trung triển khai thực hiện Công văn số 515/UBND-CNN, ngày 11/02/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc tập trung chỉ đạo thực hiện Công điện số 214/CĐ-TTg ngày 10/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 103/UBND-CNN về việc tập trung đẩy mạnh các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố. - Triển khai thực hiện Chỉ thị số 3599/CT-BNN-VP ngày 02/12/2008 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường công tác phòng chống dịch Lở mồm long móng. - Bố trí đủ lực lượng liên ngành chốt 24/24 tại các điểm nóng kinh doanh gia cầm trái phép, tăng mật độ tuần tra địa bàn. Đối với các điểm nóng kinh doanh gia cầm sống trái phép tại các khu vực giáp ranh giữa các quận - huyện, Ủy ban nhân dân các quận - huyện chủ động làm việc, phối hợp chặt chẽ trong công tác xử lý dứt điểm tình trạng kinh doanh gia cầm sống trái phép. - Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, treo băng rôn, phát loa tại các nơi công cộng, các trục giao thông, khu dân cư tập trung, các chợ về công tác phòng chống dịch cúm gia cầm. - Đoàn kiểm tra liên ngành các quận, huyện tăng cường kiểm tra nguồn sản phẩm gia cầm bán tại các nhà hàng, quán ăn…, yêu cầu cam kết sử dụng sản phẩm gia cầm có nguồn gốc, giết mổ hợp pháp. Kiểm tra các khu vực bến xe, bãi xe khách, các cảng, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép, các vi phạm về kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường nhằm ngăn chặn mối nguy cơ dịch bệnh xảy ra trên đàn vật nuôi sẽ ảnh hưởng đến lượng cung cầu hàng hoá và giá cả trên thị trường thành phố. - Tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp nuôi gia cầm nhỏ lẻ, nuôi gà đá, gà kiểng, chăn nuôi gia cầm thả rong không đăng ký, không đảm bảo an toàn sinh học trên địa bàn. - Huy động lực lượng các hội, đoàn thể, mặt trận cùng tham gia tập trung đẩy mạnh công tác phòng chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn. II. CÔNG TÁC KDĐV-KSGM & KIỂM TRA VỆ SINH THÚ Y 1. Hoạt động 4 Trạm KDĐV * An Sương - TB hơi (con) 0 - TB tuột (con) 2.255 - Heo hơi (con) 3.729 - Heo bên (con) 0 - Gia cầm sống (con) 2.070 - Gia cầm tươi (con) 2.142 - Trứng (quả) 132.300 *An Lạc: - TB hơi (con) 159 - TB tuột (con) 1.005 - Heo hơi (con) 6.705 - Heo bên (con) 6.283 - Gia cầm sống (con) 52.108 - Gia cầm tươi (con) 99.616 - Trứng (quả) 15.812.958 * Thủ Đức: - TB hơi (con) 0 - TB tuột (con) 292 - Heo hơi (con) 15.659 - Heo bên (con) 1.152 - Gia cầm sống (con) 99825 - Gia cầm tươi (con) 123.789 - Trứng (quả) 3.448.846 *Xuân Hiệp: - TB hơi (con) 0 - TB tuột (con) 610 - Heo hơi (con) 4.929 - Heo bên (con) 1.438 - Gia cầm sống (con) 45.298 - Gia cầm tươi (con) 8.475 - Trứng (quả) 104.890 2. Công tác KSGM- Kiểm tra VSTY-SPĐV - Số lượng KSGM heo : 39.649 con. - Số lượng KSGM trâu bò : 181 con. - Số lượng KSGM dê : 131 con. - Số lượng KSGM gia cầm : 236.308 con. - Cấp giấy CNKDSPĐV nội tỉnh : 134.483 tờ - Tiêu độc sát trùng :460.591 m2 3. Kết quả kiểm tra sản phẩm đông lạnh nhập khẩu - Thịt trâu bò : 131.322 kg. - Thịt heo : 238.913 kg. - Thịt gia cầm : 926.548 kg. - Thịt dê cừu : 1.953 kg - Phụ phẩm trâu bò : 3.900 kg - Phụ phẩm heo : 2.756 kg - Phụ phẩm gia cầm : 10.809 kg 4. Tình hình hoạt động 2 chợ đầu mối Bình Điền và Tân Xuân 4.1. Tình hình hoạt động chợ đầu mối Bình Điền - Từ ngày 04/02/2009 đến ngày 10/02/2009, sản lượng thịt heo nhập chợ gồm tái kiểm thành phố 5.548 con, tái kiểm tỉnh 6.138 con, bình quân mỗi ngày đạt 1.669 con heo. Sản Kiểm tra sản phẩm gia cầm: Tái kiểm thành phố 10.890 kg cánh gà, 55.257 kg đùi gà, 6.330 kg chân gà. 4.2 Tình hình hoạt động chợ đầu mối Tân Xuân - Từ ngày 04/02/2009 đến ngày 10/02/2009, sản lượng thịt heo nhập chợ gồm tái kiểm thành phố 16.518 con, tái kiểm tỉnh 109 con, bình quân mỗi ngày đạt 2.375 con heo. III. CÔNG TÁC XỬ PHẠT VPHC, XỬ LÝ KỸ THUẬT - Trong tuần, các đơn vị trên địa bàn thành phố phát hiện 130 TH (163 lượt hành vi vi phạm) với tổng số tiền phạt 51.755.000 đồng. * Xử lý kỹ thuật tại các CSGM và Thị trường: + Hủy: 2.442 kg phụ phẩm. + Hạ phẩm: 14 con . + Luộc: 2 con heo. * Kinh doanh ĐV-SPĐV không đảm bảo VSTY:.Phát hiện 03 TH, tang vật xử lý gồm 14 con heo + 42 kg thịt heo.
CHI CỤC THÚ Y TP. HỒ CHÍ MINH
Báo cáo tuần
Add comment