Chicuccntyhcm.gov.vn
Log in
Giới thiệu
Trao đổi
Quy trình ISO
Lịch làm việc
Hoạt động ngành
Hoạt động đoàn thể
Khoa học kỹ thuật
Kiến thức tiêu dùng
Lịch làm việc
Thông tin thị trường
Thư giãn
Thư viện
Tin tức hoạt động
Trả lời bạn đọc
WTO
Báo cáo tuần
Chương trình trọng điểm
Cơ sở an toàn dịch
Cơ sở an toàn thực phẩm
Cơ sở giết mổ
Cơ sở kinh doanh trứng gia cầm
Kho lạnh
Phúc đáp công văn - LTY
Thông tin dịch bệnh
Tình hình kiểm dịch
Tuyên truyền
Xử lý vi phạm
Khả năng đột biến của virus cúm A
10. June 2009 00:00
Lượt xem: 19759
Comments (0)
Virus cúm A có khả năng đột biến, nên việc sản xuất ra vacxin gặp rất nhiều khó khăn. Mỗi loại vacxin thường chỉ có hiệu quả phòng ngừa một loại virus đặc thù nào đó mà thôi.
Phân loại virus cúm
Hiện nay các nhà khoa học phân loại virus cúm A bằng cách xác định kháng nguyên glycoprotein lên bề mặt của virus. Các kháng nguyên này được chia ra làm hai nhóm chính là các hemagglutinines (HA) và neuraminidases (NA).
Có tất cả 16 HA được đánh số từ H1 đến H16, và có 9 NA được đánh số từ N1 đến N9.
Virus cúm gia cầm tại châu Á hiện nay là sự kết hợp giữa H5 và N1 để cho ra một nhóm phụ, đó là cúm A H5N1.
HA rất cần thiết vì nó giúp virus bám vào tế bào tiếp nhận của người hay động vật khi bắt đầu sự lây nhiễm. Ngay lúc đó cơ thể sẽ phản ứng lại sự xâm nhập của virus bằng cách ra lệnh cho hệ miễn dịch sản sinh ra kháng thể để chống lại các kháng nguyên glycoproteine của virus. Đây là nguyên tắc cơ bản của miễn dịch học.
Ngoài hai loại kháng nguyên H và N, còn một loại protein khác nữa. Đó là nucleoprotein (NP) giúp các nhà nghiên cứu phân loại virus cúm thành cúm A, B và C. NP được coi là protein đặc thù của virus đối với các loại vật nhất định nào đó.
Hiện tượng di chuyển và hoán đổi kháng nguyên
Tính đa dạng của virus cúm A được biểu hiện qua hai hiện tượng di chuyển và dịch chuyển kháng nguyên.
- Di chuyển kháng nguyên: Xẩy ra thường xuyên qua hiện tượng đột biến ngẫu nhiên khi virus tái tạo. Sự đột biến của virus thường được biểu lộ bằng sự thay đổi vị trí axit amin của kháng nguyên HA nào đó. Nhờ vậy mà virus thoát khỏi sự nhận biết của hệ miễn dịch của người bệnh.
Chính kháng thể hoá giải được tạo ra khi vừa bị lây nhiễm đã làm sinh ra hiện tượng di chuyển của kháng nguyên HA trên virus đi nơi khác.
Hiện tượng di chuyển kháng nguyên xuất hiện mỗi 2 năm một lần và làm phát sinh ra những dịch bệnh có giới hạn về không gian và thời gian.
- Dịch chuyển kháng nguyên: Rất hiếm hoi, xẩy ra cứ mỗi 10-20 năm một lần.
Chính sự dịch chuyển kháng nguyên quyết định sự bộc phát ra của những đại dịch toàn cầu. Dịch chuyển kháng nguyên là sự kết hợp về mặt di truyền giữa hai nhóm virus cúm khác nhau nhưng cả hai đều nằm chung trong cùng một tế bào tiếp nhận của vật chủ. Sự kết hợp này có thể làm phát sinh ra rất nhiều cách phối hợp di truyền khác nhau.
Có chung nguồn gốc
Ổ chứa tự nhiên hay vật chủ của virus cúm A là thuỷ cầm và đặc biệt là vịt trời. Các kết quả nghiên cứu và theo dõi các loài thuỷ cầm đều cho thấy có sự hiện diện của các nhóm phụ như cúm A H1-14 và N1-9.
Virus cúm tăng sinh trong vịt trời và theo phân ra ngoài. Tập tính luôn di chuyển của vịt trời là nguyên nhân chính làm lây lan bệnh cúm đi khắp thế giới.
Tất cả virus cúm ở lợn đều có nguồn gốc từ virus cúm gia cầm. Virus cúm ở ngựa và cá voi cũng có nguồn gốc từ cúm virus gia cầm. Tuy nhiên, virus cúm ở ngựa và cá voi lại không có khả năng lây nhiễm sang các động vật khác. Khoa học hiện chưa giải thích được hiện tượng này mà chỉ có thể đưa ra giả thuyết đây là một ngõ cụt dịch tễ học.
Lợn rất nhạy cảm với virus H1N1 và H3N2 của người và gia cầm
Lợn được coi như ổ trung gian, nơi các gen từ những virus cúm khác nhau có thể kết hợp và phát triển để tạo ra những virus mới có khả năng lây nhiễm cho người. Đó chính là trường hợp dịch cúm A ở Mêhicô và nhiều nơi trên thế giới hiện nay.
Hiện các nhà khoa học đang lo ngại rằng virus cúm A H1N1 là một virus đột biến có kết hợp các phân tử AND của virus cúm gia cầm, lợn và người. Virus đột biến này lây nhiễm sang cho người đồng thời cũng có khả năng tạo tính lây nhiễm từ người sang người.
Tổ chức y tế thế giới (WHO) tuyên bố là dịch cúm A hiện nay có thể trở thành một đại dịch toàn cầu, và hiện đã và đang ở mức độ báo động do WHO đưa ra là cấp 5. Mức độ cao nhất là cấp 6. Ví dụ:
- Cấp 4: Là bệnh xuất hiện ở một số người. Sự lây nhiễm từ người sang người có giới hạn.
- Cấp 5: Bệnh xuất hiện ở một số người nhiều hơn nữa. Lây nhiễm từ người sang người xẩy ra trong một vùng nhất định về địa lý.
- Cấp 6: Đại dịch toàn cầu được xác nhận là có tính chất lâu dài trên quy mô rộng lớn.
Các nhà khoa học hiện đang cố gắng tìm cách giải thích hiện tượng đột biến của virus cúm A H1N1. Cũng có những giả thuyết khác cho rằng chính sự tồn tại của một virus trong trạng thái tiềm ẩn quá lâu, và khi chúng tỉnh giấc sẽ làm bùng nổ ra các cơn đại dịch.
Cho dù có diễn giải hay suy diễn bằng cách nào đi chăng nữa, nhưng có một điều chắc chắn rằng sự xác định được bản chất di truyền của virus cúm ở người và ở các động vật khác sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự tiến hoá của virus cúm. Và sự hiểu biết này sẽ giúp các nhà khoa học tìm ra được các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh một cách hiệu quả.
Nguồn: nongnghiep.vn
ea6a61f6-8f9a-47e3-8051-6df21c280c60|0|.0
Khoa học kỹ thuật
Add comment
Name*
Required
Please choose another name
E-mail*
Required
Please enter a valid e-mail
Website
Please enter a valid URL
b
i
u
quote
Required
Comment
Preview
Comment
Notify me when new comments are added
The captcha text was not valid. Please try again.
Liên kết website
Chọn liên kết
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Your browser does not support the video tag.
Your browser does not support the video tag.
>
phuc tue